Ngày tàn của trí thức ?
Nguyễn Hoài
vân
Nếu sự tha hóa của trí thức phần lớn là do
liên hệ của tầng lớp này vói quyền hành, thì có lẽ chỉ có hai giải pháp ...
THỊNH VÀ
SUY
Tại các
quốc gia Tây Phương, khi thế quyền bị tách rời khỏi thần quyền, khi không còn
các Đấng Quân Vương trị dân với sự ủy nhiệm của Thiên Chúa, và đương nhiên là
theo Thánh Ý Ngài, thì quyền hành bỗng dưng gặp phải một sự thiếu vắng ý nghĩa,
một định hướng luân lý, một nền tảng để có thể xây dựng trên đó những giá trị
đạo đức. Khi đó, cái « thời » của người trí thức đã đến. Người trí thức trở
thành những kẻ định ra hướng đi của xã hội, vẽ đường cho những cải cách, những
cuộc cách mạng, phê phán về tính « xấu » , « tốt » , của những quyết định và
chương trình chính trị. Các chủ thuyết lớn ra đời, mang theo những ước vọng,
lập ra những khuôn mẫu giáo điều, dựng nên những thần tượng, lấp vào chỗ trống
của Thần Quyền. Thời của những chủ thuyết cứu rỗi (messianisme) đã đến, với
hàng giáo phẩm không ai khác hơn là tầng lớp trí thức.
Dưới bầu
trời phương Đông, không có Thần Quyền, chỉ có « Thiên Mệnh », một phần lệ thuộc
« vận khí » của triều đại, nói nôm na là sự may mắn của triều đại ấy (có lẽ thể
hiện Ý Trời ?), một phần được quy định bởi « nhân tâm ». Mà « nhân tâm » thì
phần lớn được diễn đạt qua tầng lớp trí thức, tức là những kẻ biết nói văn vẻ,
biết biện luận theo sách vở kinh điển, và nhất là biết viết.
Đến khi
Đông Tây gặp nhau, thì trí thức phương Đông trở thành những người được đào
luyện bởi phương Tây, với ít ra là những cung cách bên ngoài rập khuôn theo Tây
Phương. Trí thức Đông Phương cũng phần nào được cộng hưởng sự vinh quang của
các « đồng nghiệp » của họ bên trời Tây.
Rồi, thời
gian trôi … Ngày nay, công kích xỉ vả trí thức trở thành một trò chơi được ham
chuộng. Nước ta có Phạm Thị Hoài, qua bài trả lời phỏng vấn về trí thức trên
báo Cánh Én, trước đó đã có Hà Sĩ Phu, và một số người nói theo ông ta, dư luận
đều đã đề cập đến nhiều nên xin miễn bàn thêm (riêng bài của chị Hoài đã đưa
đến một diễn đàn trên web với những đóng góp phong phú suốt nhiều tháng). Bên
nước Đại Pháp, tờ Le Débat, một diễn đàn quan trọng của giới trí thức, ra số kỷ
niệm 20 năm với bài tựa của Pierre Nora, nhan đề : « Giã từ trí thức ». Tác giả
này cho rằng có lẽ phải từ bỏ danh xưng trí thức, vì nó gắn liền với quá nhiều
sai lầm và tội ác. Ông đề nghị nên đem chôn « trí thức » cùng với thế kỷ vừa
chấm dứt ! Trong cùng số báo, sử gia Winock đặt câu hỏi : « Đâu là công dụng
của trí thức ? » Sirinelli, một sử gia khác, diễn tả về trí thức qua «cảm tưởng
mặt trời lặn», một cảm tưởng buồn … Cùng lúc, Régis Debray cho xuất bản một
quyển sách tên là « Trí Thức Pháp, tiếp theo và hết ». Debray, văn sĩ tài danh,
thủ khoa trường Normale Sup, chiến hữu của Che Guevarra tại bưng biền Nam Mỹ,
cố vấn của Tổng Thống Mitterrand, người đã từng tham gia hầu hết các cuộc đấu
tranh của trí thức suốt những thập niên vừa qua, thẳng thắn công nhận mình đã
lầm đường (« j’ai déconné à plein tubes »), cũng như tầng lớp trí thức nước
ông, để rồi cho rằng tầng lớp này đã chết. « Xác chết của nó còn động đậy, nó
còn làm vẻ, làm dáng, nhưng trong thực tế, nó chỉ là một con ma nham nhở »
(Eric Conan–Express). Ngược lại, Alain Finkielkraut, triết gia hiện rất được
chú ý, cho rằng « thái độ của người trí thức giống như một tuổi trẻ vị thành
niên được kéo dài một cách quá đáng ». Tổng hợp hai ý kiến cho ra một thây ma
lìa đời vào tuổi vị thành niên, nên còn tiếc nuối bám víu cõi hồng trần
…
NHỮNG NGUYÊN DO CỦA SUY TÀN :
NHỮNG NGUYÊN DO CỦA SUY TÀN :
Vì sao hình ảnh của
người trí thức lại trở nên tàn tạ như vậy ? Nội dung lập trường gọi là thiên tả
của hầu như toàn thể tầng lớp trí thức suốt nhiều thập niên, đã được cảm nhận
như một chuỗi sai lầm với nhiều tai hại. Sở dĩ tôi nói «gọi là » thiên tả vì
trong một thời gian dài người trí thức đã cố công bảo vệ những lập trường phản
động nhất, theo chính quan điểm Marxiste, kết tụ trong chủ thuyết Staline-Mao.
Họ đã bao che chế độ Goulag, miệt thị những nhân chứng phơi trần tính cách phi
nhân của CS Liên Sô. Họ đã làm ngơ trước « Trăm Hoa Đua Nở » với « Bước Nhảy
Vọt » và tiếp tục thần tượng hóa Mao Trạch Đông. Họ ủng hộ Bắc Việt Nam, ủng hộ
Khmer Đỏ, ngay cả khi đã được biết về những cuộc thảm sát gây nên bởi tổ chức
này. Họ cho rằng « muốn ăn trứng thì phải đập vỏ trứng », muốn chiến thắng tư
bản thì bằng bất cứ giá nào, phải sát cánh đàng sau các lực lượng « tiến bộ »,
không được gây tổn hại cho các lực lượng này, không được phân tán lực lượng,
lẫn lộn mục tiêu v.v… « Những kẻ chống Cộng là đồ chó !», như lời Sartre. « Thà
sai lầm với Sartre còn hơn là có lý với Aaron » là một khẩu hiệu thời thượng
khác, cho thấy người trí thức đã chấp nhận thà lầm lẫn (theo Sartre) còn hơn là
phản lại « cách mạng » (như Aaron).
Người trí
thức Tây Phương đặc biệt là Pháp, vào lúc đó bị ám ảnh bởi quyền hành, bởi viễn
tượng cách mạng « một buổi chiều » (le grand soir). Họ sẵn sàng tự tha hóa, sẵn
sàng từ bỏ vai trò trí thức thực sự cho cái viễn tượng sẽ cướp được chính quyền
ấy. Sự thất bại của cuộc chính biến tháng 5 /1968 khiến một số trong họ quay về
với những sinh hoạt trí thức thuần túy hơn. Biến cố Hung Gia Lợi, rồi Tiệp Khắc
cũng là những chấn động lớn trong hàng ngũ họ. Sự thật càng ngày càng được phơi
bày. Đến khi thảm kịch của thuyền nhân Việt Nam tỵ nạn CS được đem ra trước dư
luận, thì người ta thấy Sartre và Aaron bắt tay hòa giải với nhau trên thềm
điện Elysée, khi hai người cùng đến vận động cho việc cứu vớt đồng bào ta trên
biển Đông. Sartre trở thành biểu tượng của sự dấn thân của thiên tài trí tuệ
cho những mục tiêu chính trị sai lầm đến độ ngu xuẩn. Phải chăng Debray đã có
lý khi trích dẫn Proust : « càng ngày tôi đánh giá thấp cái giá trị của trí
thông minh » ?
Tại Miền
Nam Việt Nam
trước 1975 người ta giảng dạy và đề cao không những Marxiste mà cả chủ thuyết
Staline Mao trong đại học. Nhà báo thiên cộng đánh phá chính phủ một cách hiệu
quả. Văn sĩ, nhạc sĩ thiên cộng gây nhiều ảnh hưởng trong quần chúng. Những
nhân vật được coi như trí thức trong hàng ngũ tu sĩ các tôn giáo lớn cũng nêu
cao những lập trường hiển nhiên hay mặc nhiên thiên cộng. « Thành phần thứ ba
», một tập hợp thể hiện giấc mơ bắt tay với người Staliniste Việt Nam để « hòa
hợp hòa giải dân tộc », « xây dựng đất nước » … quy tụ một số đông trí thức
hàng đầu của Việt Nam Cộng Hòa.
Tại Miền
Bắc Việt Nam, những tinh hoa của trí tuệ dân tộc quy hàng Bác và Đảng, như Trần
Đức Thảo, Nguyễn Khắc Viện, v.v… đều nhanh chóng bị cầm giữ trong một hệ thống
sắt máu, nhân danh công nghiệp « chống Mỹ cứu nước ». Lý tưởng ban đầu của họ
không khác với trí thức Tây phương, nơi họ được đào tạo, và khi họ đã chui đầu
vào rọ rồi, thì mọi sự vùng vẫy đều vô ích. Họ trở thành những công cụ của
quyền hành, khi may mắn được quyền hành đoái hoài tới …
TRÍ THỨC CỘNG VỚI QUYỀN HÀNH : KHÔNG CÒN LÀ TRÍ THỨC
TRÍ THỨC CỘNG VỚI QUYỀN HÀNH : KHÔNG CÒN LÀ TRÍ THỨC
Thật vậy,
khi trí thức bị ràng buộc vào quyền hành, thứ quyền hành mà chúng ta thường
biết cho tới nay, bất kể trong tiến trình đang chinh phục quyền hành ấy hay
đang cố nắm giữ nó, thì cái tính trí thức kia bắt buộc phải bị lu mờ đi. Khi
đó, quyền hành luôn chiếm ưu tiên trên sinh hoạt trí thức. Sáng tạo của trí
thức sẽ phải phục vụ quyền hành. Thông thường hơn hết là sáng tạo trí thức phải
lu mờ đi, phải bị che phủ bởi tầng mây quyền hành. Mà sinh hoạt trí thức không
có sáng tạo, thì là gì ? ích lợi gì ? (câu hỏi của
Winock)
Con người trí thức khi
nằm trong quyền hành, không còn suy nghĩ như trí thức, cũng không còn nhìn các
người trí thức khác với cái nhìn trí thức. Nhà văn Phạm Thị Hoài đã nhận thấy
điều đó. Hai ngàn ba trăm năm trước, Lý Tư, tác giả của những bài Khắc Thạch
được kể là những áng văn hay, học trò của Tuân Tử, bạn học của Hàn Phi, khi làm
tể tướng cho Tần Thủy Hoàng, có phát biểu như sau về trí thức
:
« (…) Bây giờ thiên hạ đã định, pháp luật phát xuất tự một nơi, trăm họ thì gắng việc công nông, kẻ sĩ thì học tập (!) những điều nghiêm cấm. (…) Tuy vậy, người ta vẫn cho cái học riêng của mình là hay, để chê những kiến lập của bề trên. Nay bệ hạ gồm thâu thiên hạ, phân biệt trắng đen, ấn định tôn chỉ, thế mà bọn tư học cùng nhau bài bác pháp giáo, nghe lệnh trên ban xuống đều đem sở học ra mà nghị luận. Vào thì chê bai trong lòng, ra thì bàn bạc ngoài ngõ (…). Vậy mà không cấm, thì ở trên thế vua sẽ phải bị giảm sút, ở dưới loạn đảng sẽ nhóm thành. Cấm đi thì tiện. Xin rằng các sách sử không phải chép về nhà Tần thì đốt đi. (…) Ai dám nói chuyện về Thi Thư thì bắt bỏ chợ. Ai dám khen việc đời xưa mà chê việc đời nay thì giết cả họ. (…) Những sách không bị loại bỏ là sách thuốc, sách bói và sách trồng trọt. Ai muốn học về pháp lệnh thì phải lấy quan lại làm thày.» (theo Trần Trọng San : Văn Học Trung Quốc đời Chu Tần)
Người trí thức Hàn Phi vắn tắt : « Nước của minh chủ không văn chương sử sách, chỉ có pháp luật để dạy, không cần trích dẫn vua trước, cứ lấy quan lại làm thày (dĩ lại vi sư). » (Hàn Phi Tử 19 – thiên 49)
Đơn giản : quyền hành muốn « nuốt » trí thức, kể cả cái « tính trí thức » trong nội tâm của chính người cầm quyền. Nhiều khi vì muốn duy trì cái « tính trí thức » ấy mà có người phải từ bỏ quyền hành, như Đức Khổng Tử.
Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ. Tôi rất thích thú khi thấy bộ trưởng Allegre của Pháp nói chuyện trên đài truyền hình về một quyển sách của ông bàn quanh vấn đề khoa học và niềm tin tôn giáo. Thích thú vì khám phá ra một ngoại lệ. Ít lâu sau ông bộ trưởng trí thức trực ngôn này bị mời về vườn hay đúng hơn là về Đại Học tiếp tục « gõ đầu trẻ ». Tôi cũng đã mua quyển « anthologie de la poésie francaise » của Tổng Thống Pompidou, chỉ vì tò mò muốn xem một ông tổng thống « làm » trí thức, viết chuyện thơ văn, không chủ đích chính trị. Malraux cũng là một ngoại lệ, Havel cũng vậy. Có lẽ những người trí thức ấy đã không bị tha hóa bởi quyền hành. Malraux, vì sinh hoạt trí thức của ông không có vẻ bị ảnh hưởng bởi thời gian tham chánh, Havel, vì phản ứng rất « trí thức » trước đòi hỏi ly khai của Slovaquie…
GIẢI PHÁP ĐỂ CÓ MỘT TẦNG LỚP TRÍ THỨC ĐÚNG NGHĨA :
« (…) Bây giờ thiên hạ đã định, pháp luật phát xuất tự một nơi, trăm họ thì gắng việc công nông, kẻ sĩ thì học tập (!) những điều nghiêm cấm. (…) Tuy vậy, người ta vẫn cho cái học riêng của mình là hay, để chê những kiến lập của bề trên. Nay bệ hạ gồm thâu thiên hạ, phân biệt trắng đen, ấn định tôn chỉ, thế mà bọn tư học cùng nhau bài bác pháp giáo, nghe lệnh trên ban xuống đều đem sở học ra mà nghị luận. Vào thì chê bai trong lòng, ra thì bàn bạc ngoài ngõ (…). Vậy mà không cấm, thì ở trên thế vua sẽ phải bị giảm sút, ở dưới loạn đảng sẽ nhóm thành. Cấm đi thì tiện. Xin rằng các sách sử không phải chép về nhà Tần thì đốt đi. (…) Ai dám nói chuyện về Thi Thư thì bắt bỏ chợ. Ai dám khen việc đời xưa mà chê việc đời nay thì giết cả họ. (…) Những sách không bị loại bỏ là sách thuốc, sách bói và sách trồng trọt. Ai muốn học về pháp lệnh thì phải lấy quan lại làm thày.» (theo Trần Trọng San : Văn Học Trung Quốc đời Chu Tần)
Người trí thức Hàn Phi vắn tắt : « Nước của minh chủ không văn chương sử sách, chỉ có pháp luật để dạy, không cần trích dẫn vua trước, cứ lấy quan lại làm thày (dĩ lại vi sư). » (Hàn Phi Tử 19 – thiên 49)
Đơn giản : quyền hành muốn « nuốt » trí thức, kể cả cái « tính trí thức » trong nội tâm của chính người cầm quyền. Nhiều khi vì muốn duy trì cái « tính trí thức » ấy mà có người phải từ bỏ quyền hành, như Đức Khổng Tử.
Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ. Tôi rất thích thú khi thấy bộ trưởng Allegre của Pháp nói chuyện trên đài truyền hình về một quyển sách của ông bàn quanh vấn đề khoa học và niềm tin tôn giáo. Thích thú vì khám phá ra một ngoại lệ. Ít lâu sau ông bộ trưởng trí thức trực ngôn này bị mời về vườn hay đúng hơn là về Đại Học tiếp tục « gõ đầu trẻ ». Tôi cũng đã mua quyển « anthologie de la poésie francaise » của Tổng Thống Pompidou, chỉ vì tò mò muốn xem một ông tổng thống « làm » trí thức, viết chuyện thơ văn, không chủ đích chính trị. Malraux cũng là một ngoại lệ, Havel cũng vậy. Có lẽ những người trí thức ấy đã không bị tha hóa bởi quyền hành. Malraux, vì sinh hoạt trí thức của ông không có vẻ bị ảnh hưởng bởi thời gian tham chánh, Havel, vì phản ứng rất « trí thức » trước đòi hỏi ly khai của Slovaquie…
GIẢI PHÁP ĐỂ CÓ MỘT TẦNG LỚP TRÍ THỨC ĐÚNG NGHĨA :
Nếu sự tha
hóa của trí thức phần lớn là do liên hệ của tầng lớp này vói quyền hành, thì có
lẽ chỉ có hai giải pháp
1) Tách trí thức khỏi quyền hành :
1) Tách trí thức khỏi quyền hành :
Cái khó của một nước
như Việt Nam
trong quá trình lịch sử là quyền hành thu hút hầu hết trí thức. Bên ngoài quyền
hành là các thày đồ (… thày đạc, dạy học dạy hành …), mà « lẽ sống » vẫn là đào
tạo học trò đi học làm quan. Hoặc giả có thể trông vào « tính trí thức » tự
nhiên của dân gian, dù không có cái sở học khoa bảng ? Tại sao không ? Biết đâu
chừng đó chính là yếu tố nền tảng duy trì sinh hoạt trí thức đúng nghĩa, biệt
lập với tham vọng quyền hành, suốt dòng lịch sử nước ta ? Sự sáng suốt của
người dân, mầm mống của một nền « dân chủ » bất thành danh của Việt Nam ? « Phép
vua thua lệ làng » , một loại « dân chủ trực tiếp » ? Thật ra, ngày nay không
còn là lúc để tự thỏa mãn một cách viển vông với những nhận định kiểu này. Nhu
cầu có được một tầng lớp trí thức đúng nghĩa là một thúc bách lớn. Nó đòi hỏi
một Xã Hội Công Dân, biệt lập với chính quyền, trong đó người trí thức có cơ
hội làm nhiệm vụ của mình. Nó đòi hỏi một nền giáo dục độc lập, những cơ cấu
văn học nghệ thuật và thông tin độc lập. Nó đòi hỏi thay đổi cấu trúc quyền hành
hiện tại của Việt Nam.
Thật ra, kinh nghiệm tại các nước Tây Phương cho thấy điều này chưa đủ. Các xã hội Tây Phương vẫn có một xã hội công dân tương đối phong phú nhưng tầng lớp trí thức của họ, như ta đã thấy ở trên, vẫn bệ rạc. Ở Tây Phương, trí thức còn là nạn nhân của sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng. Điều này đã đưa người trí thức đến phản xạ chạy theo dư luận, tìm sự ngoạn mục, tuyên bố dao to búa lớn, tranh thủ thời gian và do đó suy tư phiến diện. Thay vì đi vào những vấn đề nền tảng, suy nghĩ trong dài hạn, trong chiều sâu, tìm những khuynh hướng lâu dài trong sự chuyển hóa của các xã hội, phân tích những khái niệm và sự biến dịch của chúng cũng như sự hình thành của những khái niệm mới, thì người trí thức, do ảnh hưởng của truyền thông đại chúng, trở thành những kịch sĩ của một sân khấu thời sự rẻ tiền, hò hét quanh những vấn đề đang được ánh đèn dư luận chiếu đến, trong phút chốc, rồi hối hả quay sang vấn đề khác. Họ suy tư vội vã, để kịp bao dàn sân khấu, để luôn hiện diện trước một công chúng hay thay đổi thị hiếu, luôn sẵn sàng đào thải họ vào quên lãng. Tại Việt Nam, vấn đề này chưa thực sự đặt ra, và những nhận định quanh nó chỉ đáng được đặt trong ngoặc đơn. Sự phát triển của một tầng lớp trí thức đúng nghĩa biệt lập với quyền hành mới thực sự là vấn đề trước mắt, và không phải dễ thực hiện …
2) Thay đổi bản chất của quyền hành :
Ít ra là
trên phương diện lý thuyết, một câu hỏi cần được nêu lên : có thể nào người trí
thức vẫn nằm trong quyền hành mà không bị tha hóa, không mất « tính trí thức »
? Có thể. Nếu bản chất của quyền hành thay đổi, hay nếu năng lực nội tại của
người trí thức ấy cho phép. Năng lực nội tại của người trí thức thì không có
tính quy luật, không thể trông cậy vào nó. Chỉ còn thay đổi bản chất của quyền
hành. Khi đó, phải tự hỏi : thay đổi để trở thành như thế nào
?
-làm sao thay đổi ?
- và nhất là ai chủ động thay đổi ?
-làm sao thay đổi ?
- và nhất là ai chủ động thay đổi ?
Từ các xã
hội độc tài rõ rệt, đến các quốc gia dân chủ hình thức, quyền hành gần như lúc
nào cũng được coi như cứu cánh, như điểm đến của cuộc hành trình chính trị.
Suốt cuộc đời chính trị, người ta làm như thế, nói như thế, viết như thế, có
những thái độ cử chỉ như thế, thậm chí biểu diễn thổi kèn saxo, đội nón cao
bồi, lên truyền hình hát nhạc « sến », v.v… đều với chủ đích nhắm vào quyền
hành. Cái nội dung lời nói hay câu viết không quan trọng bằng tác dụng của
những thứ ấy trong việc đưa tác giả của chúng đến gần quyền hành, hay bám chặt
quyền hành hơn. Tất cả những gì đưa đến quyền hành thì coi như tốt, còn lại là
điều phải cố công loại bỏ.
Đạt đến
quyền hành để làm gì ? Chúng ta có cảm tưởng đối với các đấu sĩ chính trị
chuyên nghiệp này, đó là điều phụ thuộc ! Đành rằng khi tranh thủ quyền hành,
người ta cũng có những chương trình kế hoạch kinh bang tế thế, hưng vượng quốc
gia v.v… nhưng khi đã đạt đến quyền hành, họ nhẹ nhàng quay lưng phản lại những
lời hứa cũ, nếu nó không thuận lợi cho sự bám lấy quyền hành của họ. Lãnh tụ Xã
Hội Léon Blum trong Hội Nghị thành Tours của Quốc Tế Thợ Thuyền năm 1920 có
chất vấn phe CS Đệ Tam : « các ông muốn đạt đến chính quyền để cải tạo xã hội,
hay chỉ dùng chiêu bài cải tạo xã hội để nắm chính quyền ? » Thật ra, câu chất
vấn này phần nào có thể đặt ra cho hầu hết những kẻ cầm quyền.
Thay đổi
bản chất của quyền hành là làm cho quyền hành không còn là điểm đến của cuộc
hành trình, mà ngược lại, là điểm khởi đầu. Tức là phải đưa quyền hành xuống
đến gần người dân, để những sáng kiến phát xuất từ người dân có được cái «
quyền hành » đưa đến thực hiện. Như thế quyền hành sẽ là khởi điểm của cuộc
hành trình, thực hiện sáng kiến cải thiện là tự thân cuộc hành trình ấy, và
thành quả cải thiện thành công là điểm đến.
Nếu quan
niệm được quyền hành như vậy, thì trí thức không những sẽ không bị tha hóa bởi
quyền hành, mà ngược lại sẽ tìm thấy nơi quyền hành động cơ để thực hiện những
sáng kiến của mình.
Trên phương
diện thực tế, quan điểm dân chủ trực tiếp này vấp phải nhiều trở ngại kỹ thuật,
nên thường bị coi là không tưởng. Theo tôi, trở ngại kỹ thuật có thể vượt qua
(xin bàn đến trong dịp khác). Cái khó vượt qua là phản ứng bám trụ quyền hành
của giai cấp chính trị chuyên nghiệp sợ phải đập bể nồi cơm của
họ.
Làm sao
thay đổi ? Điều vừa nói, cộng với định nghĩa của một thay đổi từ bản chất, từ
cấu trúc, cho thấy ngay câu trả lời : đó là một cuộc cách mạng. Mà cách mạng
thì tự nó hình thành qua những điều kiện khách quan. Có còn cần phải tự hỏi : «
làm sao » ?
Ai chủ động thay đổi ?
Nhất định không phải là những kẻ hiện nắm quyền. Một trở ngại không nhỏ là
những kẻ đối lập cũng quan niệm quyền hành trong bản chất y hệt như nhóm cầm
quyền mà họ muốn thay thế. Tức là đối với những người đối lập này, quyền hành
vẫn là điểm đến của cuộc hành trình chính trị của họ. Giả sử họ thay thế được
một chính thể độc tài trắng trợn bằng một thể chế dân chủ hình thức, thì tình
hình quả có khá hơn, nhưng vấn đề căn bản vẫn chưa được giải quyết.
Tóm lại
Ít ra là
trong trường hợp Việt Nam
tôi không thấy cần phải xỉ vả trí thức. Họ làm những gì có thể làm được trong
những điều kiện cụ thể ràng buộc họ. Lọt vào quyền hành và bị tha hóa không
nhất thiết biến họ thành những người xấu xa, hay dốt nát. Như một tập thể, họ
đa dạng như những loài hoa, người thế này, kẻ thế khác…
Vấn đề là môi trường.
Nếu môi trường sinh hoạt của họ khác đi, thì ta sẽ thấy một bộ mặt mới của trí
thức Việt Nam,
và những cánh hoa sẽ nở đẹp trong khu vườn trí thức.
Bài liên hệ
: Những Nghịch Lý của Dân Chủ
Nguyễn Hoài Vân
27 tháng 10 2002
Làm
sao thay đổi ? Điều vừa nói, cộng với định nghĩa của một thay đổi từ bản chất,
từ cấu trúc, cho thấy ngay câu trả lời : đó là một cuộc cách mạng.
????
Ảo tưởng! Mọi manh động đã bị dập từ trong trứng nước.
Tuy vậy, cũng không nên nhìn nhận vấn đề dưới con mắt chủ quan, và
bi quan quá: Các vị GS. , ngay cả với:
-Kinh tế chính trị
-Triết học Mác-Lênin
-Văn học Cách mạng
Họ đều nói công khai, viết sách... thì như thông lệ, nhưng trong
lòng mỗi ngôi trường ĐH, các vị ấy đều giảng giải, tâm sự, bình luận với
sinh viên khác nhiều lắm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét