Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013
Thị trường sản phẩm tài chính phái sinh
Nếu theo cách tính lãi gộp thì mỗi năm có ít nhất 2.000 tỉ đô-la được tạo ra để chi trả lãi suất và đi vào lưu thông. Chỉ cần một phần nhỏ trong khoản tiền lãi này cũng đủ để tạo nên nạn lạm phát tiền tệ. Tuy nhiên, có một điều kỳ lạ là, chỉ số tiêu dùng (CPI) của Mỹ lại hầu như không thể hiện rõ mức độ lạm phát. Vậy các nhà ngân hàng quốc tế đã chơi trò ảo thuật gì?
Bí quyết là cần phải có đầu ra cho lượng tiền tệ phát hành thêm. Đó chính là thị trường sản phẩm tài chính phái sinh - một công cụ tài chính gây nên nạn lạm phát dị thường trong mười mấy năm trở lại đây.
Hai mươi năm trước, tổng giá trị danh nghĩa (National Value) của các sản phẩm tài chính phái sinh trên toàn thế giới gần như bằng không. Nhưng đến năm 2006, tổng quy mô của thị trường này đã đạt đến 370 nghìn tỉ đô-la Mỹ, tương đương gấp 8 lần tổng GDP của toàn thế giới. Tốc độ và quy mô tăng trưởng của thị trường này vượt xa sức tưởng tượng của loài người.
Bản chất của sản phẩm tài chính phái sinh là gì? Cũng giống như đồng đô-la Mỹ, sản phẩm tài chính phái sinh cũng là một loại phiếu nơi! Hơn thế nữa, chúng là một gói nợ, một tập hợp nợ, một container nợ, một kho nợ, núi nợ.
Những khoản nợ này được xem là tổ hợp đầu tư bổ xung vốn cho quỹ đối xung và được công ty bảo hiểm cùng quỹ hưu trí xem như vốn bỏ vào tài khoản. Những khoản nợ này được giao dịch, được kéo dài thời hạn, kiềm chế, lôi kéo, chuyển động, bổ xung hoặc rút ra. Đây là một bữa tiệc thịnh soạn của sự vay mượn và nói một cách hình ảnh hơn - là bữa tiệc thịnh soạn cho một canh bạc. Đằng sau những công thức số học phức tạp, chỉ có hai lựa chọn, mỗi một bản hợp đồng đều là một lần đánh bạc, mỗi một lần đánh bạc đều phải có thắng thua.
Cho dù đã là con bạc cỡ bự hàng mấy trăm nghìn tỉ đô-la Mỹ, nhưng khi đã bước vào chiếu bạc thì cần phải có nhà cái. Vậy ai là nhà cái trong canh bạc kia? Đó chính là 5 ngân hàng lớn nhất của Mỹ. Họ là những con bạc VIP mà công việc của họ là “buôn bán vị thế nhà cái”.
Trong báo cáo về tình hình thị trường tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại quý hai năm 2006, Bộ tài chính Mỹ đã chỉ ra 5 ngân hàng lớn nhất của Mỹ là J.P. Morgan Chase, tập đoàn ngân hàng Hoa Kỳ và ba ngân hàng nữa chiếm đến 97% tổng sản phẩm tài chính phái sinh của 902 ngân hàng với 94% thu nhập. Trong các loại sản phẩm tài chính phái sinh của các ngân hàng, loại sản phẩm lãi suất (Interest Rate) chiếm đến 83% toàn bộ giao dịch buôn bán với giá trị danh nghĩa là 98,7 nghìn tỉ đô-la Mỹ(4).
Trong số các chủng loại sản phẩm lãi suất, Interest Rate Swap (loại sản phẩm mà theo đó, trong một kỳ hạn nhất định, một bên sẽ hoán đổi một dòng lãi suất của mình lấy dòng lãi suất của đối phương, giao dịch trong trường hợp này thường không chạm đến tiền vốn - ND) chiếm ưu thế tuyệt đối. Công dụng chủ yếu của nó là lấy “giá thành thấp hơn” để “mô phỏng” sự vận động của công trái có lãi suất cố định dài hạn. Cơ quan sử dụng công cụ này nhiều nhất chính là hai doanh nghiệp lớn tại Mỹ được chính phủ đỡ đầu (Government Sponsored Entity), Freddie Mac và Fannie Mae. Hai công ty tài chính siêu cấp này dùng việc phát hành công trái ngắn hạn để hỗ trợ vốn cho những khoản vay bất động sản lãi suất cố định 30 năm. Ngoài ra, các công ty này còn dùng sản phẩm “Interest Rate” để đối xung với sự rủi ro của biến đổi lãi suất tương lai.
Trong số các sản phẩm phái sinh lãi suất từ 98,7 nghìn tỉ đô la Mỹ này, J.P. Morgan Chase độc chiếm phần quan trọng nhất, chiếm đến 74 nghìn tỉ. Trong lĩnh vực tài chính, việc tiến hành đầu tư với tỉ lệ vốn lo:l được coi là hết sức “liều lĩnh”, còn tỉ lệ 100:1 thì đó là dạng đầu tư “điên khùng”.
Quỹ quản lý vốn dài hạn (Long Term Capital Management) quỹ đối xung siêu cấp nổi tiếng trong những năm 90 dưới sự chỉ đạo chính của hai vị tiến sĩ đoạt giải thưởng Nobel trong lĩnh vực kinh tế học - đã xây dựng nên thiết bị phần cứng của hệ máy tính tiên tiến nhất trên thế giới cho mô hình số học đối xung rủi ro phức tạp nhất thời đó. Khi đầu tư với tỉ lệ cán cân này, nếu không để ý thì nhà đầu tư sẽ thua sạch túi và thậm chí còn kéo cả hệ thống tài chính của thế giới sụp đổ theo(5). Thứ mà ngân hàng J.P. Morgan Chase đang làm trên thực tế là buôn bán vị thế “nhà cái” trên thị trường sản phẩm tài chính phái sinh. Tuyệt đại đa số nhà đầu tư muốn đề phòng khả năng lãi suất tăng cao đột biến trong tương lai, trong khi J.P. Morgan Chase lại đảm bảo rằng trong tương lai, lãi suất sẽ không tăng lên cho người đầu tư, và thứ mà nó bán chính là một loại bảo hiểm như vậy.
Điều gì có thể khiến cho J.P. Morgan Chase dám mạo hiểm đến như vậy trong việc dự đoán mức độ biến đổi lãi suất thứ mà chỉ có Greenspan và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ biết đến? Đáp án hợp lý chỉ có một, bản thân J.P. Morgan Chase chính là một trong những cổ đông lớn nhất của ngân hàng New York thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, mà ngân hàng này là một công ty tư doanh. J.P. Morgan Chase không chỉ biết được tin tức về sự thay đổi lãi suất sớm hơn những người khác, mà còn là người xác lập các chính sách thay đổi lãi suất, trong khi uỷ ban Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tận Washington chỉ là một cơ quan hành chính mà thôi. Sự thay đổi về chính sách lãi suất hoàn toàn không giống như kiểu bỏ phiếu quyết định lâm thời tại những kỳ hội nghị của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ như người ta vẫn tưởng tượng. Đương nhiên, quá trình bỏ phiếu là giống y như thật, nhưng người bỏ phiếu ngay từ đầu đã bị các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế dàn xếp một cách chủ ý.
Cho nên, việc mà J.P. Morgan Chase làm chính là mua đi bán lại nhằm kiếm lời. Điều này cũng có nghĩa rằng, J.P. Morgan Chase là một công ty có thể khống chế lượng mưa nhân tạo, còn thứ nó bán là bảo hiểm lũ lụt tràn lan. Đương nhiên là nó biết được khi nào thì lũ lụt đến, thậm chí là lũ lụt sẽ nhấn chìm những nơi nào. Albert Einstein đã từng nói rằng, Chúa không tung súc sắc. J.P. Morgan Chase dám chơi trò buôn bán vị thế “nhà cái“ trên thị trường sản phẩm tài chính phái sinh và họ sẽ không tung súc sắc như Chúa trong câu nói của Einstein.
Cùng với đà tăng trưởng có tính chất bùng nổ của thị trường sản phẩm tài chính phái sinh, sự giám sát của chính phủ đã trở nên lạc hậu. Phần lớn hợp đồng sản phẩm tài chính phái sinh được tiến hành bên ngoài thị trường giao dịch chính quy, được gọi là “giao dịch qua quầy”. Trong chế độ kế toán, thật khó mà so sánh giao dịch sản phẩm tài chính phái sinh với giao dịch thương mại thông thường, và đương nhiên, việc so sánh giữa kế toán thuế vụ và hạch toán tư sản lại càng là điều khó mà thực hiện. Do quy mô của nó rộng lớn, tỉ lệ cán cân tài chính chênh lệch nghiêm trọng, rủi ro của đối thủ khó kiểm soát, chính phủ giám sát lơi lỏng, cho nên những việc này đối với thị trường tài chính chẳng khác nào một quả bom hạt nhân hẹn giờ, chỉ chờ lệnh là nổ tung.
Chỉ cần một lượng lớn đồng đô-la Mỹ được phát hành thêm và chảy ngược từ nước ngoài về, chỉ số lạm phát tiền tệ sẽ được khống chế chặt một cách kỳ tích. Tương tự, một khi thị trường tài chính phái sinh sụp đổ, chúng ta sẽ nhận ra được cơn bão tài chính và sự khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất từ khi xã hội loài người xuất hiện đến nay.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét