Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

ngủ ubeman

Thông thường con người hàng ngày phải ngủ 8 tiếng/ngày mới được coi là đủ giấc và có thời gian để não bộ phục hồi sau quá trình làm việc. Tuy nhiên nhiều người đã tìm cách rút ngắn thời gian ngủ của mình để có thể làm được nhiều việc hơn, mà vẫn giữ cho não bộ được khỏe mạnh và tỉnh táo. Một trong những cách đó là phương pháp ngủ Uberman.

Theo phương pháp Uberman, một người một ngày chỉ cần ngủ 2 tiếng đồng hồ, chia làm 6 giấc, mỗi giấc 20 phút, cách đều nhau mỗi 4 tiếng. Với cách này, sau một thời gian não của bạn sẽ học cách đạt được giấc ngủ REM (thời gian mà não phục hồi các hư tổn) chỉ vài phút sau khi ngủ, nghĩa là chỉ trong 2 tiếng ngủ đó, não bộ đã đạt được sự phục hồi hoàn toàn như khi ngủ 8 tiếng đồng hồ.

Phương pháp này có nhiều lợi điểm. Thứ nhất, thời gian ngủ rút xuống còn 2 tiếng, nghĩa là bạn có tới 22 tiếng hoạt động/ngày. Thứ hai, việc đạt được giấc ngủ REM trong thời gian ngắn là gần như vĩnh viễn, nghĩa là sau này dù bạn có ...Xem thêm

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

10 LÝ DO TẠI SAO BẠN CẦN CÓ WEBSITE KHI KINH DOANH

10 LÝ DO TẠI SAO BẠN CẦN CÓ WEBSITE KHI KINH DOANH

01. Website của bạn có mặt trên internet toàn cầu

Số người sống, hoạt động và làm việc dựa trên nền tảng Internet đang ngày càng tăng. Việc tiếp cận một cách nhanh chóng với các khách hàng tại Việt nam và trên toàn thế giới chứng tỏ sự thành công của doanh nghiệp.

Đối thủ của bạn cũng đang làm như vậy.

02. Văn phòng ảo trên mạng Internet

Website như một showroom rộng rãi, tiếp được số lượng khách hàng không hạn chế về thời gian hay không gian. Điều này có thể xảy ra khi bạn sở hữu 1 website với đầy đủ thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm dịch vụ của bạn.

03. Thông tin về sản phẩm và dịch vụ luôn sẵn sàng

Không gì hơn bằng việc bạn tự sắp xếp nội dung về sản phẩm và dịch vụ trên website. Chuẩn bị một lần duy nhất và bán nhiều lần cho khách hàng tiềm năng. Chi phí giảm đi rất nhiều và doanh thu tăng đáng kể theo thời gian.

04. Tăng chất lượng phục vụ - Tăng doanh thu bán hàng

Sở hữu 1 website đồng nghĩa bạn có nhiều cách hơn để phục vụ khách hàng. Khách hàng có thể tự tìm kiếm các thông tin về dịch vụ mà họ muốn, và có thể tương tác được với nhân viên bán hàng.

05. Truyền tải thông tin nhanh chóng

Khi cần phải công bố tin khẩn, công bố các chương trình khuyến mại,... nếu bạn gửi các tin này tới các tòa soạn báo thì bạn sẽ gặp phải trở ngại về thời gian. Với mạng Internet, bạn hoàn toàn có thể thay đổi tin tức mới cho Website của doanh nghiệp trong vòng vài giây đồng hồ, thông tin sẽ được cập nhật và được chuyển tới những người mong đợi mà không phải qua bất kỳ người đưa tin nào.



06. Bán hàng hiệu quả hơn

Thói quen mua sắm trực tuyến đang ngày càng tăng. Tỷ lệ mua sắm trực tuyến chiếm 40% - 80% doanh số của phần đa các công ty làm về thương mại điện tử.

07. Bán hàng tự động

Khách hàng luôn có nhu cầu tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ trước khi đưa ra quyết định mua sắm. Bạn sẽ có nhiều cách thức để giới thiệu sản phẩm thật sinh động tới khách hàng thông qua Website bằng hình ảnh, âm thanh, các đoạn phim ngắn. Khách hàng tiềm năng sẽ đến với bạn nhiều hơn, không một quyển sách giới thiệu nào có thể làm được như vậy.

08. Trả lời tự động các câu hỏi thường gặp

Bất kỳ người trực điện thoại nào trong công ty bạn cũng đều nói rằng họ dùng phần lớn thời gian của mình để trả lời các câu hỏi gần như giống nhau. Đưa danh sách những câu hỏi này lên Website sẽ giúp bạn loại bỏ được những thắc mắc của khách hàng đối với công việc kinh doanh và giải phóng bớt thời gian cho nhân viên hỗ trợ khách hàng.

09. Cung cấp dịch vụ 24/7

Các Website sinh ra để phục vụ khách hàng và các đối tác của bạn 24/24 giờ trong ngày, 07/07 ngày trong tuần. Bạn hoàn toàn có thể phục vụ mọi khách hàng ngay cả khi bạn đang ngủ.

10. Cho phép bạn nhận thông tin phản hồi từ khách hàng

Với Website bạn có thể nhận ngay thông tin phản hồi từ phía khách hàng khi họ đang ghé thăm Website của doanh nghiệp bạn. Điều này giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc, nâng cao hiệu quả hoạch định các chiến lược quảng cáo và kinh doanh

5 lời khuyên giá trị từ Bill Gates


5 lời khuyên giá trị từ Bill Gates dành cho các bạn trẻ sắp rời ghế nhà trường để lập nghiệp:

1. “Cuộc sống vốn không công bằng - Hãy tập quen dần với điều đó.”

2. “Không ai quan tâm đến lòng tự trọng của bạn đâu. Mọi người trông đợi vào kết quả trước khi bạn cảm thấy hài lòng về bản thân.”

3. “Nếu bạn nghĩ rằng giáo viên của mình thật hắc ám thì hãy đợi đến khi bạn làm việc dưới quyền sếp.”

4. “Ở trường học có thể không có người thắng kẻ thua nhưng ở trường đời thì không phải vậy”

5. “Cuộc sống không được chia thành những học kỳ. Bạn cũng chẳng có mùa hè để nghỉ ngơi và rất ít sếp nào quan tâm và giúp bạn tìm ra chính mình.”

XƯA và NAY :

XƯA và NAY :

Ngày xưa đi học vì muốn nắm hết BÍ KIẾP, Kiến thức.
Ngày nay đi học vì đó là Chiến Lược.

Ngày xưa kết bạn xem xét đủ thứ..
Ngay nay kết bạn theo câu DỤNG NHÂN như DỤNG MỘC.
Ai cũng có điều HỮU ÍCH cho mình CẦN dù khác mục tiêu đi nữa.

Nghĩ như vậy thì ko bao giờ có KẼ THÙ hay ĐỐI THỦ.
Nghĩ như vậy ko CỐ CHẤP để HÒA HỢP với MỌI NGƯỜI.

P/S :

Nhìn người ,nhìn việc ko mang ĐỊNH KIẾN là 1 LEVEL cực kỳ cao mà Jenny Rich cố gắng tập và thực hành bất kỳ lúc nào.

Rất khó bỏ đi ĐỊNH KIẾN của chính mình về AI ĐÓ nhưng hãy TẬP.

Bất kỳ lúc nào Bạn gán ghép CON NGƯỜI,Sự việc nào đó 1 đặc điểm mà BẠN KHÓ CHỊU thì hãy DỪNG LẠI NGAY LẬP TỨC và tự nói thầm: ĐỦ RỒI.
Vì bạn ko thể biết đc 100% sự thật.

( để dành mai nghĩ xấu tiếp...haha )

ôm ấp,đào sâu cái XẤU của Người Khác chỉ làm Hoen ố tâm hồn Bạn càng nhiều....nên nghĩ xấu chút xíu thôi....:-))

GIỮ TÂM HỒN TRONG NHỮNG ĐIỀU NHẸ NHÀNG TỐT ĐẸP.
KHÔNG ĐỊNH KIẾN về Người Khác là biết nuôi dưỡng Tâm hồn mình ngày càng trở nên TRẼ TRUNG XINH ĐẸP với Thời Gian.

Tội Nghiệp những ai CHẤP đến cùng SAI LẦM,THIẾU SÓT Người Khác
..........vì Tâm Hồn họ trở nên hoen ố , già nua,lạc hậu trước thời gian...

Jenny Rich ai có thiện chí XIN LỖI, SỬA SAI là mình bỏ qua hết...
Biết buông bỏ đúng lúc cũng là THÀNH CÔNG.

BÍ MẬT CỦA NĂNG LƯỢNG ?

BÍ MẬT CỦA NĂNG LƯỢNG ?

--------------------------------------------------------------------------------------
Có ai đó đã từng hỏi Jenny Rich vì sao trông Chị luôn ngập tràn Năng Lượng ?
--------------------------------------------------------------------------------------

Vậy BÍ MẬT ĐÓ LÀ GÌ ?

Bạn Ko thể có NĂNG LƯỢNG nếu Bạn làm môi trường xung quanh bạn mất Năng lượng.

Đó chính là bí mật.

1 câu than thở cũng làm người kế bên buồn theo.
1 bài hát thất tình rên rĩ cũng làm tâm trạng người khác đi xuống.

LÀM SAO BẠN VUI khi MỌI NGƯỜI XUNG QUANH BẠN ĐANG LO BUỒN ???

Có nhiều người Vô tư Post Status chán đời, thất tình,vô cảm..
Có nhiều người thích nói những điều TIÊU CỰC,GHÉT ĐỜI ..
Có người Lập cả 1 FAN PAGE nói xấu người khác cho đỡ buồn ??!!!

Năng Lượng là sự LAN TRUYỀN.
Khi Bạn Vui.Người khác cũng Vui theo.

Khi Bạn làm Người khác ĐAU BUỒN, CHÁN..
Năng lượng xấu ấy QUAY TRỞ VỀ CHÍNH BẠN

BẠN muốn VUI chỉ có cách làm mọi người xung quanh Bạn vui.

Có những ông chồng đi làm về nhà cứ quát mắng vợ con..Thích UY QUYỀN.
Sao dại thế nhỉ ? Dù cô vợ có xấu như Thị Nở hay ông ấy có mệt mỏi đi nữa cũng ko đc phép làm vậy...

MANG NĂNG LƯỢNG XẤU VỀ NHÀ LÀM SAO CÓ SỨC LÀM VIỆC TỐT ?
Tương tự tại nơi làm việc

Với người khác,mua vé số để Mong Trúng Số.
Với Jenny Rich, mua vé số còn là cách NHẬN NĂNG LƯỢNG TỐT.

Chỉ cấn 10.000 đ- 1 người đi bán vé mừng vui vô cùng vì bán đươc sau khi mời mấy chục người ko ai mua...và lại còn đc JR cho thêm tiền.

Thế nào họ cũng truyền NĂNG LƯƠNG VUI sang cho mình...
Mình cố tình GIÚP HỌ nên tự nhiên cũng VUI.


Tương tự với những người bán hàng rong
Buôn bán lời vài ngàn...,cho họ thêm gấp đôi phần lời.
Bảo đảm Ngày hôm đó HỌ VUI SUỐT ngày....
Có ai làm điều đó đâu? Có ai cho thêm đâu?


Và JR luôn ngập tràn NĂNG LƯỢNG...

vì JR gieo NĂNG LƯỢNG TÍCH CỰC lên môi trường xung quanh mình với tâm trong sáng nhất bất kỳ nơi nào mình đến.

KHÔNG HOÀI NGHI- KHÔNG ĐỔ LỖI - KHÔNG XÉT NÉT BỀ NGOÀI -
Luôn MĨM CƯỜI dù túi hết xiền...haha..
— cảm thấy hạnh phúc.

EM LÀ TÌNH ĐẦU NHƯNG CÔ ẤY LÀ VỢ ANH

EM LÀ TÌNH ĐẦU NHƯNG CÔ ẤY LÀ VỢ ANH

Yêu cô ấy, anh không phải đánh mất mình, nhưng anh thay đổi cuộc sống của mình, vì thế những thói quen, tính cách cũng thay đổi...

Hôm nay anh dẫn cô ấy đi cùng tới mời em dự lễ cưới. Em đánh cái nhìn thăm dò một lượt từ đầu đến chân với vợ chưa cưới của anh. Rồi có gì đó như ngạc nhiên quá đỗi trong mắt em. Anh đủ tinh tế để nhận ra điều đó.

Anh càng đủ dũng cảm để nhận ra sự thoáng buồn trên gương mặt cô ấy.

Cô ấy biết chúng mình là mối tình đầu của nhau. Cô ấy tôn trọng điều đó. Và nó cũng là lí do khiến anh yêu và tôn trọng cô ấy. Suốt buổi nói chuyện giữa 3 người, em không ngừng đả động tới những kỉ niệm.

Em còn “khéo léo” nhắc cô ấy về những thói quen, sở thích ăn uống của anh với lí do giúp cô ấy hiểu anh hơn. Em đang cố chứng tỏ rằng em hiểu anh đến từng chân tơ kẽ tóc, rằng em là người con gái đã từng chia sẻ với anh, rằng mình từng yêu nhau, rằng cô ấy là người đến sau.

Đâu cần em phải làm thế, cô ấy luôn biết vị trí của mình. Anh có cảm giác em như một con nhím bị tổn thương, xù lông lên phòng vệ. Kì lạ là ở chỗ, ngày đó, chính em là người quyết định ra đi. Vậy mà giờ đây em có gì đó như hậm hực.

Sau những lời em nói, cô ấy luôn giữ một nụ cười trên môi, mặc dù anh biết đó là một nụ cười gượng gạo. Cô ấy đủ lịch sự để nói với em những lời cảm ơn nhẹ nhàng sau mỗi chỉ dẫn “thân tình” của em. Lúc đó anh càng nhận ra rằng, chính tình yêu lớn lao mà cô ấy dành cho anh khiến cô ấy có thể giữ thái độ hòa nhã đến thế. Và anh thấy mình thật hạnh phúc khi yêu và được yêu cô ấy.

Anh thừa nhận, mối tình đầu với em là kí ức, là quá khứ không thể nào xóa nhòa trong anh. Nhưng tình yêu với cô ấy chính là tương lai và hạnh phúc của cuộc đời anh. Mà muốn sống tốt thì người ta cần hướng về phía trước. Anh yêu người con gái ấy không phải để lấp khoảng trống mà em để lại, càng không phải là vật thế chân. Anh yêu cô ấy vì cô ấy là chính mình. Với anh, cô ấy không phải là người đến sau mà là người ở lại với cuộc đời anh.


Có thể em đã không biết rằng, những lời em nói về tính cách, sở thích hay thói quen của anh chỉ đúng là anh của quá khứ. Cái con người hiện tại mà vợ chưa cưới của anh yêu hoàn toàn không giống với con người mà em từng cho là mình hiểu rõ ấy.

Yêu cô ấy, anh không phải đánh mất mình, nhưng anh thay đổi cuộc sống của mình, vì thế những thói quen, tính cách cũng thay đổi. Nó phù hợp với cô ấy. Và vì vậy anh biết chắc, anh mà em nhắc tới, hoàn toàn khác với anh bây giờ - người chồng sắp cưới của cô ấy.

Ra về, anh khẽ khàng hỏi: “Em có chạnh lòng không?”. Cô ấy nói rất nhẹ:

- Không anh ạ, chị ấy là mối tình đầu của anh, nhưng em mới là vợ anh.

Cô ấy nói đúng. Em là mối tình đầu, nhưng cô ấy mới là vợ anh. Và đó là điều làm anh hạnh phúc nhất.

NGHỀ VÀ NGHIỆP....

NGHỀ VÀ NGHIỆP....

Tôi hay nói với các bạn trẻ rằng với những trải nghiệm của bản thân mình cho đến giờ này, NGHỀ là do mình chọn nhưng NGHIỆP thì rõ ràng là do Ông Trời chọn mình.
Khi mà bạn thực sự đam mê công việc nào đó, cháy hết mình với nó, trải qua những thăng trầm cùng nó...mà vẫn cảm thấy rất yêu công việc đó mới là NGHIỆP của bạn
Mà đã là NGHIỆP thì gần như khó để có thể thay đổi được ngay cả khi có những biến cố xảy ra trong đời...

Để Tôi Nghĩ Cách Xem Sao . . .

Để Tôi Nghĩ Cách Xem Sao . . .
* * * *
Thơ Việt Sơn

Đôi vợ chồng già, khuya, một tối
Ghé "hotel" để hỏi thuê phòng,
Nhằm ngày khách trọ quá đông
Ông bà đến trễ nên không còn phần.
Cậu thanh niên tiếp tân nhã nhặn:
"Xin lỗi, vì khách sạn chúng tôi
Hôm nay đã kín khách rồi,
Không còn chỗ nữa để mời qua đêm."
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Thấy khách buồn, dáng thêm mệt mỏi
Cậu cảm thông vội nói mấy câu:
"Để tôi nghĩ cách xem sao . . ."
Cậu bèn dẫn khách đi vào bên trong.
Khách theo cậu đến phòng phía góc,
Phòng đơn nhưng ngăn nắp, khang trang.
"Phòng nhỏ, không mấy được sang,
Giờ, tôi chỉ giúp được bằng ấy thôi !"
Khách mừng rỡ, ngỏ lời cảm tạ,
Được như vầy cũng quá tốt rồi !
Đêm khuya dù kiếm khắp nơi
Trong thị trấn nhỏ khó thời được chi !
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Sáng hôm sau đến khi thanh toán,
Cậu tiếp tân không nhận, mĩm cười:
"Đó là phòng nghỉ của tôi,
Cho ông bà tạm nghỉ ngơi. Chuyện thường ! (Chuyện nhỏ !)
Chúc ông bà lên đường may mắn !"
Hai khách già chết lặng đứng im.
Nghĩa cử cao đẹp khó tìm,
Cảm ơn, từ giã, nỗi niềm khôn nguôi.
(Đêm hôm qua thấy người bước lỡ,
Cậu tiếp tân không nỡ ngồi im.
Hoá ra, không ngủ suốt đêm,
Cậu ngồi làm việc ở bên trong quầy !)
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Họ đi rồi, lay hoay nhiều việc,
Cậu quên đi tình tiết đêm rồi.
Ngày kia bỗng được thư mời
Cậu lên Nữu Ước làm người trông coi
Khách sạn lớn, cơ ngơi, đồ sộ
Do ông bà tỷ phú vừa mua.
Hoá ra hai vị khách xưa
Thuộc hàng giàu có, không ngờ đó đa.
Sau từ giã, về nhà bàn tính,
Họ đồng tâm quyết định làm ăn,
Mua ngay khách sạn thật sang,
Mời cậu tốt bụng tiếp tân năm nào
Làm Quản Lý, với bao kỳ vọng
Cậu sẽ làm mau chóng sinh lời. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đó là câu chuyện về người
Giám Đốc tiên khởi (một thời tiếp tân !)
Của khách sạn Hilton nổi tiếng
Khắp hoàn cầu, truyền miệng đến nay.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Xem ra có những dịp may
Không hề kỳ thị một ai trên đời.
Nếu đối xử mọi người tử tế
Với tấm lòng, không nệ hơn hao,
Dù cho tình huống thế nào:
"Để tôi nghỉ cách xem sao . . ." dễ dàng!

vui tên nước

VUI....

Một số Quốc gia có cái tên rất lãng mạn!

H.O.L.L.A.N.D
- Hope Our Love Lasts And Never Dies .
- Hi vọng tình yêu của chúng ta tồn tại mãi mãi và bất tử.

I.T.A.L.Y
- I Trust And Love You.
- Tôi tin tưởng và yêu bạn.

L.I.B.Y.A
- Love Is Beautiful, You Also .
- Tình yêu đẹp, bạn cũng vậy.

F.R.A.N.C.E.
- Friendships Remain And Never Can End
- Tình bạn tồn tại mãi & không bao giờ chấm dứt.

V.I.E.T.N.A.M
- Viagra In Every Time, Night And Morning...

Thiện Tai, Thiện Tai !!!

Những ông Việt Kiều thường về VN xin dịch giùm...

Thêm nữa

C.H.X.H.C.N.V.N.

Chẳng Hề Xấu Hổ Chút Nào Vì...

Không tự lượng sức mình...

Không tự lượng sức mình...

Đó là câu chuyện thường ngày của các bạn trẻ, sự tự tin là cần thiết và đáng trân trọng nhưng quá tự tin thì sẽ dẫn bạn đến...vực thẳm.
Bắt đầu thấy cái gì cũng vui vui và hào hứng, thâm nhập vào thì thấy hấp dẫn hơn, nhưng khi gặp khó khăn và thử thách là quay lại ngay bản chất vốn dĩ trong mỗi con người...chọn việc nhẹ nhàng

Vậy gian khổ sẽ dành phần ai????
Dành cho những người dày công vun xới, nhưng chỉ luôn làm người chèo đò đưa khách sang sông chứ không kịp hưởng thành quả lao động của mình

Làm sao để tìm được Thầy giỏi và tâm huyết " truyền nghề " - đó là điều mà các bạn trẻ luôn đặt ra.... khi trò vẫn luôn chỉ là khách sang sông?
Làm sao để có được những cộng sự tốt và trung thành luôn là bài toán khó cho nghề dịch vụ nói chung và Event nói riêng...
Làm sao và làm sao để có 1 điểm chung...thật khó

ĐÔI LỜI NHẮC NGƯỜI TRẺ

ĐÔI LỜI NHẮC NGƯỜI TRẺ
Người viết: Thái Bá Tân
16/04/2013

Sống lâu trong giả dối,
Con người thành chai lì.
Nghe thì có nghe đấy,
Nhưng không cảm nhận gì.

Kiểu nước đổ đầu vịt.
Là vì da nó dày.
Dẫu sao cũng nhắc lại
Với lớp trẻ thế này.

Một, ở đời, quan trọng,
Hơn nhau ở cái lòng
Công danh, giàu có - vứt.
Rốt cục là số không.

Hai, cố sống tử tế,
Trung thực và đàng hoàng.
Đời nhiều thử thách đấy,
Và không hề dễ dàng.

Ba, học phải ra học,
Làm lại càng ra làm.
Tuyệt đối không lớt phớt
Kiểu “phong cách Việt Nam”.

Bốn, thường xuyên đọc sách,
Thích nữa, chơi nhạc luôn.
Vì chính đó là cái
Làm phong phú tâm hồn.

Năm, không đeo mặt nạ,
Khi giao tiếp ngoài đời.
Tuyệt đối không nói dối.
Nói dối nó nhỏ người.

Sáu, lo toan cuộc sống,
Nhưng đừng quên thiên nhiên.
Phải học sống đơn độc,
Thỉnh thoảng nên ngồi thiền.

Bảy, vứt mẹ cái điện thoại.
Bạn bè cũng ít thôi.
Nếu thích thì bắt chước
Không có bạn, như tôi.

Tám, phải học được cách
Ngồi mòn đít trong phòng.
Tuyệt đối không nhấp nhỏm,
Không tìm cớ chạy rong.

Chín, biết thì thưa thốt,
Không biết thì im đi.
Lặng lẽ mà tích điện
Như cái bình ac-qui.

Mười, không việc gì khó,
Chỉ sợ mình thích lười.
Đã muốn là làm được.
Vậy cố mà thành người.

Mười điều khuyên giản dị,
Mà toàn đúng, tin đi.
Tôi viết nhắc người trẻ.
Theo hay không thì tùy.

Theo thì mình được sướng.
Không theo cũng okay.
Sau thành người vớ vẩn
Đừng kêu than suốt ngày.

Hãy tin luật nhân quả.
Cố gắng thì việc thành.
Lười biếng thì thất bại.
Ở lành thì gặp lành.

Trong mọi cái, khó nhất
Là rèn luyện bản thân.
Từng tí, từng tí một,
Hàng ngày và dần dần.

Dứt khoát không có chuyện
Sống dễ dãi và lười
Mà thành giỏi, tử ế
Và thành đạt hơn người.

Thương thì khuyên như thế,
Nhưng rồi chắc bọn trẻ
Lại nước đổ đầu vịt.
Là vì: da quá dày !!

Ta - giáo sư, tiến sĩ

BÀI VIẾT HAY...

Ta - giáo sư, tiến sĩ
Cả hàng chục nghìn người,
Thế mà lạ, không có
Nhiều công trình để đời.

Diễn viên và đạo diễn
Toàn “nghệ sĩ nhân dân”,
Thế mà phim nhạt thếch,
Chẳng ai xem, chẳng cần.

Nhà văn toàn cỡ lớn,
Hết giải nọ, giải này,
Mà tác phẩm của họ
Đọc không hề thấy hay.

Xã, làng toàn “Văn hóa”.
Huyện hầu hết “Anh hùng”.
Các biển khoe sặc sỡ.
Nhìn đã thấy khùng khùng.

Công chức toàn “tiên tiến”,
Cả “chiến sĩ thi đua”.
Mà làm như mèo mửa.
Nôm na, một trò đùa.

Ta, thế mạnh du lịch,
Cả thiên nhiên, con người.
Tây đến thăm một lượt
Rồi lặng lẽ “bốc hơi”.

Nói chung, ta thế đấy.
Quả không dám nói ngoa.
Tôi cũng đau xót lắm.
Tôi, một phần của “ta”.

Còn chúng - các nước khác,
Vâng, chúng thì thế nào?
Bình thường, không khẩu hiệu,
Không khoe mẽ, ồn ào.

Không “lãnh đạo sáng suốt”,
Không phát động thi đua.
Thế mà đâu ra đấy,
Làm thật chứ không đùa.

Xin cược mười ăn một:
Ai từng đi nước người,
Sẽ công tâm đánh giá
Rằng tôi không quá lời.

Vậy nguyên nhân rốt cuộc
Là dân ta bất tài
Hay cơ chế, lãnh đạo
Có cái gì đang sai???
(st)

Ừ thì họ nghèo nhưng nhân cách họ không nghèo

Ừ thì họ nghèo nhưng nhân cách họ không nghèo

Một đôi tình nhân đang dạo chơi trong công viên, vô tình phát hiện một bà lão quần áo xốc xếch đi sau lưng mình. Cô gái kéo tay bạn
trai nói :
- “Đi nhanh lên, sau lưng mình có một bà già ăn xin đó !”

... Bà lão vẫn theo sát nút hai người.
Cô gái nghĩ : “Trời ạh ! Sao mà dai như đỉa thế !”

Sau cùng cô gái ngừng lại, quay lưng nói với bà lão với một giọng
lạnh lùng :
- “Không có tiền !”
Bà lão cười :
- “Bà biết con không có tiền, cái ví của con đang nằm ở chỗ bà
đây !”

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

CÂU CHUYỆN CÓ THẬT



ĐÂY LÀ MỘT CÂU CHUYỆN CÓ THẬT XẢY RA VÀO NĂM 1892 TẠI ĐẠI HỌC STANFORD

Có một cậu học sinh 18 tuổi đang gặp khó khăn trong việc trả tiền học. Cậu ta là một đứa trẻ mồ côi, và cậu ta không biết đi nơi đâu để kiếm ra tiền. Thế là anh chàng này bèn nảy ra một sáng kiến. Cậu ta cùng một người bạn khác quyết định tổ chức một buổi nhạc hội ngay trong khuôn viên trường để gây quỹ cho việc học.
Họ tìm đến người nghệ sĩ dương cầm đại tài Ignacy J Paderewski . Người quản lý của Paderewski yêu cầu một khoản phí bảo đảm $2000 để cho ông ấy được biểu diễn. Sau khi họ thoà thuận xong, hai người sinh viên ấy bắt tay ngay vào công việc chuẩn bị để cho buổi trình diễn được thành công.

Ngày trọng đại ấy cuối cùng đã đến. Paderewski cuối cùng cũng đã buổi diễn tại Stanford. Thế nhưng không may là vé vẫn chưa được bán hết. Sau khi tổng kết số tiền bán vé lại, họ chỉ có được $1600. Quá thất vọng, họ đến chỗ của của Paderewski để trình bày hoàn cảnh của mình. Hai người sinh viên ấy đưa Paderewski toàn bộ số tiền bán vé, cùng với 1 check nợ $400, và hứa rằng họ sẽ trả số nợ ấy sớm nhất có thể.

“KHÔNG”, Paderewski nói. “Cái này không thể nào chấp nhận được.” Ông ta xé tờ check, trả lại $1,600 cho hai chàng thanh niên và nói: “Đây là 1600 đô, sau khi trừ hết tất cả các chi phí cho buổi biểu diễn thì còn bao nhiêu các cậu cứ giữ lấy cho việc học. Còn dư bao nhiêu thì hãy đưa cho tôi.” Hai cậu sinh viên ấy vô cùng bất ngờ, xúc động cảm ơn Paderewski... Đây chỉ là một làm nhỏ, nhưng đã chứng minh được nhân cách tuyệt vời của Paderewski.



Tại sao ông ấy có thể giúp hai người mà ông ấy thậm chí không hề quen biết. Chúng ta tất cả đều đã bắt gặp những tình huống như vậy trong cuộc sống của mình. Và hầu hết chúng ta đều nghĩ: "Nếu chúng ta giúp họ, chúng ta sẽ được gì?” Thế nhưng, những người vĩ đại họ lại nghĩ khác: "Giả sử chúng ta không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra với những con người đang gặp khó khăn ấy?" Họ không mong đợi sự đền đáp, Họ làm chỉ vì họ nghĩ đó là việc nên làm, vậy thôi.

Người nghệ sĩ dương cầm tốt bụng Paderewski hôm nào sau này trở thành Thủ Tướng của Ba Lan. Ông ấy là một vị lãnh đạo tài năng. Thế nhưng không may chiến tranh thế giới nổ ra, và đất nước của ông bị tàn phá nặng nề. Có hơn một triệu rưỡi người Ba Lan đang bị chết đói, và bây giờ chính phủ của ông không còn tiền để có thể nuôi sống họ được nữa. Paderewski không biết đi đâu để tìm sự giúp đỡ. Ông ta bèn đến Cơ Quan Cứu Trợ Lương Thực Hoa Kỳ để nhờ sự trợ giúp.
Người đứng đầu cơ quan đó chính là Herbert Hoover, người sau này trở thành Tổng Thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Ông Hoover đồng ý giúp đỡ và nhanh chóng gửi hàng tấn lương thực để cứu giúp những người Ba Lan đang bị đói khát ấy.

Thảm họa cuối cùng cũng đã được ngăn chặn. Thủ Tướng Paderewski lúc bấy giờ mới cảm thấy nhẹ nhõm. Ông bèn quyết định đi sang Mỹ để tự mình cảm ơn ông Hoover vì cử chí cao quý của ông ấy đã giúp đỡ người dân Ba Lan trong những lúc khó khăn. Thế nhưng khi Paderewski chuẩn bị nói câu cảm ơn thì ông Hoover vội cắt ngang và nói: “Ngài không cần phải cảm ơn tôi đâu, thưa ngài Thủ Tướng. Có lẽ ngài không còn nhớ, nhưng vài năm trước, ngài có giúp đỡ hai cậu sinh viên trẻ tuổi ở bên Mỹ được tiếp tục đi học, và tôi là một trong hai chàng sinh viên đó đấy.”

THẾ GIỚI NÀY ĐÚNG THẬT LÀ TUYỆT VỜI, KHI BẠN CHO ĐI THỨ GÌ, BẠN SẼ NHẬN LẠI ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU TƯƠNG TỰ.

Thật là hay !



  Thật là hay !



Tháng 7. Mưa. Ở một thị trấn nhỏ đìu hiu bên bờ Biển Đen.
Đó là một giai đoạn khó khăn, ai cũng nợ nần và phải mua vay bán chịu .
Bỗng đâu, một du khách giàu có tìm đến. Ông bước vào khách sạn duy nhất của thị trấn, đặt 100 Euro lên bàn lễ tân và lên gác chọn phòng.

Chủ khách sạn cầm lấy tờ 100 Euro và chạy đi trả nợ cho anh hàng thit.
Anh hàng thịt cầm tờ 100 Euro, chạy đi trả cho ông nuôi lợn.
Ông nuôi lợn cầm tờ 100 Euro, chạy đi trả cho người bán thực phẩm và chất đốt.
Người bán thực phẩm và chất đốt cầm tờ 100 Euro, chạy đi trả cho cô cave - trong thời buổi khó khăn này thì ngay cả "dịch vụ" của cô cũng phải bán chịu.
Cô cave chạy đến khách sạn, mang theo tờ 100 Euro để trả cho ông chủ món nợ tiền phòng trong những lần tiếp khách thời gian qua.
Chủ khách sạn đặt tờ 100 Euro trở lại mặt quầy, y như ban đầu.

Đúng lúc đó, người du khách từ trên gác đi xuống, bảo rằng mình không ưng được phòng nào, sau đó lấy lại tờ 100 Euro và rời thị trấn.


Chẳng ai kiếm được đồng nào cả.
Thế nhưng, cả thị trấn giờ đã hết nợ nần và lạc quan nhìn về tương lai.

Và, thưa quý vị, đó là cách mà chính phủ (Mỹ + ...) đang vận hành nền kinh tế!

tâm chưa thiện



KHỔNG TỬ:
1. Tâm còn chưa thiện, phong thủy vô ích.
2. Bất hiếu cha mẹ, thờ cúng vô ích.
3. Anh em không hòa, bạn bè vô ích.
4. Làm việc bất chính, đọc sách vô ích.
5. Làm trái lòng người, thông minh vô ích.
Càng hiểu lòng người, càng muốn đi tu. Xã hội rối reng, lòng mình xáo trộn.
Mấy chục năm sống trên đời,điều khó nhất chính là hai chữ Tịnh Tâm.
Tự nhắc lại mình châm ngôn sống: "Hãy để tính cách trưởng thành nhờ những cơn gió ngược. Những cây mạnh mẽ nhất mọc từ những mảnh đất khắc nghiệt nhất!"

Trên xe buýt

Trên xe buýt

Chiếc xe buýt lắc lư, rồi dừng lại ở một trạm ven đường. Bà lão phải vất vả lắm mới chen chân được lên xe. Nhưng trên xe không còn một chỗ trống, bà nhìn khắp nơi với hi vọng có ai đó sẽ giúp đỡ mình.

Những ánh mắt lơ đễnh vờ nhìn đi chỗ khác, dường như không ai muốn nhận ra sự tồn tại của bà lão tội nghiệp này.
Trong lúc tôi đang phân vân thì ở hàng ghế bên cạnh, một cô bé trong bộ đồng phục nữ sinh đứng dậy, nhường ghế cho bà lão và chen lấn đứng vào đám đông ở giữa xe.


Khoảng ba mươi phút sau. Cả chiếc xe như chết lặng khi nhìn cô bé khó khăn bước xuống xe với cái chân trái mang dị tật.
Tôi nhìn theo cái bóng áo trắng khập khiễng, cà nhắc khuất dần giữa dòng người mà lòng vô cùng hối hận.


Ở trên xe không biết có bao nhiêu người đang nhìn theo bước chân cà nhắc ấy? Họ có hối hận như tôi?

Ô Sào Thiền Sư

Ô Sào Thiền Sư
Như Thủy
Ô Sào thiền sư là một cao tăng Trung Hoa vào đời Đường. Khi bà mẹ hạ sanh sư, bà không ưng ý lắm nên đem bỏ con vào một chiếc tổ quạ trên cội đại thọ trước hiên chùa rồi lẫn mất. Sư xuất gia từ đó, và người ta gọi sư là thầy Ô Sào (Ô là quạ, Sào là tổ), tức là ông thầy có xuất xứ từ một chiếc tổ quạ. Tuổi ấu thơ và tráng niên của sư trôi qua bình thản trong bóng mát của tòng lâm cổ kính. Sư thường hành thiền trên quê hương của mình, tức là nơi chảng ba có đặt chiếc tổ quạ ngày xưa mà theo năm tháng, cội cây đã to và rộng đầy đủ để cành nhánh có thể cho sư đặt một chiếc tọa cụ trên ấy. Cho đến khi ngộ đạo và hành đạo, thiền sư vẫn không rời "quê mẹ."
Một hôm, quan thị lang Bạch Cư Dị, một thi hào lừng danh đương thời, đi dạo ngang cổng chùa, trông thấy nhà sư đang ngồi vắt vẻo trên tàng cây, vốn không ưa hạng người "lánh nợ đời" như thế, ông cau mày hỏi:
- Bộ hết chỗ rồi hay sao mà thầy lựa chỗ hiểm nghèo như thế để ngồi?
Thiền sư bình thản đáp:
- Chỗ của tôi xem ra còn vững vàng hơn chỗ của quan lớn đang an tọa nhiều.
Quan thị lang nhìn lại chiếc kiệu của mình đang ngồi, ngạc nhiên:
- Chỗ tôi đang ngồi có gì đáng ngại đâu?
- Thưa, chỗ đại quan là dưới vua, trên các quan và trăm họ. Vua thương thì quần thần ghét, được lòng dân thì mất lòng vua. Tính mạng của đại quan cùng thân quyến đều lệ thuộc vào lòng yêu ghét của vua và sự tật đố tị hiềm của bạn bè. Một chiếc ghế được kê trên đầu lưỡi thiên hạ thì làm sao bì được với sự cứng chắc của cội cây này được. Có phải thế không thưa đại quan?
Bạch Cư Dị nghe nhà sư nói chỉ im lặng cúi đầu, giây lâu vị đại quan lão thành mới cất tiếng hỏi:
- Thầy có thể cho tôi biết thế nào là đại ý của Phật pháp chăng?
Thiền sư đáp liền:
- Không gì dễ bằng câu hỏi này. Đại quan hãy nghe tôi trả lời đây, đó là:"Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng hành - Tự tịnh kỳ ý - Thị chư Phật Giáo” (Nghĩa là: Các điều ác chớ làm, các điều lành vâng giữ, tự thanh lọc ý mình, đó là lời Phật dạy).
Bạch Cư Dị nghe xong bảo:
- Những điều thầy vừa đáp, con nít lên ba cũng nói được.
Thiền sư mĩm cười:
- Thưa đại quan, con nít lên ba nói được, nhưng ông lão sáu mươi chưa chắc đã làm xong. Ngài có thấy như thế không?
Bạch Cư Dị lại im lặng cúi đầu. Ông bắt đầu học đạo với thiền sư Ô Sào từ đó. Người ta kể rằng dưới sự dẫn dắt của thiền sư "Tổ quạ", không bao lâu vị đại quan này "thoát nhiên đại ngộ".
 

hận

Hận đời ko đối thủ
.
Hận đu đủ nhìu hột
.
Hận khỉ đột nhìu lông
.
Hận lông mèo dựng ngược
.
Hận cây lược có răng
.
Hận răng nanh chưa mọc
.
.
.
.
Hận người đọc không like

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Tôi vui mừng vì mình là người luôn có tư duy rộng mở !

Người có tư duy hẹp hòi là người luôn cảm thấy khó chịu khi người khác thành công hay đạt được bất kể một điều gì đó dù lớn hay nhỏ mà mình không thể đạt được. Khi bạn có tư duy hẹp hòi bạn sẽ nghĩ rằng "Miếng bánh này rất nhỏ, nếu ai đó lấy được phần to thì mình sẽ mất phần". Chính vì vậy bạn sẽ cố giành bằng được miếng bánh càng to càng tốt, mối quan hệ này được gọi là "Thắng/thua".

Người có tư duy rộng mở là người vui mừng khi thấy người khác thành công và hạnh phúc. Họ ngưỡng mộ và chúc phúc cho những thành công của người khác mặc dù mình không đạt được. Khi bạn có tư duy rộng mở bạn sẽ luôn nghĩ rằng "Thế giới này rất nhiều cơ hội, chúng ta đến với nhau là để làm cho miếng bánh to ra chứ không phải để giành dật nhau". Chính vì vậy bạn luôn quan tâm làm thế nào cả hai đều cảm thấy hài lòng. Mối quan hệ này được gọi là "Cùng thắng" hay "Win Win".

Tôi vui mừng vì mình là người luôn có tư duy rộng mở !

“Nạc, mỡ nữa làm chi, em nghĩ chín rồi không tái giá ”

“Nạc, mỡ nữa làm chi, em nghĩ chín rồi không tái giá ”
 “Nếu ai đối được thì em xin nguyện lấy làm chồng”

Chủ đề : tái, chín, gầu, gân, sách Gia vị : hành, tiêu, ớt, mắm, chanh…

Chủ đề : tái, chín, gầu, gân, sách
Gia vị : hành, tiêu, ớt, mắm, chanh…

phở Sài Gòn xưa và nay Phan-Nghị

ph Sài Gòn xưa và nay
Phan-Ngh












Cũng như thịt chó, phở là một đặc sản của miền Bắc. Người ta cho rằng nó chỉ mới xuất hiện ở Saigon vào những năm 1951-1952, cùng một thời gian với hai nhà hát ả đào, một ở xóm Monceau và một ở xóm Đại Đồng.
Cả hai thứ ấy đều rất xa lạ với người Saigon thuở đó. Kiếm được một quan viên biết cầm trống chầu không phải chuyện dễ. Cho nên họ chỉ cầm cự được một hai năm rồi dẹp tiệm, mặc dù họ đã biến nó thành một hình thức như “kem sờ” ở Bờ Hồ (Hà nội) vào những năm 30 hoặc như “bia ôm” của Saigon hôm nay. Và phở cũng chịu chung một số phận với nó. Người ta chỉ thích hủ tíu, hoành thánh, bánh xếp nước… Chỉ có độc một tiệm phở được gọi là “Phở Tuyệc”, nằm trên đường Turc (nay thuộc khu vực Đồng Khởi) là kiên trì bám trụ.

Phải đợi tới sau năm 1954, phở mới thực sự thực hiện một bước nhảy vọt từ Bắc vào Nam. Phở khởi đầu sự bành trướng của nó vào giữa thập niên 50 tới giữa thập niên 60. Có cả một dãy phố phở nằm trên hai con đường Pasteur và Hiền Vương.

THƠ PHỞ…

Những nhà hàng phở ngon của Saigon thuở ấy nhiều vô số. Nhưng được người ta chiếu cố nhất chỉ có bốn hoặc năm tiệm, trong đó có phở Trần Minh ở hẻm Casino. Trong cái ngõ cụt ấy, ê hề các hàng quà : phở, bún ốc, bún ốc sườn… Từ đầu ngõ, người ta đã chạm trán với khách ẩm thực, kẻ ra người vô tấp nập. Phở Minh ngon thiệt là ngon. Nó không giống như kẹo kéo “ăn một lại muốn ăn hai, ăn ba ăn bốn lại nài ăn năm”. Người ta chỉ có thể ăn một bát để cho nó thòm thèm rồi mai lại ăn nữa ! Có một người nghiện phở của ông ta, và nghiện luôn cả truyện kiếm hiệp của Kim Dung. Đó là ông X, chủ một tiệm giày ở đường Lê Thánh Tôn. Ông vừa ăn phở vừa theo dõi cuộc tình của Triệu Minh – Vô Kỵ, hoặc của Doanh Doanh – Lệnh Hồ Xung trên mặt báo. Và tình bằng hữu giữa ông chủ tiệm giày với ông chủ tiệm phở đã thắm thiết hơn lên nhờ một bài thơ phở của ông chủ tiệm giày. Gọi là thơ phở vì đọc lên nghe thấy… toàn mùi phở. Tuy nhiên nó được làm theo thể Đường thi, và chữ nghĩa đối nhau chan chát. Rất tiếc, người viết chỉ còn nhớ được có bốn câu :
Nổi tiếng gần xa khắp thị thành
Trần Minh phở Bắc đã lừng danh
Chủ đề : tái, chín, gầu, gân, sách
Gia vị : hành, tiêu, ớt, mắm, chanh…

Sau đó, “mông xừ” Trần Minh đã nhờ một người nhái những nét chữ rồng bay phượng múa của Vũ Hoàng Chương để viết bài thơ ấy và treo ở trong tiệm.

… VÀ CÂU ĐỐI PHỞ

Saigon thuở ấy chỉ có một tiệm duy nhất ở đường Võ Tánh, gần Ngã Sáu, có món tái sách tương gừng và phở tái sách : tiệm Y. Thịt tái mềm, sách ròn nhai gau gáu, chấm với tương Cự Đà thì tuyệt cú mèo. Người ta bèn đổ xô tới để thưởng thức một món ăn lạ miệng. Và tiệm Y phất lên như diều. Từ ngôi nhà lụp xụp, ông đã sửa sang lại cho khang trang và mua thêm một nhà khác để ở cho thoải mái. Phú quí sinh… máu văn nghệ, ông bắt đầu giao du thân mật với cánh nhà văn, nhà báo.
Sau cuộc đảo chính của Dương Văn Minh, trong làng báo có hiện tượng “trăm hoa đua nở”, hễ có tiền là có quyền làm chủ một tờ báo. Thế là ông chủ tiệm phở Y bèn ra báo. Từ tái, chín, nạm, gầu, sụn, nhảy sang địa hạt chữ nghĩa, ông hoàn toàn bỡ ngỡ. Cho nên báo của ông chỉ có thể đến với độc giả bằng con đường ve chai. Dĩ nhiên nó phải chết. Và ít lâu sau ông cũng chết theo nó. Người vợ góa trẻ đẹp kế tục ”sự nghiệp” của ông chồng quá cố. Tiệm Y phát đạt trở lại. Những người bạn văn nghệ của ông Y vẫn lui tới ăn phở như xưa, nhưng mục đích chính của họ là… ngấp nghé ngôi vị chủ tiệm. Sau mấy năm trời theo đuổi mà chẳng đi tới đâu, một người trong bọn họ, tức cảnh sinh tình, bèn mượn danh nghĩa bà quả phụ để ra một vế câu đối như có ý thách thức thiên hạ rằng : “Nếu ai đối được thì em xin nguyện lấy làm chồng”

“Nạc, mỡ nữa làm chi, em nghĩ chín rồi không tái giá ”

Câu đối sặc sụa mùi phở, nhưng hắc búa nhất là cụm từ ”tái giá”, nó vừa có nghĩa là “đi bước nữa” lại vừa có nghĩa là “phở tái giá”. Cũng như “da trắng vỗ bì bạch” của bà Điểm đố Trạng Quỳnh vậy. Hơn ba mươi năm trôi qua, câu đối ấy hiện nay vẫn chỉ có
một vế.

PHỞ GÀ TRỐNG THIẾN

Ngay cả Hà Nội – quê hương của phở – từ trước đến nay cũng chưa bao giờ có phở gà trống thiến, cho dù ở phố Huyền Trân Công Chúa, vào đầu những năm 50, đã có một hàng phở gà ngon nổi tiếng khắp Hà thành, đến nổi cụ Nguyễn Tuân khi theo đoàn quân về tiếp quản Thủ đô, ăn xong đã phải khen rằng “tuyệt phở !”. Người bán phở tên là Chí. Ông ta mới hồi cư, không có đủ tiền để mướn mặt bằng, phải làm phở gánh. Con đường mang tên vị công chúa nhà Trần bé bằng cái lỗ mũi, với cái vỉa hè rộng hơn một mét, khách ăn kẻ đứng, người ngồi, húp xì xụp.
Phở gà trống thiến xuất hiện ở Saigon vào những năm 60, ở phía chợ Vườn Chuối – tuy chưa được liệt vào loại tuyệt phở, nhưng cũng được khách ẩm thực đặc biệt chiếu cố. Phở ngon là một lẽ : thịt gà trống thiến thơm và mềm như gà mái tơ, nước phở trong hợp với khẩu vị của những người kén ăn, nhưng cũng còn một lẽ khác : người ta vừa ăn, vừa ngắm cái vẻ thướt tha yêu kiều của con gái ông chủ tiệm, thỉnh thoảng đi ra đi vô, mỉm cười với người này, gật đầu chào người kia, giơ tay ‘bông rua’ người nọ, tự nhiên như một cô đầm non.
Đó là nữ ca sĩ Y.V, một giọng ca lả lướt của các phòng trà. Ban ngày, nàng giao thiệp với phao câu, đầu cánh, thịt đùi; ban đêm, chìm đắm trong ánh đèn màu. Thế rồi, không kèn không trống, nàng tuyệt tích giang hồ. Người ta bảo rằng nàng đi Tây. Đi Tây thật chứ không phải Tây Ninh. Tiệm phở vắng khách dần và ít lâu sau thì phải dẹp.

PHỞ KHÔNG RAU KHÔNG GIÁ

Tiệm này nằm trên đường Công Lý- cách ngã tư Công Lý – Yên Đỗ (nay là ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lý Chính Thắng) khoảng 100m – trong một cái hẻm rộng. Người ta gọi là phở Bà Dậu. Nó có những đặc điểm không giống bất cứ một tiệm phở nào : không rau, không giá và rất sạch, và nhất là không có cái mùi phở kinh niên. Thịt thái mỏng và bánh phở to bản thích hợp với cái gu của người Hà Nội. Vì ở sâu trong hẻm, nên thoạt đầu khách tới ăn uống rất lơ thơ tơ liễu buông mành, chỉ có dăm bảy mống. Sau đó, nhờ sự cổ động của người Hà Nội, người ta mới bắt đầu chiếu cố tới hương vị không rau không giá đó.
Trải qua hơn 30 năm, Phở Bà Dậu sau vẫn tồn tại và có phần phát đạt hơn xưa. Có thêm một món mới : tái bắp, thịt mềm và nhai sần sật như sụn. Giá cả cũng tăng, từ 10đ/ bát trong những năm 60 đến 10.000đ/ bát, năm 1996. Nhưng khách ăn vẫn nườm nượp.

TỪ PHỐ PHỞ ĐẾN… BẮC HUỲNH


Hà Nội, quê hương của phở, và thời bao cấp đã sản sinh biết bao thứ phở: phở vịt, phở ngan, phở lợn (thậm chí có cả phở chó), vậy mà chưa có một phố nào chuyên bán phở, trong khi ấy Saigon lại có cả một dãy phố phở. Đó là khu Hiền Vương (Võ Thị Sáu – Pasteur). Hiền Vương chuyên bán phở gà, còn Pasteur, phở bò. Nhưng dù gà hay bò, các tiệm phở ở khu này chưa có một tiệm nào – nếu nói về phở bò – có thể so với phở Tàu Bay ở Lý Thái Tổ, còn nếu nói về phở gà, thì thua xa phở Vọng Các (đường Võ Văn Tần) và phở Bưu Điện hôm nay.
Những tiệm phở bò nổi tiếng thời ấy còn có phở Tàu Thủy ở Nguyễn Thiện Thuật, phở Quyền và phở Bắc Huỳnh ở miệt Phú Nhuận. Sau khi ông Tàu Thủy qua đời, người con trai không có đủ khả năng kế nghiệp ông bố, bèn dẹp tiệm để chuyển sang nghề khác. Còn phở Bắc Huỳnh nguyên là phở Ga Đà Lạt một thời nổi tiếng; Sau 75 ông mò về Saigon, mở tiệm phở Bắc Huỳnh trên đường Võ Tánh góc Trương Tấn Bửu đối xéo góc với nhà thờ Nam. Chỉ mấy tháng sau, Bắc Huỳnh lại nổi tiếng như cồn. Hàng ngày, từ 6 giờ sáng khách mộ điệu phở đã nườm nượp nối đuối kéo vào. Và chỉ tới 10 giờ là bánh, thịt, nước phở đã láng cóong. Phải công nhận phở Bắc Huỳnh hết chỗ chê. Nước trong vắt thơm lừng; Miếng thịt chín mùi thơm như pa-tê, thái tay vừa đủ dầy để cắn ngập răng. Miếng gầu sữa trắng toát mịn như miếng thạch, vừa thơm vừa bùi lại ròn tan; Không một chút hoi. Đặc biệt tiệm BH không bán phở toàn tái. Thế mới là chính thống. Phở bò mà lại ăn phở tái thì đúng là nhà quéo.
Đang phát đạt như thế, chẳng biết sao khoảng năm 1982 bỗng dưng ông dẹp tiệm. Dân ghiền phở cứ tiếc hùi hụi. Trong số này có ông cao thủ bóng lông Trần K., khi đó đang chủ trì sân quần vợt đuờng Lê Duẩn. Ông này ghiền phở BH không thua gì mấy anh ghiền thuốc phiện. Sáng sáng, sau khi dợt cho đệ tử mà không được bồi dưỡng hai tô phở BH là ông ngáp lên ngáp xuống. Ông bèn gạ một người bạn ông để người bạn này yêu cầu cô con gái ông BH mượn nồi niêu soong chảo bát đũa của ông già ra sân quần vợt mở một tiệm phở xe. Dân ghiền phở lại kéo tới ăn đông như chẩy hội. Hồi đó nữ ca sĩ Thái Thanh và nữ ca sĩ Tâm Vấn ở tít trong Chợ Lớn, sáng nào cũng ngồi xích lô ra sân quần vợt – không phải để đánh banh lông – mà là để đớp phở.
Cao thủ Trần K. có ông anh cũng tên Trần K. và cũng là cao thủ bóng lông, còn mê phở hơn cả ông em. Sáng nào ông K. anh cũng gò lưng đạp chiếc xe đạp ọp ẹp chở người tình 200 pao từ Chợ Lớn ra sân quần với mục đích cao quý duy nhất là đớp phở của con gái ông BH. Có nhiều lần, có lẽ tại tối trước ông K. anh chơi bóng lông hơi nhiều và hơi khuya, sáng ra chân chùn gối lỏng, ông đạp xe hơi chậm, tới hơi trễ, đã thấy cái thùng nước phở chổng mông lên trời. Phở chính thống là thế : bao nhiêu thịt là bấy nhiêu nước. Hết nước là hết thịt, hết thịt là hết nước. Và hết là hết, chứ không có cái trò đổ vài lon nước lèo hộp, hay ném mấy cục bouillon vào nước, thêm tí mắm tí bột ngọt, đun sôi lên bán với thịt tái. Sau mấy lần đạp xe phờ râu tôm tới nơi lại hụt ăn, ông K. anh đành thương lượng với cô chủ phở như thế này :
Mỗi sáng cô cứ vui lòng để riêng ra hai tô, cất đi cho tôi. Tôi tới kịp để ăn hay không tới ăn được cũng kệ cha tôi. Tôi vưỡn cứ trả tiền như thường. Ấy thế mà, chỉ được hơn năm, chả biết lý do gì, tiệm phở xe này cũng bỗng mất tích. It lâu sau thấy tiệm Bắc Huỳnh lại tái xuất giang hồ. Được ít năm rồi lại dẹp không kèn không trống. Ngày nay nghe đâu ông Bắc Huỳnh và cô con gái đẹp như mơ đã mở hai tiệm phở bên Calgary, Canada. Chả biết còn giữ tên Bắc Huỳnh nữa không.

…PHỞ NGẦU PÍN

Dạo ấy, cả Saigon chỉ có độc một tiệm của chú Woòng ở đường Lý Thái Tổ bán phở ngầu pín. Chú là người Quảng Đông, trước khi di chuyển vào Nam đã mở tiệm phở ở phố Huế, Hà Nội. Vào đầu thập niên 50, phở ngầu pín đối với dân thủ đô, thật hoàn toàn xa lạ. Có mà nhử thính các tiểu thư Hà Nội cũng không dám tới ăn.
Phở ngầu pín vào tới Saigon cũng chả khấm khá gì hơn. Vẫn cái tiệm xập xệ tối thui, như ở phố Huế. Khách tới ăn toàn những ông râu ria xồm xoàm hoặc lún phún râu dê hoặc nhẵn nhụi bảnh bao chẳng có một sợi râu nào. Nhưng tuyệt nhiên không hề có bóng dáng đàn bà.

PHỞ SAU 75 VÀ CƠN SỐT PHỞ BẮC HẢI

Phở leo lên tới tột đỉnh vinh quang bắt đầu từ cuối thập niên 80. Phở tràn ngập thành phố, ngoại trừ khu vực Chợ Lớn, bởi nó không thể địch lại được với hủ tíu, hoành thánh, bánh bao, xíu mại. Nhưng đặc biệt nhất là cơn sốt phở Bắc Hải. Ở thành phố có chí ít vài ba chục tiệm mang cái tên ấy. Tại sao người ta lại không chọn một bảng hiệu khác ? Cũng có nguyên nhân đấy.

Số là vào thời bao cấp, ở phố Thuốc Bắc, Hà Nội có một tiệm phở chui mà ông chủ tên là Bắc Hải. Đó là bí danh, biệt hiệu hay tên thật của ông ? Chả có ai rỗi hơi tìm hiểu. Chỉ biết cứ thế mà gọi. Tiệm của ông dĩ nhiên là đông khách, nhưng toàn khách quen. Những cái mặt lạ hoắc đừng có hòng bước vào. Trong khi phở quốc doanh “chạy qua hàng thịt”, thì phở Bắc Hải cả bánh lẫn thịt đều có chất lượng. Ngoài ra lại còn cái thú uống rượu quốc lủi nhắm với món “bốc mả” (xíu quách). Thịt do dân”bờ lờ” (buôn lậu) từ Phú Xuyên, Thường Tín hoặc ngả Gia Lâm đi theo xe khách thành, đưa vào bán cho các mối. Còn quốc lủi do ngoại thành cung cấp.
Ông Bắc Hải đựng quốc lủi trong cái bong bóng trâu, giấu ở trước bụng, cái áo phủ bên ngoài. Khách nào muốn uống, giơ cái ly xây chừng ra, ông cởi khuy áo, tháo cái nút vòi bong bóng rồi xịt một phát vào ly. Rượu vừa đúng tới mép ly, không tràn ra một giọt nào. Ông bảo đó là cả một nghệ thuật, phải tập mất một tháng mới thực hiện thành công thao tác ấy. Nói cũng đáng tội, phở của ông cũng chả ngon lành gì. Chẳng qua là vì ”trong xứ mù thằng chột làm vua”. Vả lại, nó có đầy đủ chất béo, chất cay. Với một người ”thích đủ thứ”, như vậy là đúng tiêu chuẩn. Từ đó, anh hùng nhất khoảnh, phở Bắc Hải danh trấn giang hồ.
Sau 75, một số đệ tử của ông Bắc Hải vào Nam. Họ kiếm một đầu hẻm, dựng một quán phở lộ thiên. Một trong những đệ tử nổi bật nhất của ”mông xừ” Bắc Hải là Ch. Râu. Gọi như thế là vì trên mặt anh có cả một rừng râu. Trẻ con trong khu phố, mỗi khi thấy anh xuất hiện lại chạy theo trêu chọc : ”Ơ cái râu lồm xồm, ơ cái râu loàm xoàm, cái râu mọc quanh cái mồm”.
Lại vừa may mắn lại vừa có sẵn ít vốn, Ch. Râu kiếm được một mặt bằng ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Phở Bắc Hải của anh ra đời, trội hơn các tiệm Bắc Hải khác với món áp chảo nước, áp chảo khô, và đặc biệt là rượu rắn-bìm bịp, tráng dương bổ thận.
Hiện nay, phở Bắc Hải không những bành trướng trong thành phố mà còn xuất hiện tại các vùng ngoại ô, nhất là khu Tân Sơn Nhất.
Khoảng giữa thập niên 80, tại Bến Sỏi, mé trái cầu Điện Biên Phủ, có một tiệm phở đuôi bò và ngầu pín do một người đàn bà đứng bán. Quán hàng thiết lập trên một vùng đất lổn nhổn sỏi đá. Khách ăn, kẻ đứng người ngồi. Đôi khi cái ghế lùn tịt được dùng thay cho bàn. Và lần đầu tiên trong lịch sử của ỀpínỂ, ngầu pín được các bà các cô chiếu cố. Họ tỉnh queo cắn từng miếng một và nhai sần sật. Đuôi bò của Bến Sỏi cũng tuyệt trần. Mỗi miếng bằng cái nắm tay của trẻ con. Thịt được ninh nhừ nên khi ăn cũng không đến nỗi vất vả.
Phở Bến Sỏi chỉ bán đến 9g30 sáng là hết. Nhưng thông thường, người ta đến sớm hơn. Để tránh cái nắng như đổ lửa xuống đầu. Trông các bà vừa ăn vừa thấm mồ hôi, phấn son nhòe nhẹt, thấy mà thương !
Vài năm sau khấm khá, bà chủ tiệm tậu được một miếng đất rộng lớn ở phía xa lộ rồi chuyển cửa hàng ra đó. Bây giờ gọi là quán phở N., vừa bán phở vừa bán lẩu ngầu pín đuôi bò. Một cái lẩu 20.000đ hai người ăn căng bụng.

PHỞ THẦY CÔ

Bởi lương nhà giáo không đủ sống nên 5 cô và một thầy đã hùn nhau mở một tiệm phở ở vỉa hè đường X., phía sau cổng trường M.C.
Phở thầy cô ra đời khoảng gần hai năm nay. Có một dạo nhà nước dẹp lòng lề đường, có lúc họ phải di chuyển vào mé sân sau trường. Tiệm này chuyên bán phở gà và chỉ bán vào buổi sáng. Dĩ nhiên phở của họ không thể nào ngon bằng các tiệm nhà nghề như phở gà Bưu Điện hoặc Vọng Các hay các tiệm ở đường Võ Thị Sáu, nhưng nó lại có một hương vị đặc biệt – hương vị gia đình. Khách ăn có cảm tưởng như người nhà mình nấu cho mình ăn vậy. Phở ở đây rất có ”chất lượng” và rẻ – rất rẻ là khác : 4.000đ/ tô đầy tú ụ cả thịt lẫn bánh.
Giữa họ đã có sự phân công : mỗi người nấu phở rồi coi phở một ngày. Không có ai trong số họ có sẵn tay nghề. Thoạt đầu thì lúng túng như thợ vụng mất kim, ít lâu mới thành thạo. Nhưng dù sao đối với họ nghề phở cũng là một cái nghề bất đắc dĩ. Đứng trên bục giảng vẫn tốt hơn.
Ở thành phố, ngoài nhóm thầy cô kể trên, còn có một cô giáo nữa cũng đang đứng bán phở, nhưng lại giã từ hẳn cái nghề kỹ sư tâm hồn. Cô nguyên là giảng nghiệm viên của Đại học khoa học, nhà lại sẵn có mặt bằng nằm trên một trục lộ đông đảo người qua lại, bèn quyết định từ bỏ ống nghiệm và các công thức hóa học để “giao thiệp” với phở. Vốn là một nội trợ giỏi nên từ nấu thức ăn đến làm phở cũng không đến nỗi khó khăn. Cửa tiệm nằm ở phía chân cầu Bông, khách ăn sẽ dễ dàng nhận ra khi thấy trước cửa đậu một dãy xe gắn máy.
Phở Cầu Bông ngoài các món thường lệ như tái, chín, nạm, còn có món đuôi bò. Phở rất ngon nhưng giá một tô có 5.000đ, chỉ bằng một nửa tiền nếu so với phở Hòa ở đường Pasteur, tục gọi là phở Việt kiều, với giá chém treo ngành 12.000đ/ tô. Sở dĩ gọi thế là vì khách ăn đa số là Việt kiều. Họ quen ăn phở với giá 8 đôla/ tô, chưa kể tiền ”bo” 10%, nên với họ, đó là một giá rẻ mạt.
Phở Cầu Bông cũng không làm theo kiểu đại trà với thịt thái sẵn chất đầy một cái khay. Khách ăn tới đâu làm tới đó. Thịt thái mỏng bốc mùi thơm phức. Mỗi miếng thịt mang hình kỷ hà, màu nâu gụ của nó dính với màu mỡ gàu đặt trên nền trắng của bánh trông giống như một bức tranh tĩnh vật.
Cô giáo của trường Khoa học đã đưa cả khoa học lẫn nghệ thuật vào phở.

PHỞ T.D. Ở ĐIỆN BIÊN PHỦ

Phở có bảng hiệu mang tên số nhà, nhưng người ta cứ quen miệng gọi là phở T. D., tên ông chủ, mặc dù anh không đứng bán. Căn nhà đó, xưa kia, anh mở tiệm cơm Tây với hai món đặc sản : chateaubriand và chân giò nấu đậu trắng. Các bằng hữu của anh đa số là những người làm văn nghệ. Anh cũng được liệt vào số đó, bởi giọng ca tuyệt diệu của anh. Nhưng mỗi năm anh chỉ hát có một lần và chỉ hát có một bài vào đêm Giáng sinh : “Đêm thánh vô cùng” (Silent Night). Một điệu nhạc tắt đèn. Trong lúc tiếng ca thánh thiện của anh vang lên, người ta ôm nhau đi một đường slow.
Sau khi thưởng thức phở Quyền, phở Tàu Bay, phở bà Dậu, nếu muốn đổi hương vị, người ta có thể đến T.D để nếm món “vú sữa”, tức là khoảng thịt bụng có những núm vú, ăn béo ngậy, thơm và sần sật, nhưng không giống như sụn hoặc nậm của thịt chó. Nhà hàng có mặt bằng rộng, quạt máy quay vù vù, khách ăn không phải chịu cái cảnh mồ hôi mẹ mồ hôi con cùng chảy.

PHỞ CÔNG TỬ SÀI GÒN

Đó là tiệm phở gà H. B. ở đường Võ Thị Sáu. Ông chủ tiệm tên là Q., một người thuộc giới giang hồ mà cả hai đạo hắc bạch đều biết… tiếng từ khi Q. ở địa vị một ông chủ.
Nghề phở đến với anh một cách tình cờ. Trong một cuộc đọ tài cao thấp với một tay anh chị, anh bị hắn thưa về tội đả thương, và sau đó bị đưa đi cải tạo. Thời gian chém tre đẵn gỗ trên ngàn, anh thường hay giúp đỡ một anh bạn đồng cảnh ngộ. Thấy bạn bị bắt nạt là anh can thiệp ngay. Không phải bằng vũ lực, mà chỉ với một chiêu số thôi : bấm vào huyệt nội quan ở cổ tay và huyệt khúc trì ở khuỷu tay, là địch thủ phải thổi bài kèn ”ô rơ lui” ngay. Q. lại còn thường giúp anh ta trong các công tác lao động. Để đáp lại ân tình ấy, người bạn kia đã truyền cho anh nghề nấu phở. Anh ta dạy Q. từ cách lựa chọn gà – phải là gà được nuôi ở nông thôn – đến cách pha chế gia vị cho thùng nước lèo, và cách nấu nướng làm sao cho gà khỏi bị vỡ da.
Sau thời gian cải tạo, Q. về đường Võ Thị Sáu mở tiệm phở H.B. – tiệm phở ngon nhất trong khu phố ấy. Chỉ trong vòng ba năm, anh đã phất lên như diều. Và bây giờ, với 8 năm trong nghề phở, anh chỉ giữ vai trò chuyên viên, và để cho một số đệ tử đứng bán. Còn một chàng nữa cũng phất lên như Q., nhờ phở. Đó là anh D., chủ một tiệm phở ở trong một con hẻm đường Nguyễn Thị Minh Khai, cách nhà thương Từ Dũ khoảng 500m. Từ Hà Nội vô thành phố Sài Gòn, anh chỉ có đủ tiền để làm một gánh phở ở đầu ngõ. Mới đầu, anh chả biết một tí gì về cái nghề này. Toàn đi học mót. Hỏi người này, học người kia, rồi tới ăn ở các tiệm phở danh tiếng để thử nghiệm. Phải mất gần một năm anh mới thành thạo.
Phở D. hôm nay nổi tiếng ngang với phở Quyền ở Phú Nhuận. Tiệm của anh có một món đặc biệt : tái bắp. Muốn ăn món này phải đi sớm, bởi 8 giờ sáng là hết. Có một điều ly kỳ là phở D. ăn vào buổi chiều bao giờ cũng ngon hơn buổi sáng. Cả chủ lẫn khách đều công nhận chuyện đó. Hỏi nguyên nhân tại sao ? Anh lắc đầu vì không giải thích được. ”Sáng và chiều cùng một thùng nước lèo. Nửa thùng buổi sáng còn lại, buổi chiều chỉ việc đun sôi, không pha thêm một chút gia vị nào, thế mà nó lại ngon hơn buổi sáng”, anh mỉm cười nói.
Bây giờ thì phở có bề thế lắm rồi. Anh mới tậu thêm một ngôi nhà ở đầu hẻm. Phở là một đặc sản của Việt Nam. Đó là điều ”quốc tế phải công nhận”. Nhưng ông Tây lại bảo nó là “soupe chinoise”, còn ông Tàu thì lại bảo nó là “ngầu phấn” chỉ là tiếng Quảng Đông, phiên âm ra tiếng Hán Việt là “ngưu” (bò hoặc trâu), ”phấn” (bột gạo). Một điều nữa, hỏi ông tổ của nghề phở là ai ? Các ông chủ tiệm phở đều lắc, mặc dù nhờ phở, họ đã có của ăn của để.


Phan Nghị
nhận từ NgocAnhTran: anhtran1951@yahoo.com

Phở Xưa & các món ăn Việt

Phở Xưa & các món ăn Việt
35 Phan Chu Trinh, Hội An
Chuyên phục vụ những món ăn thuần Việt cho khách du lịch khi đến thăm phố cổ Hội An
Phở Bò      Beef Noodle Soup
Phở Gà      Chicken Noodle Soup
Cơm Gà     Chicken Rice
Miến Gà    Chicken Soya Noodles Soup
Bún Mọc   Chicken Rice Noodles Soup Cao Lau Spring Rolls
Cao Lầu    Cao Lau
Nem          Spring Rolls

điểm qua phở hà nội

Phở Bát Đàn
Nổi danh ở Hà Nội với cái tên phở xếp hàng hay còn gọi là phở gia truyền Bát Đàn. Có lẽ trên đất Hà Nội sẽ chẳng có ở đâu lại bắt khách phải xếp hàng mua phở rồi lại tự bưng bát đi tìm chỗ ngồi như hàng này. Đi qua con phố Bát Đàn ngay từ sáng sớm, bạn cũng có thể bắt gặp một hàng dài người đứng xếp hàng rồi, thậm chí có người còn mang theo cả tờ báo để vừa đợi vừa đọc nữa cơ mà.
Đặc điểm của phở Bát Đàn là nước phở khá đậm đà do nước được ninh từ xương bò, thịt thì được thái hơi dày một chút so với các hàng phở khác và sợi phở thì nhỏ và mảnh. Ngoài ra, còn một đặc điểm thú vị nữa là hàng phở này không dùng chanh các bạn ạ.
Phở Lý Quốc Sư
Trước đây, phở Lý Quốc Sư còn được gọi là phở hợp tác xã bởi nó hoạt động theo mô hình của hợp tác xã và cũng có kiểu xếp hàng đứng chờ phở như ở Bát Đàn. Nhưng giờ, cái hợp tác xã ăn uống kiểu mậu dịch đó đã tan, họ phải trả lại nhà, hàng phở được chuyển qua chuyển lại mấy nơi, cơ cấu lại cách phục vụ, không còn cảnh khách phải xếp hàng dài nữa.
Trong số đó, có thể thấy hàng phở ở đầu Bà Triệu là có vẻ giống với ban đầu nhất với những bộ bàn ghế hơi cũ, tường nhà ám bụi than và có ăn ở đây vào những ngày gió rét bạn mới thực sự cảm thấy bát phở khiến cho người ta “ấm lòng” đến thế nào…
Phở Thìn
Nằm trên con phố Lò Đúc, nghe kể lại thì hàng phở này cũng phải tồn tại được cỡ 50 năm rồi. Và không giống như những hàng khác có phở tái, phở chín, phở gầu… nếu ăn ở đây, ta chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là: phở tái lăn. Cơ mà thế cũng đủ để chinh phục những vị khách khó tính rồi. Không hiểu là do vô tình hay cố ý, tuy là ăn phở Thìn, bạn sẽ không phải xếp hàng để đợi bưng bát về chỗ nhưng ở đây cũng có lệ là khách phải trả tiền trước thì mới được ăn!?
 
 Phở Sướng
Ảnh: nhchau, blog
Mọi người đồn nhau rằng đây là hàng phở có vị đúng chất Hà Nội nhất thế nên dù nằm sâu trong con ngõ Trung Yên ở giữa phố Đinh Liệt thì phở Sướng vẫn cứ đông nghìn nghịt khách. Cắt nghĩa cái từ “đúng chất Hà Nội” thì mới thấy được rõ: bánh phở dẻo mềm, nước dùng thanh dịu sực nức, miếng mỡ gầu thì sừn sựt béo ngậy… và còn rất nhiều thứ khác nữa khiến cho người ta thích phở Sướng. Nghe đâu rằng, ông chủ quán phở này còn đem bí quyết nấu phở của mình sang tận Matxcova để mở cửa hàng nữa cơ mà.
Phở Cồ Cử
Phở Cồ Cử có gốc ở Nam Định thế nên nếu tinh ý các bạn sẽ thấy nước phở ở đây có hương và vị đậm hơn hẳn so với các quán phở khác ở Hà Nội. Theo lời của ông chủ quán thì nhà ông đã có đến năm đời làm nghề phở rồi. Và vì là cả một dòng họ thế nên ở Hà Nội cũng có rất nhiều hàng phở thuộc dòng họ Cồ Cử này. Hồi đầu, phở Cồ Cử còn “loanh quanh” ở khu vực phố cổ Hàng Thiếc, Hàng Đồng… đến giờ, có hàng vẫn tồn tại, có hàng đã mất thế nên người ta thường tìm đến hàng Cồ Cử ở trên Thụy Khuê.
 
Và như người ta vẫn nói: Hà Nội là đất phở, thế nên trong giới hạn một bài viết sẽ không thể nào nói hết về phở Hà Nội được. Nếu bạn có cho riêng mình một hàng phở yêu thích thì đừng ngần ngại chia sẻ nhé!

Tái... nạm gầu

Tái... nạm gầu

Phố mình có anh hàng phở chí thú làm ăn với nghề gia truyền từ đời cụ nội.
Từ lâu, tiệm phở của anh đã vinh dự được dân chán cơm ghiền phở xưng tụng là “Tiệm phở Ngon nhất Sài Thành”.
Nghĩ cũng phải thôi, nghề gia truyền lại chí thú làm ăn, nửa đêm về sáng khi mọi người còn an giấc là đích thân anh chủ tiệm phở lục tục thức dậy ra tận lò mổ để tự tay chọn  thịt mang về chỉ dùng đúng trong ngày.
Do vậy mà thịt của anh rõ là thit ra thịt. Tái, nam, bắp, gầu, gân... các thứ miếng nào ra miếng đó, không chỉ tươi ngon vừa mãn nhãn vừa đã cái miệng mà còn đảm bảo không bao giờ có hàng loại hai. Hay các loại tạp chất linh tinh khác đáng ngờ ngờ vực vực...
Khách chán cơm ghiền phở như mình mê cái tiệm phở của anh ta như mê thuốc lào “đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”. Có những tháng trời sáng trưa, chiều, tối cứ phở, phở và phở ... mà chẳng thấy chán, chẳng cần nghĩ tới cơm, lại cảm nhận thấy sức khỏe ngày một gia tăng, niềm hứng phấn với ẩm thực càng thêm rạo rực... 
Khách tới,  nhiều ông bà chỉ cần ngồi cười khà khà nhìn mặt là chủ tiệm biết phải làm ngay một món vừa y cái bụng của khách, cấm có sai, trăm người như một.
Quả là anh hàng phở chí thú làm ăn, giữ gìn nghề nghiệp gia truyền, quan tâm chu đáo tới thượng đế nên ngày một ăn nên làm ra vì đã thực sự mang lại niềm vui vẻ,  hạnh phúc, ấm  no cái bụng cho bao kẻ chán cơm ghiền phở...
Cái tiệm tái nạm gầu gân “Ngon nhất Sài Thành” nằm ngay trên con đường tấp nập nhất thành phố ngày nọ đột nhiên bị... tái cấu trúc. 

Một anh chàng khác tự xưng có nghề gia truyền từ đời cố tổ, xuất phát từ một vùng quê làng nghề bậc nhất Việt Nam lò mò tới mở ngay cái tiệm phở ngay bên tả với tấm bảng “Tiệm phở Ngon nhất Việt Nam”.
Ít lâu sau, một gã khác vỗ ngực  tự xưng là con ông cháu cha trong nghề lại xuất hiện mở thêm một tiệm phở mới nữa ngay bên hữu và trương ngay tấm bảng “Tiệm phở Ngon nhất Thế giới”.
Trên cùng một con đường bi giờ có tới 3 tiệm phở lần lượt là Ngon nhất Sài Thành; Ngon nhất Việt Nam và Ngon nhất Thế giới. Chẳng biết đâu là lần nữa, làm cho giới chán cơm nghiền phở như mình khá là hoang mang, bối rối...
Anh chủ tiệm phở “Ngon nhất Sài Thành” buồn bã sinh bệnh.
Thằng cháu lo lắng chẳng biết nhờ ai mách nước nó chạy xuống tận Chắc Cà Đao  cầu viện Thày Tư Bảy Núi.
Chả hiểu Thày Tư nói năng chi với nó mà thấy ngay sau khi nó trở về là anh chủ tiệm phở “Ngon nhất Sài Thành” bỗng dưng khỏi bệnh.
Ngay ngày hôm sau tiệm phở của anh được “tái cấu trúc” bằng tấm bảng hiệu mới toanh, to đùng: “Tiệm phở Ngon nhất Con đường này”.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Những hàng phở ngon nhất Hà Nội

Những hàng phở ngon nhất Hà Nội

Không "chào đời" ở thủ đô, nhưng món phở lại trở thành tinh hoa và cực nổi tiếng ở mảnh đất này. Nếu là người mới tới Hà Nội, chắc chắn bạn cần một "bản đồ" để tìm được những quán phở trứ danh.
1. Phở bò.
Phở Sướng: Ở ngõ đoạn giữa phố Đinh Liệt . Phở ngon, nước thơm, thịt đậm, đúng chất phở Hà Nội.
Những hàng phở ngon nhất Hà Nội
Phở Vui
Đã có phở Sướng rồi thì phải đảo qua phở Vui ở gần đó, cách quãng 2 con phố. Phở Vui chếch với hàng bánh trôi tàu nổi tiếng của diễn viên Phạm Bằng. Phở Vui ăn đậm đà, mùi thơm ngậy của thịt bò, luôn nhận được sự đánh giá cao của người dân phố cổ, vốn là những người sành ăn có tiếng.
Phở Lý Quốc Sư
Đây là thương hiệu phở đã được khẳng định từ lâu. Phở ở đây rất ngon và có nhiều hương vị phở, có nhiều loại phở bò cho khách lựa chọn từ phở tái, bò chín, hay tái nạm gầu.... tùy vào sở thích của khách hàng. Nước dùng của phở đậm đà và rất thơm do cách chế biến và lựa chọn gia vị của quán.
Đặc biệt, món quẩy nóng ở đây rất thơm ngon, nóng hổi. Mới đây, phở Lý Quốc Sư đã chuyển về đoạn gần ngã 3 đoạn cuối phố Nhà Chung, đối điện 33 Nhà Chung.
Phở Bát Đàn
Những hàng phở ngon nhất Hà Nội
Nói đến phở Bát Đàn người ta lại nghĩ ngay đến phở xếp hàng nhưng xếp hàng để được thưởng thức một tô phở ngon nên ai cũng bình thản, có người còn mang cả báo ra đọc, thong thả chờ đến lượt.
Phở Bát Đàn ngon đạm, thịt bò thái tươi rói, thơm ngậy, nước dùng ngọt vị xương hầm, đúng kiểu phở Hà Nội truyền thống.
Những hàng phở ngon nhất Hà Nội
Mách bạn: Đi ăn phở Bát Đàn bạn nên đi ít nhất là 2 người, một người xếp hàng và một người vào ngồi giữ chỗ, chứ không thì bê bát phở sóng sánh trên tay bạn sẽ rất vất vả tìm chỗ, vì quán lúc nào cũng đông nghịt người.
Phở Thìn
Để có một bát phở ngon, ngoài việc chế ra nước phở vừa trong, vừa ngọt, vị ngọt sâu của xương ninh kèm gia vị, phở Thìn còn chú ý đến công đoạn xào thịt,chan phở. Thịt bò được xào trên một lò lửa nhiệt độ cao, mỡ đun nóng già, lửa bùng lên, đảo thật nhanh, thịt bò sẽ tái tức thì cho màu đẹp và ăn rất ngọt.
Người đầu bếp khéo léo xếp từng nếp bánh phở cùng với những cọng hành thành hình chỏm núi sau đó mới chan nước xương cho tăng phần hấp dẫn.
Cũng như các quán phở khác, thực khách có thể ăn phở kèm với những chiếc quẩy rán vàng và chan thêm chút nước ớt tươi ngâm dấm hay ớt tương phù hợp với khẩu vị từng người. Quán mở cửa từ 5 giờ sáng đến 9 giờ tối nhưng hầu như không lúc nào ngớt khách.
Phở bò vỉa hè Hàng Trống
Đây là một trong số ít quán phở vỉa hè ở Hà Nội. Dù trời đông lạnh giá hay mùa hè nóng bức, hàng phở này rất đông khách ăn. Quán bày biện rất đơn giản, mỗi khách vào sẽ có một cái ghế nhựa (loại siêu bé) để ngồi và thêm một cái nữa to hơn (thậm chí còn không đủ) để nước hoặc bát phở nếu quá nóng không cầm nổi ở tay...
Do là hàng phở vỉa hè nên bát đũa cũng hết sức đơn giản và không có thìa. Khách một tay bưng bát, một tay dùng đũa và khi muốn uống nước thì dùng miệng húp sột soạt. Tiện lợi và vui. Phở ở đây khá ngon và được làm theo kiểu Hà Nội, với thịt bò chín có đủ nạm và gầu, với hành lá chẻ và nhiều hành hoa.
Nước dùng ở đây được làm khá ngon nhưng ta nên chọn ăn lúc gần cuối cho đậm đà hơn. Do là phở vỉa hè nên họ chỉ bán hết nồi nước dùng là thôi, 5h chiều mở cửa chỉ đến 8h tối là hết hàng.
2. Phở gà:
Phở gà bà Lâm phố Nam Ngư. Miếng thịt gà vừa thơm vừa ngậy, lại thái dày. Nước phở chế cũng xuất sắc, thuộc trường phái béo ngậy.
Những hàng phở ngon nhất Hà Nội
Phở gà ở Quán Thánh: Đoạn trông ra vườn hoa Hàng Đậu, gần Hoè Nhai. Khác với phở gà ở Nam Ngư, phở ở đây thuộc trường phái nhạt và thanh. Nước dùng ít béo nhưng rất thơm, ăn miếng phở đầu tiên bao giờ cũng cho cảm xúc nhiều nhất. Giá bán ở đây cũng vừa phải, 20.000 đồng/1 bát.
Phở Mai Anh đường Lê Văn Hưu. Hàng này nước phở ăn ngọt sắc, và bát phở lại có thêm mấy viên mọc. Kể ra thì cũng hơi pha trộn, nhưng ăn vài lần thì lâu lâu không ăn lại thấy nhớ. Buổi trưa cửa hàng này thường là nơi đổ bộ của khách du lịch đông nhất vẫn là người Nhật Bản. Giá 25.000 đồng/1 bát.
Phở gà "chặt" trên đường Tôn Đức Thắng: Nhiều thực khách ăn xong phở ở đây lại thốt lên :"Không hiểu sao miếng thịt gà ở đây ngon thế!". Nước phở thì không phải là nhất, nhưng miếng thịt gà thì đúng là xuất sắc.
Ngon nhất là phần da, hơi dày, giòn, và rất ngậy. Có 2 hàng cùng bán ở đầu ngõ, hàng nào cũng chất cao ngồn ngộn gà và gà, có khi đến 50 con gà trên quầy, bán một chốc buổi tối là hết vèo. Nhưng có 1 hàng xuất sắc và lâu đời hơn, nên khi hàng này hết thì hàng kia mới bán được phở của mình. Giá 30.000 đồng/bát, phở đùi: 50.000 đồng/bát.
Phở Nhớ
Cái tên Nhớ bắt nguồn từ một người Việt Kiều yêu món phở Hà Nội đã đến thưởng thức và đặt cho quán : “Ăn rồi để nhớ mãi…”. Cũng từ đó, Phở Nhớ trở thành thương hiệu, thành cái tên thân thuộc với nhiều thực khách sành ăn. Sợi bánh dẻo, miếng thịt mềm ngọt, hương thơm nhè nhẹ kèm chút hăng của cọng hành sắt mỏng, vị cay cay của lát ớt tươi, mùi thơm dìu dìu của miếng thịt bò tươi và mềm.
Ăn một bát phở mà như đang đuợc thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật. Phở Nhớ ngon, do bí quyết riêng hay do tâm huyết người chủ của hàng ? Phải chăng đó là những lí do đưa Phở Nhớ tới giải nhì hội thi Phở Hà Nội?
Địa chỉ: Phở Nhớ phố Huỳnh Thúc Kháng (gần ngã tư Huỳnh Thúc Kháng giao với phố Nguyên Hồng).
Phở 24
Những hàng phở ngon nhất Hà Nội
Phở 24 đã trở thành một thương hiệu phở khá nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn ở cả nước ngoài. Khách du lịch thường thích ăn phở ở đây vì vừa đảm bảo vệ sinh mà phong cách phục vụ hết sức chuyên nghiệp.
Nhà hàng Phở 24 được thiết kế theo tiêu chuẩn đồng nhất về nội thất cũng như các cách thức chế biến phở. Bởi Phở 24 có rất nhiều loại cho bạn lựa chọn : phở bắp, phở tái, phở tái nạm, phở tái gầu, phở tái chín, hay phở gà trứng non. Ngoài ra còn rất nhiều đồ uống dinh dưỡng được chế từ các loại hoa quả tươi.Địa chỉ: phố Huỳnh Thúc Kháng, Vincom, gần Hồ Gươm...
Phở lạ
Những hàng phở ngon nhất Hà Nội
Một số hàng phở khác có những món độc chiêu như hàng phở bé teo ở góc Lý Thường Kiệt - Hàng Bài - cạnh Window Cafe có món Phở trộn khô, khá ngon. Không phải hủ tiếu, cũng không phải phở trộn lộn xộn đủ thứ. Bát phở chỉ đơn giản có thịt, bánh, hành rau thơm, và quan trọng là nước trộn và tỷ lệ gia giảm của bà chủ, 1 lần phải ăn 2 bát.
Phở lạ nữa có thể kể đến là phở hải sản trên đường Nghi Tàm, Nhật Thực chưa thử nên không đánh giá. Rồi còn phở chua theo kiểu Lạng Sơn, phở cuốn.
Có một thứ không thể không nhắc đến là lọ tương ớt của các hàng phở. Không hẹn mà gặp nhưng hầu hết các hàng phở nổi tiếng ngon, đều có những lọ tương ớt "xuất sắc", hàng thửa riêng chứ nhất quyết không đánh đồng tạp nham mua cả can ngoài chợ về cho khách dùng.
Một thứ khác cũng quyết định đến độ ngon của bát phở - ấy là món quẩy. Trong các hàng phở vừa kể trên, có hàng phở Gà ở Nam Ngư là còn duy trì kiểu quẩy mềm, rán vừa lửa - đúng kiểu quẩy xưa của Hà Nội. Bây giờ, người ta chỉ thích ăn quẩy giòn già lửa.