"giáo lý nhân văn bác ái, dựa trên tình yêu của con người, tình yêu với đất nước."
Ngẫm về "văn hóa đi chùa"
(GD&TĐ)
- Đi lễ chùa là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người dân Việt.
Vào mồng một, ngày rằm hàng tháng, đặc biệt vào những dịp lễ, Tết có
rất nhiều người đi chùa lễ Phật. Tuy nhiên, bên cạnh những người đến
chùa lễ Phật, hành thiện tích đức, giữ được nét văn hóa thanh lịch khi
đến cửa thiền thì cũng còn không ít người làm những điều trái giáo lý
nhà Phật, làm mai một bản sắc văn hóa, gây mất mỹ quan hay giảm giá trị
văn hóa đích thực khi đi chùa lễ Phật.
Ngay từ sau phút giao thừa, bắt đầu một
năm mới, chùa chiền mọi nơi không khi nào vắng khách lễ Phật cầu may.
Hòa vào dòng người hành lễ, chứng kiến cảnh người ta thi nhau khấn vái,
tấu sớ, cố gắng để át tiếng của nhau, mong Phật chứng giám, phù độ,...
mới thấy "văn hóa đi chùa" có vẻ chưa được phổ cập rộng rãi. Có lẽ vì
thế mà quan niệm đi lễ chùa mỗi người mỗi khác. Người người chen lấn, xô
đẩy cùng mâm lễ trên tay; Có những cô gái trẻ mặc vãy ngắn cũn cỡn,
cười cười nói nói bên cạnh những người đang trang nghiêm khấn vái; Rồi
có những cô hồn nhiên bước qua mặt người đang làm lễ để xông đến xí
phần, nhờ bà vãi già khấn thay cho mình,... cả chuyện người ta nháo nhác
tìm lễ vật bị thất lạc trên bàn thờ Phật,... Còn đủ thứ chuyện bi hài,
đáng trách đâu đó vẫn diễn ra tại chốn cửa Phật tôn nghiêm.
Cần có cái nhìn đúng đắn về chùa chiền và giáo lý đạo Phật
Có lẽ sự thiếu hiểu biết về đạo Phật
đang làm méo mó, biến dạng các lễ hội gắn với chùa chiền. Vì vậy, để
hoạt động tín ngưỡng diễn ra đúng với bản chất, góp phần tiết kiệm thời
gian, tiền bạc, bài trừ mê tín dị đoan tại các nơi lễ hội thì cần có cái
nhìn đúng đắn về chùa chiền và giáo lý đạo Phật.
Chùa chiền là cơ sở tu học và truyền
bá giáo pháp. Ở một khía cạnh nào đó, có thể nói chùa là một ngôi trường
dạy về đạo Phật, là nơi gìn giữ và truyền bá tư tưởng của Đức Phật
thông qua hoạt động truyền pháp.
Vậy đến chùa để làm gì?
Theo quan điểm của Phật giáo, có một số lý do để người ta đến chùa lễ Phật.
Thứ nhất, đối với những người có hiểu
biết về Phật giáo, tự nguyện phát tâm hướng Phật, thì đến chùa trước hết
là lễ Phật. Lễ Phật không vì van xin tha tội, không vì cầu mong ban ân,
mà chỉ vì quý kính công đức, trí tuệ của Phật. Khi lễ Phật, người làm
lễ cúi lạy Phật để thấy mình còn thấp kém, còn nhiều dục vọng, tham lam…
mà sửa đổi. Sau lễ Phật là tham gia tụng niệm, học hỏi Chánh pháp, tập
tu đức hạnh. Phật giáo với tám vạn bốn nghìn pháp môn nên không thể một
một sớm một chiều mà lĩnh hội được. Do vậy phải thường xuyên tới lui cửa
thiền để học tập. Trong trường hợp này, hễ có thời gian thì người ta đi
chùa, không cứ phải ngày lễ, ngày Tết.
Thứ hai, những người không vì tĩnh tâm
hay hỏi đạo mà vẫn đi chùa. Đây là trường hợp vì mưu sinh, đua chen
trong cuộc sống thần kinh bị căng thẳng, nên tìm đến thiền môn. Khung
cảnh tịch mịch của ngôi chùa khiến tâm hồn lắng xuống, thần kinh dịu
lại. Không cần gặp ai, chẳng màng học hỏi, chỉ cần ngắm cảnh thanh nhàn u
tịch, hít căng lồng ngực không khí trong lành dịu nhẹ hương hoa hay
ngồi đặt lưng tựa bên vách chùa, cảm nghe lòng nhẹ nhàng khoan khoái…
những giây phút đó gánh nợ đời oằn oại đôi vai như vơi nhẹ đi.
Đức Phật là một bậc Giác ngộ, một nhà
tư tưởng, không phải là một vị thần có nhiều quyền năng để có thể ban
phúc, hay giáng họa cho bất kỳ ai. Phật chỉ dạy chúng ta về nhân quả,
nghĩa là các hành động qua thân, miệng và ý của con người tạo ra. Con
người tạo nhân tốt lành thì quả tốt lành nhất định đến.
Từ những vấn đề trên, chúng ta thấy
các hành động như: chen chúc, giẫm đạp để giành giật nhau đồ lễ; cúng đồ
lễ gồm quá nhiều tiền âm phủ, vàng mã, đồ ăn mặn; quăng tiền thật bừa
bãi ở gốc cây, tượng Phật, thú đá; xếp hàng rồng rắn, sắm lễ vật tiền
triệu để cầu an, giải hạn… thật chẳng mấy ý nghĩa và lãng phí vô cùng.
Đến cửa chùa phải tâm lành, ý thiện.
Cúi đầu lạy Phật là đã tự nhận mình còn nhiều tham, sân, si và có ý hối
hận, muốn tu tỉnh. Vậy cầu tài, cầu lộc, cầu danh vọng phải chăng là
những điều xa lạ trước thiền môn?
Đất nước trong giai đoạn phát triển.
Tuy nhiên, mở cửa, hội nhập, mặt trái kinh tế thị trường không khỏi làm
cho một bộ phận nhân dân bị ảnh hưởng. Tệ nạn xã hội có chiều hướng gia
tăng. Kỷ cương xã hội có lúc, có nơi bị buông lỏng. Tham nhũng, cửa
quyền của một bộ phận cán bộ đang làm cho xã hội nhức nhối, bức xúc… Tuy
nhiên không phải vì thế mà chúng ta đánh mất niềm tin vào thực tại,
phải đổ xô tìm kiếm ở một thế giới ảo, siêu thực.
Đến chùa không thể xin được sự bình
an, hạnh phúc. Muốn bình an, chúng ta phải biết rõ giá trị cuộc sống,
biết rõ vị trí của mình trong xã hội. Thường ngày sống, làm việc phải
theo hiến pháp, pháp luật, đúng đạo lý. Muốn ấm no, hạnh phúc không có
gì khác ngoài việc phải làm việc, lao động chân chính. Mọi tư tưởng sống
gấp, sống hưởng thụ, lười lao động, thiếu tu dưỡng đạo đức đều dẫn đến
bất hạnh không cần phải do thần linh hay số phận an bài.
Tự do tín ngưỡng là một quyền của công
dân được Nhà nước bảo vệ. Tuy nhiên người dân cũng cần phải trang bị
cho mình kiến thức về tôn giáo mà mình tín ngưỡng. Có như vậy mới không
rơi vào mê tín dị đoan. Hiểu và trân trọng các giá trị văn hóa của việc
đi chùa lễ Phật góp phần nâng tầm văn hóa, giá trị của các lễ hội gắn
với chùa chiền. Đó cũng là cách mà mỗi người dân Việt Nam giữ gìn và
phát huy nền văn hóa đặc sắc, đa dạng của mình trong xu thế hội nhập
hiện nay.
Thái Hà
Chen chân lên chùa cầu phúc, cầu an
Những hình ảnh nhức nhối nơi cửa Phật
Đền Trần 2012: Trả lại giá trị thật cho lá Ấn
Ngỡ ngàng đêm khai Ấn đền Trần bình yên
Mang tiền thật vay tiền ảo ở Đền Bà Chúa Kho
Nam Định, Thái Bình “tranh nhau” lễ hội Đền Trần?
Những hình ảnh nhức nhối nơi cửa Phật
Đền Trần 2012: Trả lại giá trị thật cho lá Ấn
Ngỡ ngàng đêm khai Ấn đền Trần bình yên
Mang tiền thật vay tiền ảo ở Đền Bà Chúa Kho
Nam Định, Thái Bình “tranh nhau” lễ hội Đền Trần?
Trước
những hiện tượng xảy ra phổ biến như hoang phí vung tiền lẻ tràn ngập
khắp nơi, mê muội cầu tài lộc, chen lấn xô đẩy… tạo nên những hình ảnh
xấu trong các mùa lễ hội. Vietnamnet có cuộc trao đổi với Thạc sĩ Trần
Văn Phương (Giảng viên Khoa Văn hóa – Phát triển, HV Báo chí và tuyên
truyền) để làm rõ nguyên nhân và các yếu tố gây nên các hiện tượng xấu
đáng báo động trong các mùa du lịch văn hóa tâm linh.
Đức Phật là một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị thần!Phật Giáo tại Việt Nam đang được người Việt nhận thức thế thế nào thưa ông?
- Phật Giáo không phải là tôn giáo bản địa của người Việt, đó là một tôn giáo ngoại lai có nguồn gốc từ Ấn Độ. Phật Giáo được du nhập vào Việt Nam không hoàn toàn trực tiếp mà có thêm từ một vài nước thứ ba. Vì vậy Phật Giáo tại Việt Nam đã có nhiều bị thay đổi đi một phần và không còn nguyên bản như chính nơi xuất phát của nó. Vì vậy Phật Giáo ở Việt Nam có rất nhiều dòng khác nhau. Nhưng nguy hại, trong một số bộ phận người dân, Phật Giáo đã bị nhận thức không đúng so với giá trị nguyên bản.
- Vậy Phật Giáo ở Việt Nam bị hiểu sai như thế nào?
Đó là ở sự nhật thức đúng đắn về Đức Phật. Lối tiếp nhận đơn giản kiểu quan niệm của nhiều người Việt cho rằng Đức Phật trở thành một vị thần thánh có nhiều phép thần thông. Họ cho rằng Đức Phật càng gần gũi với họ càng tốt để dễ dàng ban phát, phù hộ cho mình. Điều này dẫn đến tình trạng họ tìm đến Đức Phật để cầu xin cho mình những giá trị thực tiễn như tiền tài, may mắn, địa vị… trong cuộc sống mà quên đi rằng Đức Phật chỉ là là một nhà tư tưởng và họ mới chính là chủ thể quyết định chính cuộc sống của mình.
- Người đến cửa Phật mới chính là người quyết định cuộc sống cho mình, xin ông làm rõ ý này ?
Phật Giáo là một tư tưởng triết học lớn, do đức Thích Ca Mâu Ni là người khởi xướng. Chính vì vậy hình tượng Đức Phật là đại diện Phật Giáo chính là đại diện cho những tư tưởng triết học và giáo lý mà bản thân Phật Giáo muốn đem đến cho người dân. Đó là những khuyên răn về việc hướng thiện, về luật nhân quả tức là tự mình làm việc thiện sẽ nhận lại cho mình những điều tốt đẹp.
Chính vì vậy người đến với Phật không phải để cầu xin ban phát những điều tốt cho mình mà để tìm đến những giáo lý của Phật Giáo để phải tự xuất phát từ bản thân mình làm những việc thiện thì mới mong tự nhận lại cho mình những điều tốt đẹp. Vì vậy Đức Phật ở đây chỉ mang ý nghĩa như một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị thần thánh.
- Nguyên nhân do đâu khiến nhiều người Việt Nam lại có sự nhận thức sai về Phật Giáo như vậy, theo ông?
Xưa kia, vì Việt Nam là một nước nông nghiệp nên trong quá trình tồn tại và phát triển đã phải chịu sự chi phối rất nhiều của tự nhiên, trong đó có những yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Thời đó với trình độ nhận thức hạn hẹp đã cho rằng “Vạn vật hữu linh” tức là mọi sự việc xảy ra đều có sự ảnh hưởng của một vị thần nào đó. Chính vì vậy khi du nhập vào Việt Nam với sự dung dị và hòa bình, dẫn đến Phật Giáo đã giảm bớt tính hàn lâm và tự biện vốn có của nó.
Cùng thờ một đức phật, có chùa lại thiêng hơn?
-Ông giải thích sao về hiện tượng một vài ngôi chùa cứ đến mùng 1 hoặc ngày rằm ùn ùn người dân đổ về cúng lễ?
Đó cũng là sự hiểu sai về Đức Phật như một vị thánh thần đã nói ở trên. Không có chuyện Đức Phật ở chùa Hà lại thiêng hơn ở chùa Thánh Chúa trong đại học Sư phạm Hà Nội gần đó. Bản chất đều là cùng thờ một Đức Phật tư bi hỉ xả, phổ độ chúng sinh. Người đến thờ Phật để tu bản thân mình chứ không phải coi Đức Phật như một vị thánh đem đi điều không may mang đến điều tốt lành mà coi thánh nơi này thiêng hơn thánh nơi khác.
- Là một người nghiên cứu, ông còn thấy những biểu hiện sai lệch nào khác về việc thờ Đức Phật của người dân?
Có rất nhiều, ví dụ như việc dân dã hóa Đức Phật nay đã biểu hiện rất rõ. Ví dụ như việc thờ cúng tổ tiên không phải là một tôn giáo nhưng khi bắt đầu khấn nhiều người lại khấn câu đầu tiên là “Nam mô a di đà phật”. Tín ngưỡng thờ mẫu không phải là phật giáo, nhưng khi nhiều người đến phủ Tây Hồ, phủ Dầy câu đầu tiên khấn cũng lại là “Nam mô a di đà phật”.
Biểu hiện về mặt vật chất như: Chùa là thánh đường thờ Phật thì nhiều nơi lại đưa cả thờ Mẫu là một tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt thế kỉ 16 để đưa vào trong chùa. Thậm chí ngay cả đức thánh Trần Hưng Đạo cũng được vào trong ngồi chùa thờ cùng với Phật.
Hay là chuyện đi chùa thì lại cúng mặn, đốt vàng mã, thắp hương,
công đức tiền lẻ bừa bãi… tất cả cũng đều bắt nguồn từ nhận thức sai
lệch hoặc thiếu hiểu biết của người dân khi đến cửa Phật…
Để
hiểu rõ hơn về các nghi thức cũng như nguồn gốc về các nghi thức khi tới
cửa Phật làm sao cho đúng, xin mời độc giả xem tiếp kì sau:Người Việt đang "hối lộ thánh thần"?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét