Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Ozone là gì?


O3 theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “không khí trong lành”. Được phát hiện vào năm 1840 do nhà nghiên cứu người Đức tên là Schobein và Soret, đồng thời xác lập nên công thức và gọi tên là Ozon (O3).
Phân tử O3 gồm 3 nguyên tử oxy kết hợp thành, vốn là chất khí không bền nên dễ dàng chuyển hoá thành oxy (O2). Trong tự nhiên, sau các cơn dông có sấm sét, dưới tác dụng của điện trường cao, tia lửa điện đã kích thích các phân tử O2 chuyển hoá thành O3, nên sau cơn dông ta thấy không khí trở nên trong lành dễ chịu. Bên ngoài trái đất, ban ngày oxy trong lớp không khí phía trên hấp thụ các bức xạ vùng cực tím chuyển thành O3, ban đêm O3 tự phân giải thành oxy… Tầng O3 lúc dày lúc mỏng hình thành và từ cân bằng. “Lá chắn xanh” kỳ diệu của sự sống đã ngăn không cho các tia bức xạ độc hại lọt xuống phá hại sự sống phía dưới. Ngay trên bề mặt trái đất sinh thái tự nhiên cũng tạo ra chút ít O3 rất loãng (0,0001 ppm) làm cho không khí trong lành, tự cân bằng sự sống. Thiếu và thừa O3 đều có hại.
Những ứng dụng lớn của O3 trong đời sống ngày nay
Do đặc tính O3 là chất oxy hoá mạnh( mạnh hơn clo 300 – 600 lần) nên O3có thể tác dụng với các kim loại như Fe, Mg, Pb..từ đó tạo ra các kim loại kết tủa trong quá trình xử lý nước, … Ngoài ra O3 có thể phản ứng trực tiếp với chất hữu cơ có trong nước, hay gián tiếp với các gốc OH để phân huỷ chúng.
Bảng phân tích kết quả Diệt khuẩn bằng ozon
Loại vi khuẩn
(TL diệt vi khuẩn) Lượng vi khuẩn
(TL diệt vi khuẩn) Sau 3 giây Sau 3 giây
ESCHERICHIA 105 clls 98% 100%
ECULY 105 clls 98% 100%
STAPHYLO 105 clls 98% 100%
COCCUS 105 clls 98% 100%
PSEDOMONAS 105 clls 98% 100%
AERUCINOSA 105 clls 98% 100%
Vi rút viêm gan B 105 clls 99,9% 100%
Vi khuẩn hiếu khí 105 clls 98% 100%
COLIFORMS >2400 98% 100%
1) Ozone sử dụng để xử lý nước tự nhiên và nước thải
Dựa trên tình hình thực tế và những sío liệu nghiên cứu, khảo sát trên phạm vi toàn quốc có thể nói rằng Việt Nam là một trong những quốc gia thực hiện công tác quản lý nguồn tài nguyên nước còn lỏng lẻo. Các biện pháp xử lý nước hiện nay là những phương pháp lạc hậu chưa đạt tiêu chuẩn và hiệu quả cao trong việc lọc và tinh chế dẫn đến hệ quả làđa số các mẫu nước chưa đạt được “tiêu chuẩn nước sinh hoạt “.
Những phương pháp xử lý hiện nayđang được áp dụng là dùng không khí (với tác nhân là oxy trong không khí ) làm kết tủavà một số hoá chất khác có trong nước . Tại các nhà máy xử lý nước ngầm, phương pháp chủ yếu là thúc đẩy quá trình oxy hoá bằng phương pháp tạo mưa. Sau đó áp dụng các biện pháp lọc thông thường và cuối cùng clo để xát trùng nước. Ngoài ra việc dùng clo sát trùng nước chưa phải là giải pháp hữu ích(phương pháp này nhiều nước trên thế giới đã cấm sử dụng). Theo nhiều kết quả nghiên cứu thì clo ngoài khả năng sát trùng còn để lại một số tác dụng phụ làm ảnh hưởng lâu dài tới sức khoẻ con người.
Chính vì vậy, để góp phần thực hiện chủ trương của nhà nước về bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường chúng tôi xin giới thiệu Công nghệ Ozone xử lý và làm tinh khiết nước sinh hoạt. Các thiết bị O3 công suất lớn có khả năng khử độc,khử khuẩn cao, góp phần làm tinh sạch hệ thống nước sinh hoạt.O3 còn được sử dụng để làm sạch nước nguồn trong công nghiệp, nước khoáng, nước đóng chai tinh khiết vì O3 không có tác dụng phụ hay ảnh hưởng tới chất nước.
Trong công nghệ xử lý nước nguồn ô nhiễm O3 được sử dụng làm kết tủa các thành phần kim loại và phân huỷ các chất hữu cơ tồn tại trong nước làm cho quá trình lọc tiếp theo hiệu quả hơn. Ngoài ra, O3 còn diệt khuẩn, các tảo, nấm có trong nước làm cho ngườn nước tinh sạch.
O3 trong công nghệ xử lý nước thải
Hiện nay các nhà máy ở nước ta đa phần chưa có hệ thống xử klý nước thải từ đó dẫn đến sự ô nhiễm nguồn nước ngầm phục vụ đời sống. Do trong nước thải công nghiệp và nông nghiệp chứa rất nhiều thành phần hoá học và các vi sinh vi khuẩn độc hại.
Chính vì vậy, chúng tôi đề xuất công nghệ xử lý nước thải có sử dụng Ozone. Ozone như đã biết O3 có khả năng phá huỷ các cấu trúc liên kết có trong nước với nồng đọ thích hợp, tạo ra các kết tủa kim loại có trong nước thải công nghiệp. Nước thải qua quá trình xử ký bằng O3 còn được diệt khuẩn chống ô nhiễm, lây truyền dịch bệnh có trong nguồn nước thải…
Với khả năng trên O3 sẽ giảm thiểu sự ô nhiễm của nước thải ra môi trường.
2) ứng dụng O3 trong nông nghiệp (chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản)
Chăn nuôi
O3 vô trùng nguồn nước, môi trường cho chăn nuôi gia cầm, thuỷ cầm, vật nuôi… phòng ngừa lây nhiễm dịch bệnh. Với khả năng sát khuẩn cao O3 góp phần đáng kể vào việc ngăn chặn và phòng ngừa các bệnh đường ruột do virut gây ra. Ngăn ngừa dịch cúm gia cầm.
O3 dùng xử lý nước đầu vào và nước thải trong chăn nuôi
Nuôi trồng thuỷ sản
Trước đây trong nuôi trồng thuỷ sản các ao hồ trước và sau khi được nuôi thả thuỷ sản thường được xử lý bằng các hoá chất độc hại, thường để lại dư lượng hoá học trong nước làm giảm sự phát triển của thuỷ sản. Sử dụng O3 để xử lý vô trùng nguồn nước cho nuôi trồng thủy sản và tẩy rửa ao, hồ, bể,… sẽ góp phần làm giảm việc sử dụng các hoá chất khác, giảm chi phí sản xuất và đặc biệt làm giảm dư lượng kháng sinh trong thuỷ sản do nguồn nước có O3 diệt khuẩn chống lây nhiễm bệnh cho thuỷ sản. Ngoài ra , xử lý nước nguồn cho thuỷ sản còn làm tăng hàm lượng O2trong nước sẽ giúp cho thuỷ sản khoẻ mạnh và phát triển nhanh hơn.
O3 bảo quản nông sản
Do đặc tính sát khuẩn cao, khử được các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong hoa quả giúp quá trình bảo quản nông sản được lâu hơn và sạch hơn.
3) O3 ứng dụng trong sinh hoạt
Với khả năng khử độc sát khuẩn cao O3 có tác dụng làm trong lành không khí, tăng hàm lượng O2 trong phòng ở, văn phòng,… giúp điều hoà không khí trong nhà.
Xử lý nước bể bơi
Ở nước ta hiện nay các bể bơi thường dùng các hoá chất độc hại như clo, … để xử lý nước tuần hoàn trong quá trình sử dụng. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, O3 hoàn toàn có thể thay thế các phương pháp “cổ truyền” không còn phù hợp với thực tế.
Khi nước bể được bơm qua thiết bị phối trộn O3 các thành phần hoá chất sẽ bị xử lý làm kết tủa kim loại, phân huỷ hoá chất hữu cơ, khử mùi, khử màu, diệt khuẩn, virut, tảo, nấm,… chống lây nhiễm bệnh trong bể bơi. Ngoài ra, dư lượng O3 còn trong bể sẽ có tác dụng chữa bệnh ngoài da, khử mùi hôi cơ thể người tắm.
Xử lý thực phẩm rau củ quả
O3 có khả năng diệt khuẩn trong hoa quả khi ngâm trong nước sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh đường ruột do ăn hoa quả tươi sống. Sử dụng O3 để phân huỷ hàm lượng hoá chất hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật dư thừa trong quá trình sản xuất nông nghiệp, sẽ góp phần làm thực phẩm tươi sạch hơn. an toàn vệ sinh thực phẩm, chống ngộ độc thực phẩm.
4) Các ứng dụng khác
- O3 còn được ứng dụng trong công nghiệp hoá học để chiết xuất kim loại hiếm trong nước thải.
- Tạo ra các chất hữu cơ mới.
- Trong công nghệ tẩy trắng bột giấy và sản phẩm giấy.
- Khử các khí thể phun từ nhà máy nhiệt điện.
- Điều tiết, cải thiện không khí tong xưởng, xí nghiệp công nghiệp.
- Y học điều trị và trị bệnh. Xử lý môi trường chống lây nhiễm. Khử trùng trang thiết bị y tế. Dự phòng khi mổ và sau khi mổ. Cách ly bệnh dịch.
Ứng dụng của OZONE
1. SỬ DỤNG TRONG GIA ĐÌNH
Diệt khuẩn, lọc không khí tuần hoàn trong phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, … đặc biệt diệt khuẩn trên giường, rất thích hợp cho nhà có em bé. Khử mùi hôi tanh, mùi nấu nướng, diệt khuẩn trong phòng ngủ, toilet, phòng khách, phòng ăn, bếp, tủ lạnh, mùi súc vật, …
2. SỬ DỤNG TRONG VĂN PHÒNG
Khử mùi ẩm mốc, mùi hôi, mùi hồ sơ, làm sạch không khí, ngăn ngừa mối mọt.
3. SỬ DỤNG TRONG NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN, KARAOKE, MASSAGE
Khử mùi hôi, mùi nấu nướng, mùi thức ăn, bia rượu, mùi nước mắm, hành tỏi, thuốc lá, …
4. SỬ DỤNG TRÊN XE HƠI
Khử mùi hôi, mùi ẩm mốc từ nệm, thảm, mùi cao su, mùi thuốc lá, nước hoa, mùi khói xe và các mùi khác từ ngoài đưa vào.
5. TRÊN THỰC PHẨM, RAU QUẢ, THỊT CÁ, THỦY HẢI SẢN
Dùng rửa rau, trái cây, thịt cá thủy sản để khử mùi hôi tanh, diệt khuẩn, phân hủy thuốc trừ sâu, hóa chất, màu trên thực phẩm. Thực phẩm sau khi rửa bằng OZONE có thể bảo quản tươi và lâu hơn.
6. XỬ LÝ NƯỚC
Khử mùi chlorine, khử độc tố, phân hủy hóa chất, thuốc trừ sâu, oxy hóa sắt, Mn, Mg, kim loại nặng, cải thiện độ trong và diệt khuẩn.
Sử dụng OZONE để làm sạch không khí, nước và môi trường sống xung quanh chúng ta đồng thời cũng tạo ra một rào cản hữu hiệu nhất để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh mang đến cho bạn sự an toàn và sảng khoái.
Sử dụng máy sục Ozone
1. LẮP RÁP MÁY
Treo máy thẳng đứng trên tường hoặc vách phẳng, đặt nơi thoáng mát, tránh ẩm ướt.
o Đặt đầu ống dẫn khí vào chậu (thùng) chứa nước hoặc thực phẩm, đậy kín nắp. Lưu ý: không được dùng chậu (thùng) bằng nhôm.
o Cắm điện, bật công tắc nguồn.
o Ấn phím tăng hoặc giảm để đặt thời gian (phút).
o Ấn phím chọn để máy bắt đầu hoạt động.
Máy sẽ tự động tắt khi kết thúc thời gian làm việc.
2. XỬ LÝ RAU QUẢ, THỊT CÁ, HẢI SẢN
Rau quả, thực phẩm sau khi được rửa bằng nước thường mới cho vào sục OZONE. Thời gian đặt tùy thuộc vào loại rau quả và số lượng cần xử lý. Rau quả sau khi xử lý đợi 01 phút là có thể sử dụng được.
o 500g rau quả: 30 phút
o 300g rau quả: 20 phút
o Dưới 200g rau quả: 15 phút
3. XỬ LÝ NƯỚC
Cho nước vào thùng chứa nước sạch. Thời gian đặt tùy thuộc dung tích nước cần xử lý:
o 20 lít nước: 30 phút.
o 10 lít nước: 20 phút
o Dưới 5 lít nước: 15 phút.
4. XỬ LÝ KHÔNG KHÍ
Đặt máy vào nơi cần xử lý không khí như phòng ốc, xe hơi, … Đóng kín cửa. Thời gian đặt tùy thuộc vào thể tích cần xử lý. Hết thời gian xử lý, mở thông thoáng cửa. Chú ý: không nên ở trong khu vực xử lý khi máy đang hoạt động.
Thể tích ≤ 25m3: 20 – 40 phút
5. XỬ LÝ VẾT BẨN – RỬA CHÉN BÁT LY CỐC
Bát và ly cốc được rửa theo cách thông thường rồi cho vào chậu nước sạch để sục OZONE. Sau khi được xử lý, bát và ly cốc sẽ được tiệt trùng và tẩy trắng hơn.

TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯA THẲNG ỐNG PHUN BỌT KHÍ VÀO MŨI; ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét