Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

Bài thuốc trị tiểu đường thần kỳ dễ nấu ai cũng có thể tự làm

Bài thuốc trị tiểu đường thần kỳ dễ nấu ai cũng có thể tự làm

22/09/2014 15:30

Bệnh tiểu đường hiện nay vẫn là một trong những căn bệnh được liệt vào dạng khó chữa. Chính vì vậy, người bệnh cần phát hiện sớm để kịp thời chữa trị.

Trong số này, nữ lương y Lê Thị Hoàng Diệp (37 tuổi, Chủ tịch Hội Đông y phường An Tây, TP. Huế) sẽ chia sẻ với bạn đọc quan tâm đến căn bệnh tiểu đường một bài thuốc tự chữa bệnh hết sức đơn giản, dễ kiếm, dễ dùng nhưng mang lại hiệu quả tích cực. Bài thuốc được chế biến dưới dạng một món canh, người bệnh có thể tự tìm nguyên liệu và chế biến theo công thức mà lương y Diệp hướng dẫn.
Cẩn trọng với “căn bệnh thời đại”
Lương y Diệp đang thăm khám và bốc thuốc cho bệnh nhân.
Lương y Diệp đang thăm khám và bốc thuốc cho bệnh nhân.
Về món canh trị tiểu đường của lương y Diệp, lương y Vũ Quốc Trung cho biết: “Theo Đông y, bí đao có vị ngọt, tính hơi hàn, không độc, quy kinh tỳ, vị. Tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, sinh tân, chỉ khát, lợi niệu, tiêu phù. Chủ trị các chứng tiêu khát, thủy thũng, mụn nhọt, sang lở, ban chẩn, làm tươi nhuận bì phu, giữ nhan sắc.
Để trị bệnh tiểu đường, có thể hàng ngày dùng bí đao nhục (phần thịt quả) dưới dạng nấu canh, nấu cháo ăn hoặc ép lấy nước uống. Ngoài ra cũng có thể sử dụng bí đao phối hợp với các vị thuốc khác.
Món canh bí đao nấu lá lách lợn cũng là một món canh dưỡng sinh giúp người bệnh tiểu đường giảm lượng đường huyết. Lá lách lợn (trư tỳ) vị ngọt, tính bình, có tác dụng kiện tỳ, thoát chướng, nhuận sắc, bổ tụy. Người bệnh tiểu đường tuyến tụy thường hoạt động kém nên các món ăn bổ tụy rất có ích.
Ngoài món canh trên người ta còn nấu lá lách với hải sâm hoặc râu ngô để giảm đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên không nên sử dụng các món canh này trong thời gian quá dài, người bệnh phải thường xuyên kiểm tra lượng đường trong cơ thể, nếu thấy xuống mức trung bình thì phải ngừng ăn để cân bằng lượng đường”.
Lương y Diệp có cha là thầy thuốc nổi tiếng xứ Huế. Từ nhỏ chị đã thường xuyên phụ giúp cha bốc thuốc chữa bệnh. Gia đình có 5 anh chị nhưng chỉ có chị có năng khiếu về nghề y nên được cha truyền nghề từ khi 15 tuổi. Trong khoảng thời gian học nghề, lương y Diệp luôn nỗ lực học hỏi những kiến thức và kinh nghiệm mà cha truyền dạy. “Ghi nhớ từng vị thuốc và công dụng của chúng là điều hết sức quan trọng. Đặc biệt, Đông y  có tới hàng trăm loại dược liệu khác nhau, sự kết hợp của chúng thành một phương thuốc trị bệnh cũng đa dạng không kém. Có những loại dược liệu rất độc, nếu không biết cách kết hợp và sử dụng đúng liều lượng sẽ gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng. Từ nhỏ, tôi đã thấm nhuần lời cha dạy nên rất chú ý đến các loại dược liệu có tính độc. Là thầy thuốc, phải quý trọng tính mạng bệnh nhân như tính mạng của mình vậy”, lương y Diệp tâm sự.
Sau khi tốt nghiệp THPT, lương y Diệp nộp hồ sơ vào học lớp Trung cấp Y học cổ truyền. Không ngừng học hỏi, vừa thu nạp kiến thức trên lớp, chị vừa tận dụng tối đa để học hỏi kinh nghiệm chữa bệnh từ những bậc tiền bối. Bao năm nay, không chỉ được nhiều người biết đến là vị thầy thuốc giỏi, lương y Diệp còn được đánh giá cao bởi lòng nhân ái. Nữ lương y cho biết, chồng chị công tác ở Trung tâm bảo tồn di tích Cố Đô, hai con học giỏi, ngoan ngoãn. Kinh tế gia đình ổn định nên bản thân chị không quá đặt nặng vấn đề tiền bạc. Chị chia sẻ: “Hành nghề y cốt ở cái tâm, giúp được gì cứ giúp chứ đừng nên tính toán thiệt hơn làm gì. Tiền bạc sao có thể so sánh được với sức khỏe”. Cũng nhờ uy tín, lòng nhiệt tình mà lương y Diệp được bầu làm Chủ tịch hội Đông y của phường An Tây. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề cộng thêm sự học hỏi không ngừng từ các cuốn sách về y thuật dân gian cũng như những bậc tiền bối đi trước, lương y Diệp đã nghiên cứu ra được nhiều bài thuốc hay, mang lại hiệu quả điều trị cao. Trong đó phải kể đến bài thuốc trị tiểu đường, u nang buồng trứng… Chia sẻ về sự nghiệp của mình, chị cho biết: “Tôi vẫn sẽ tiếp tục dành thời gian để học thêm, bồi dưỡng thêm những kiến thức còn thiếu”.
Lương y Diệp cho biết, những người mới mắc bệnh tiểu đường thường có những biểu hiện khác thường như: mệt mỏi, tiểu nhiều, khát nhiều, nhanh đói, giảm cân không kiểm soát, vết thương lâu lành, mắc các bệnh về da, mờ mắt, nhiễm nấm, dễ bị lạnh và cảm cúm, ngứa ran hoặc đau ở bàn chân, bàn tay… Tuy nhiên đa số những người có triệu chứng ban đầu như vậy lại bỏ qua hoặc nhầm lẫn với căn bệnh khác. Từ đó không có phương pháp điều trị kịp thời hoặc điều trị sai hướng khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. “Bệnh tiểu đường hiện nay vẫn là một trong những căn bệnh được liệt vào dạng khó chữa. Chính vì vậy, người bệnh cần phát hiện sớm để kịp thời chữa trị. Những ai có các biểu hiện nêu trên nên lập tức đi khám và làm các xét nghiệm đường huyết. Người bệnh nên xét nghiệm vào buổi sáng khi chưa ăn gì để có một kết quả chính xác. Nếu đường máu vượt quá 126 mg/dL trong 2 lần, nghĩa là bạn đã mắc bệnh tiểu đường. Nếu đường máu từ 100 đến 125 mg/dL thì đây là biểu hiện của tiền tiểu đường. Nhỏ hơn 99mg/dL là bình thường”, lương y Diệp trình bày.
Lương y Diệp cho biết thêm việc phát hiện sớm vẫn yếu tố quan trọng nhất để trị lành bệnh tiểu đường. Quan trọng hơn, người mắc bệnh nhưng không có cách điều trị phù hợp cũng rất nguy hiểm. Bệnh không những không khỏi được mà còn dẫn đến những biến chứng khác khiến cơ thể người bệnh ngày một suy mòn, thậm chí có những biến chứng gây tử vong. Nữ lương y cho biết: “Có thể kể đến những biến chứng thường thấy mà bệnh tiểu đường gây ra như: Tổn thương dây thần kinh ngoại vi (là biến chứng thường gặp nhất, biểu hiện da khô, nứt nẻ, chân chai, lở loét, sưng phù và không điều trị khỏi, có khi còn phải cắt cả chân để bảo toàn tính mạng); các bệnh về mắt (giảm thị lực, đục thủy tinh thể, quáng ga, mù lòa…); người tuổi cao có nguy cơ mắc bệnh về tim, đột quỵ, dễ gây tử vong. Bệnh nhân bị mắc tiểu đường còn rất dễ bị nhiễm trùng bất cứ bộ phận nào trên cơ thể và một trong những hậu quả nghiêm trọng là phải tháo khớp (hiện tượng đoản chi)”.
Hiệu quả thần kỳ
Theo lương y Diệp, giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định được xem là yếu tố quan trọng trong để người bệnh giảm nguy cơ bị các biến chứng. Người mắc tiểu đường phải dùng thuốc suốt đời nên việc dùng thuốc nào an toàn khi dùng dài ngày rất được quan tâm. Từ thực tế này, hiện nay người bệnh có xu hướng tìm đến những loại thuốc từ tự nhiên vừa hiệu quả vừa không gây tác dụng phụ khi dùng trong thời gian dài. Theo xu hướng trên, lương y Diệp đã tìm ra một phương pháp điều trị tiểu đường từ các loại thực phẩm sẵn có trong tự nhiên. Bài thuốc này giúp giữ được lượng đường ổn định. Những người có lượng đường cao khi dùng cũng sẽ giảm rõ rệt.
Bài thuốc của lương y Diệp khá đơn giản, ai cũng có thể tự làm được với những nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm. Đó là món canh bí đao kết hợp với lá lách của heo. Cách làm cũng không hề khó. Theo đó, lá lách lợn tươi mua về bóc bỏ lớp màng mỏng bên ngoài, rửa thật sạch (dùng nguyên 1 cái). Tiếp đến lấy khoảng 25g bí đao bỏ vỏ rửa sạch đem nấu chín kỹ với lá lách trên và ăn cả cái lẫn nước. Mỗi ngày ăn 1 lần, kiên trì ăn trong vòng một tháng sẽ giảm được lượng đường trong máu. Lương y Diệp căn dặn thêm, khi ăn món canh này, trong một tháng tiếp sau đó người bệnh phải thường xuyên kiểm tra. Khi nhận thấy lượng đường xuống quá thấp thì ngừng ăn nhằm đảm bảo sức khỏe. Giải thích về món canh này, lương y Diệp cho biết: “Khi người bị mắc bệnh tiểu đường thì khả năng làm việc của tuyến tụy yếu đi. Trong khi đó, lá lách heo lại có tác dụng bổ tuyến tụy. Phương pháp này trong y học cổ truyền gọi là “tạn khí liệu pháp””.
Ngoài món canh bí đao với lá lách lợn trên, lương y Diệp khuyên người bệnh nên kết hợp uống củ sinh địa với liều lượng 40g/ ngày. Cách làm như sau: Củ sinh địa đem rửa sạch rồi nấu nước uống hàng ngày như uống trà. “Khi mua củ sinh địa nên chọn những củ mập, vỏ mỏng, mềm và cắt ngang có màu đen nhánh. Loại củ này có tác dụng bổ thanh âm đồng thời mát huyết, thanh nhiệt. Việc kết hợp giữa ăn và uống như trên sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng hạ lượng đường trong cơ thể. Đây là cách làm giúp tuyến tụy nghỉ ngơi, tẩm bổ. Chú ý người bệnh nên cung cấp năng lượng vừa đủ, tránh dư thừa, đặc biệt là phải luyện tập thể dục điều độ”, lương y căn dặn thêm.

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

4 tuyệt chiêu của điện thoại

4 tuyệt chiêu của điện thoại trong trường hợp khẩn cấp mà không phải ai cũng biết

Có 1 số trường hợp mà điện thoại của bạn có thể là 1 phương tiện cấp cứu rất hữu ích
Điện thoại có thể là 1 phương tiện cấp cứu hoặc 1 thứ vật dụng dùng trong trường hợp khẩn cấp.

4 tuyệt chiêu của điện thoại trong trường hợp khẩn cấp mà không phải ai cũng biết

Ảnh minh họa

Thứ nhất: Số điện thoại cấp cứu trên khắp thế giới cho điện thoại DĐ là 112.

Nếu bạn đang ở 1 nơi ko có mạng điện thoại, và bạn đang trong trường hợp khẩn cấp cần giúp đỡ. Hãy bấm phim 112, điện thoại của bạn sẽ tự động tìm bất cứ mạng khẩn cấp nào hoặc những số Đt cấp cứu và tự động nối mạng cho bạn với đường dây đó. Và điều thú vị là con sô cấp cứu 112 này có thể thao tác ngay cả khi bàn phím đang bị khóa. bạn hãy thử nhưng ngay khi máy thông thì phải ngắt cuộc gọi đó đi. Bạn ko muốn được nối với số điện thoại cấp cứu khi bạn ko có vấn đề gì chứ?

Thứ 2 Khi bạn bị mất chìa khóa hoặc quên chìa khóa trong xe.
Nếu xe ô tô của bạn có khóa điện tử. Và bạn khóa xe mà quên chìa khóa ở trong xe. Trong trường hợp bạn có 1 chiếc khóa dự phòng khác ở nhà. Bạn hãy gọi DĐ cho ai đó khi đó đang ở nhà từ DĐ của bạn. Giữ Đt của bạn gần sát cửa xe và yêu cầu người đó cầm chiếc chìa khóa điện tử đó, để sát chiếc Đt của họ và ấn nút mở khóa. xe của bạn sẽ đc mở.


Thứ 3, Bạn muốn sử dụng Đt mà nó lại sắp hết bin( cái này hữu dụng lắm nhé)

Nếu Đt của bạn gần hết bin. Mà bạn lại muốn dùng nó, hãy nhấn *3370#. Đt của bạn sẽ khởi động lại và cho bạn thấy Bạn có thêm 50% lượng bin trên tổng lượng bin còn lại trong máy. Lượng bin này từ bộ phận đồng hồ báo hết bin của máy. Đồng hồ này sẽ đc sạc lại bin trong lần tới bạn sạc Đt.
THIRD Hidden Battery Power

Thứ 4 Trong trường hợp máy ĐT của bạn bị mất( Nhưng cái này chỉ sợ Phương Tây mới hay có dịch vụ này. Các bạn có thể kiểm tra lại với các nhà cung cấp mạng của Vn xem sao. Cũng có thể chúng ta có dịch vụ này)

Bạn hãy nhấn số *#06# để kiểm tra số seri Đt của bạn. 1 Dãy số 15 số sẽ xuất hiện trên màn hình. Dãy số này là dãy số duy nhất của Đt của bạn. Viết nó ra và giữ nó ở 1 nơi an toàn. Khi điện thoại của bạn bị mất. Bạn có thể gọi Đt cho nhà cung cấp( Mạng Đt mà bạn đang dùng) của mình và đưa cho họ dãy số này. Họ sẽ khóa chiếc đt đó lại. Nên nếu tên trộm có cố lấy Sim ra thì chiếc Đt này cũng trở thành vô dụng, ko thể dùng đc. Ít nhất khi bạn làm điều này, bạn sẽ ko lấy được Đt lại nhưng người lấy nó cũng ko thể dùng đc.

Bạn muốn kiểm tra xem Đt của bạn được sản xuất từ đâu thì hãy xem lại dãy số này. Kiểm tra con số thứ 7 và thứ 8.( Cái này rất thú vị đấy. bạn có thể kiểm tra dễ dãng khi đi mua máy ngay cả khi bạn tra biết gì về máy Đt cả)

Nếu 2 số đó là số 02 hoặc 20, Đt của bạn được sản xuất tại TQ và điều này có nghĩa chất lượng của nó ko tốt lắm.

Nếu 2 con số này là 08 hoặc 80. Điều này có Đt của bạn đc sản xuấ tại Đức và chất lượng của nó khá tốt.

Nếu 2 số này là số 01 hoặc 10. Điều này có nghĩa Đt của bạn được sản xuất tại Phần lan và chất lượng của nó rất tốt.

Nếu 2 số này là sô 00. Điều này có nghĩa Đt của bạn được sản xuất tại nhà máy chính hãng và nó là chiếc Đt tốt nhất.

Nếu 2 số này là 13 thì điều này có nghĩa Đt của bạn được sản xuất tại Azerbaijan. Nó rất tệ và có thể nguy hiểm tới sức khỏe của bạn khi dùng.

Các bạn thử xem đúng ko?

PHỤ NỮ THÔNG MINH VÀ NGU NGỐC

PHỤ NỮ THÔNG MINH VÀ NGU NGỐC
1.Phụ nữ ngu ngốc chăm chăm vào khuyết điểm của đàn ông.
Phụ nữ thông minh tán thưởng ưu điểm của đàn ông.
2.Phụ nữ ngu ngốc cãi nhau với đàn ông mọi lúc mọi nơi, khiến cho đàn ông mất mặt.
Phụ nữ thông minh giữ thể diện cho đàn ông trước mặt người ngoài.
3.Phụ nữ ngu ngốc không ngừng bới móc quá khứ.
Phụ nữ thông minh cùng đàn ông tạo dựng tương lai.
4.Phụ nữ ngu ngốc hạ thấp đàn ông. Cô ta quên rằng hạ thấp đàn ông cũng chính là hạ thấp bản thân.
Phụ nữ thông minh tán thưởng đàn ông. Cô ta hiểu rằng tán thưởng đàn ông cũng chính là tán thưởng bản thân.
5.Phụ nữ ngu ngốc tự cho mình nhìn thấy bản chất đàn ông.
Phụ nữ thông minh sẵn lòng thông cảm tha thứ cho đàn ông.
6.Phụ nữ ngu ngốc sẽ nói : ” Anh cút đi ”
Phụ nữ thông minh sẽ nói : ” Anh không được phép rời bỏ em ”
7.Phụ nữ ngu ngốc xem đàn ông như cung tên, kéo càng căng, mũi tên bay càng xa.
Phụ nữ thông minh xem đàn ông như cánh diều, thong thả giữ lấy dây diều trong tay.
8.Phụ nữ ngu ngốc quá đề cao cái tôi của mình.
Phụ nữ thông minh khôn khéo gửi gắm và dựa dẫm.
9.Phụ nữ ngu ngốc không rời đàn ông nửa bước.
Phụ nữ thông minh hiểu được lúc gần lúc xa.
10.Phụ nữ ngu ngốc chỉ biết giặt giũ nấu ăn, nhưng quên mất làm đẹp bản thân.
Phụ nữ thông minh cũng biết giặt giũ nấu ăn, nhưng không quên làm đẹp bản thân.
11.Phụ nữ ngu ngốc mang đến cho đàn ông áp lực và kiềm nén.
Phụ nữ thông minh đem đến cho đàn ông động lực và hứng thú.
12.Phụ nữ ngu ngốc khiến đàn ông thất bại trong những giọt nước mắt của cô ta.
Phụ nữ thông minh khiến đàn ông thành công trong nụ cười rạng rỡ của cô ta.
13.Phụ nữ ngu ngốc đả kích đàn ông.
Phụ nữ thông minh cổ vũ đàn ông.

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

CHIẾC BÌNH BÁT CỦA TA

CHIẾC BÌNH BÁT CỦA TA
Ngày xưa vào thời đức Phật, mỗi sáng các thầy ôm bình bát của mình đi vào làng để khất thực. Khất thực có nghĩa là xin vật thực của người để nuôi thân. Các thầy thong thả đi từ nhà này sang nhà khác, không chọn lựa, mắt nhìn xuống và yên lặng đứng đợi trước cửa. Và họ tiếp nhận hết bất cứ những vật thực nấu sẵn nào được người dân bỏ vào bình bát của mình, không khen chê, vui buồn, và cũng không phân biệt. Với một tâm bình đẳng.
Tôi thích hình ảnh ấy. Tôi nghĩ trên con đường thực tập chúng ta cũng như những vị tu sĩ đi khất thực. Mỗi sáng thức dậy, chúng ta bước vào cuộc sống với chiếc bình bát của mình. Và chúng ta đâu biết trước hôm nay cuộc đời sẽ trao tặng hay thảy bỏ những gì vào chiếc bình bát của mình? Những niềm vui hay những lo âu nào? Nhưng như các vị ấy, chúng ta hãy thực tập theo lời Phật dạy, hãy giữ cho bình bát mình được trống không, và tập tiếp nhận những gì cuộc đời trao cho ta hôm nay, với một tâm bình đẳng không phân biệt. Tất cả dẫu có là khó khăn, nhưng đều cũng có thể là những chất liệu để làm tăng trưởng và nuôi dưỡng cho sự thực tập của mình.
****Có Mặt Trong Mọi Hoàn Cảnh****
Sáng hôm nay trời trong xanh và có gió mát, tiếng suối chảy réo rắt vang lại từ bên kia bờ rừng. Mùa hè về núi rừng xanh cỏ lá. Bạn biết không, tôi nghĩ nghệ thuật để có hạnh phúc trong cuộc sống là làm sao chúng ta có thể chấp nhận những gì đang có mặt. Không nắm bắt và cũng không xua đuổi những gì xảy ra. Tôi chợt nhớ câu chuyện này của ông Joseph Goldstein kể.
“Thời gian tu tập ở Ấn độ, tôi sống trong một chiếc cốc nhỏ, chiều ngang chừng 6 bộ (feet) và chiều dài 7 bộ. Cánh cửa ra vào ngôi cốc của tôi chỉ là một tấm màn che mỏng. Mỗi ngày trong khi tôi ngồi thiền trên giường, có một con mèo không biết ở đâu lang thang đi vào, và rồi nó leo lên nằm gọn trong lòng của tôi. Tôi phải đứng dậy ẳm con mèo ấy và thả nó ra ngoài. Nhưng chỉ chừng vài phút sau, nó cũng đi vào trở lại và leo lên lòng của tôi. Tôi với con mèo, dường như là cả hai đang cùng múa với nhau theo một vũ điệu nào đó vậy. Tôi mang thả nó ra ngoài, và rồi nó leo trở lại vào trong lòng tôi. Và sự việc cứ tiếp tục lặp đi lặp lại như vậy mãi. Tôi đem nó bỏ ra ngoài là vì tôi đang ngồi thiền, tôi đang cố gắng công phu để được giác ngộ. Nhưng con mèo ấy cứ tiếp tục quay trở lại phá rối sự thực tập của tôi.
Và càng lúc tôi lại càng cảm thấy bực mình và rất khó chịu vì sự lì lợm của con mèo này. Cuối cùng, sau hơn một giờ rưỡi đồng hồ mang nó trở ra và nó lại quay trở vào, tôi phải đầu hàng! Tôi chấp nhận! Không còn biết cách nào khác để làm nữa hết. Cánh cửa ra vào chỉ là một tấm màn, tôi không thể nào đóng lại được. Tôi ngồi xuống thiền, và một chút sau con mèo lại thong thả đi vào và leo vào lòng của tôi. Nhưng tôi không thèm làm gì hết. Buông bỏ hết! Tôi chấp nhận nó như một phần của buổi ngồi thiền, một phần công phu của mình. Chỉ chừng vài phút sau, con mèo từ từ đứng dậy và nó bỏ đi ra ngoài. Và lúc ấy tôi chợt ý thức rằng, những vị thầy của ta đang có mặt trong tất cả mọi hoàn cảnh!”
Trong cuộc đời đôi khi cũng sẽ có những khó khăn và muộn phiền mà chúng cứ quay trở lại với mình mãi, dầu ta có cố gắng để buông bỏ. Có lẽ cũng như ông Joseph, ta phải tập để yên cho nó thôi. Ta để yên cho nó bằng cách giữ yên cho mình. Mà khi ta được yên rồi thì nó cũng sẽ được yên thôi. Bạn biết không, đôi khi không làm gì hết mà mình vẫn có thể chuyển hóa được những khó khăn. Ta hãy tập tiếp nhận tất cả bằng chiếc bình bát trống không của mình.
***Khất Pháp***
Chiều hôm qua tôi lên núi một mình. Con đường lên núi có những khoảng cỏ mọc thật cao, và phủ đầy lá vàng của mùa thu năm ngoái. Tôi đi lại bờ núi, ngồi nhìn sang bên kia thung lũng là một dãy rừng núi kéo dài xa xăm. Trên cao bầu trời mùa hè trong xanh. Ngồi nơi đây thì ta dễ cảm thấy yên. Nhưng tôi nghĩ sự thực tập của chúng ta không thể nào tách rời với sự sống. Sự sống và những sinh hoạt hằng ngày vẫn có thể là một môi trường tốt để cho ta thực tập, và thực tập một cách sâu sắc. Nếu ta có một không gian yên tĩnh để cho mình ngồi xuống trên tọa cụ và thực tập thì không còn gì bằng. Nhưng cuộc đời ít khi cho chúng ta có được cơ hội ấy!
Trong cuộc sống bận rộn hằng ngày ta nên có những lúc dừng lại để ý thức được hơi thở của mình. Hơi thở sẽ mang ta trở về với chính mình cho dù ta đang làm bất cứ một chuyện gì. Trong kinh có dạy, hơi thở có ý thức sẽ mang lại cho ta một sự an tĩnh, một niềm vui. Tôi không nghĩ rằng mục đích của thiền tập chỉ là để đi tìm một sự an lạc. Nhưng sự tĩnh lặng, an vui là kết quả của thiền tập. Tôi nhớ có một câu thơ nào đó viết rằng, ta hãy đào một ao nước trong đi, thì không cần mời mọc, mảnh trăng sáng cũng vẫn sẽ đến chiếu sáng nơi đây. Khi ta có được một sự thực tập vững chãi, một sự buông xả lớn rồi, thì an lạc và tĩnh lặng là một điều tự nhiên.
Bạn biết không, các vị tu sĩ ngày xưa còn được gọi là khất sĩ, mendicant. Khất sĩ có nghĩa là khất thực và khất pháp. Khất pháp có nghĩa là xin pháp, dharma, để thực tập, để chuyển hóa khổ đau. Trên con đường tu học thì có lẽ mỗi người chúng ta cũng là một khất sĩ bạn nhỉ? Mỗi buổi sáng thức dậy ta mang bình bát trống không của mình bước vào cuộc đời, và ta tập tiếp nhận với một tâm bình thản và buông xả. Hoàn cảnh nào cũng có thể là một vị thầy. Dẫu biết rằng con đường dài và khó đi nhưng tất cả cũng phải được bắt đầu bằng một bước chân nhỏ. Cho dù có là chập chững...
Nắng chiều chầm chậm trôi về vướng ngang trên đỉnh núi cao. Ở miền này có rất nhiều những cây tùng, trên đường xuống núi tôi nhặt một hạt acorn nhỏ trong lòng bàn tay. Hạt tuy nhỏ bé nhưng nó cũng có tàng chứa trong ấy một cây Tùng thật lớn. Tôi chợt nghĩ, mỗi hơi thở có ý thức của mình cũng là một hạt acorn nhỏ bé. Chỉ cần đất thơm, cần nước mát, cần sự thực tập và một tình thương lớn, nếu khéo gìn giữ, một ngày chắc chắn rồi nó cũng sẽ trở thành một cây tùng cao xanh và rộng tàng bóng mát.
Nguyễn Duy Nhiên

Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

trả lại thoáng mây bay

Nước mắt nào nhỏ xuống lấp môi khô
Những đêm khuya khi tình về réo gọi
Những chiều thu mưa bay từng hạt bụi
Giọt mưa sầu rơi rụng vào tim anh.

Em bây giờ lạc lõng bước chân chim
Thắp ước mơ soi cuộc đời im lìm
Đốt khói cay ru hồn mình bàng hoàng
Anh bây giờ mịt mờ dấu chân hoang.

Cuộc tình như cơn mơ
Để lại trong thiên thu
Một trời mây bơ vơ
Một hồn ta ngu ngơ
Những cơn sầu mưa lũ
Những vết thương mù lòa
Nước mắt mặn bờ môi.

Còn gi trong đôi tay
Còn lại bao men say
Trả lại cho mưa bay
Những ân tình xưa ấy
Những ái ân nhạt nhòa
Để đời thôi xót xa...

Cơn mê nào lịm chất ngất trong tim
Rót nhớ nhung đong đầy từng đêm dài
Rót tiếc thương bao tháng ngày miệt mài
Cho tình đầu thành những vết thương sâu.

Em đi về một chiều nắng úa mi
Đường em đi phai nhạt dấu chân hồng
Khép xót xa em về trong tình mộng
Để hồn anh là một cõi hư vô.

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

SCALDAL---- em đào, em thảo, em huyền

SCALDAL----
Em đào, em Thảo em Huyền
Em Vân, em Thúy, em Duyên, em Hà
Em Trâm, em Tuyết, em Hoa
Em Yến, em Thủy, em Nga, em Tiền
Em Trân, em Trúc, em Uyên
Em Sương, em Mỹ, em Hiền em Chi
Em Thư, em Nguyệt, em Thy
Em Linh, em Diễm, em My, em Hường
Em Ngọc, em Diệu, em Thương
Em Phượng, em Nguyễn, em Nương em Lài
Em Quỳnh, em Cúc em Mai
Em Lan, em Liễu, em Hai em Lành
Các em, anh chọn phải đành
Rút cuộc tình cảm anh dành cho ai
Ai thì cũng đẹp như ai
Chẳng lẽ anh lại, 1 tay vài nàng

Sự Tiến Hóa Của Linh Hồn

Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Những nguyên tắc khác người của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa

Những nguyên tắc khác người của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa

ANTĐ - Võ Trọng Nghĩa là cái tên đã nổi đình nổi đám trong giới kiến trúc. Những công trình Gió nước và tre, những công trình cây mọc từ bê tông của Võ Trọng Nghĩa đã nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới. Các giải thưởng kiến trúc quốc tế, Võ Trọng Nghĩa đều tay nhận hằng năm. Còn một nghĩa khác của sự “nổi đình nổi đám” là những tác phẩm của Võ Trọng Nghĩa luôn là đề tài tranh luận với nhiều ý kiến khen chê, phản bác thậm chí dậy sóng không chỉ trong giới kiến trúc mà cả dân ngoại đạo. Võ Trọng Nghĩa bình thản đón nhận tất cả những điều đó, kể cả thành công lẫn thất bại hay những ý kiến phản bác. Giải thưởng ư, lúc nào mình cũng cố gắng thì không có kết quả này cũng có kết quả khác. Hầu như tôi không đi nhận giải thưởng bao giờ. Còn phản bác ư. Thoải mái! Tôi chấp nhận mọi giá trị…
Tôi là dân ngoại đạo về kiến trúc, nhưng cũng rất ấn tượng với công trình xanh của Võ Trọng Nghĩa. Tôi để ý đến cái tên này và muốn thực hiện một cuộc trò chuyện với nhân vật này. Sáng 10 Tết, đến Công ty TNHH Võ Trọng Nghĩa nằm trên đường Láng Hạ, Hà Nội. Tôi hơi ngạc nhiên, trong phòng chật kín người, mọi cabin đều kín chỗ, phần lớn các KTS trẻ, có cả người nước ngoài ai cũng mải mê với công việc của mình. Căn phòng gọn gàng ngăn nắp, có những kệ gỗ màu trắng đặt các mô hình bằng tre. Nhân viên làm việc im phăng phắc, thấp thoáng chỉ nghe thấy giọng Quảng Bình của Nghĩa bàn việc với khách hàng, và tiếng bàn phím lách cách cùng những cái nhấp chuột tí tách. Nhìn cái cung cách làm việc ấy tôi đoán được cơ chế làm việc ở đây và tính cách quyết liệt của người lãnh đạo.



Bí quyết nhà lãnh đạo trẻ

- Mới ra Tết mà Công ty Võ Trọng Nghĩa đã bận túi bụi thế này sao?

- Ngộp thở. Công ty đi làm từ mùng 7, không có ai xin nghỉ.

- Nhìn họ làm việc say mê quá, không biết ngồi nói chuyện thế này có ảnh hưởng gì không?

- Không sao. Nếu chị đến đây vào 11, 12 h đêm vẫn có người làm việc mà không thấy ai kêu ca phàn nàn gì. Đấy đã trở thành niềm đam mê  của họ rồi.

- Chắc là người lãnh đạo phải “hắc” lắm?

- Không, tôi để tự họ lựa chọn cách làm việc của mình. Người tài xế ở Việt Nam hay có thói quen bấm còi và nói rằng không bấm còi không chạy được. Tôi nói một là không bấm còi hai là nghỉ việc, ông chọn con đường nào. Hay chuyện anh lái xe phải đeo găng tay trắng, nhưng không đeo, tôi vui vẻ cho anh nghỉ và tuyển một người khác, chắc chắn họ sẽ đeo găng tay trắng. Ngay ở công ty này nhân viên đi xe ngoài đường cũng không được còi làm ô nhiễm âm thanh, trừ trường hợp có khả năng người ta lao ra.

- Làm sao để anh kiểm soát nhân viên của mình có thực hiện hay không?

- Phản hồi. Những chuyện đơn giản như thế nhưng mọi người cứ bỏ qua. Một người có làm việc tốt hay không phải bắt đầu từ ý thức chấp hành kỷ luật. Nếu không thì đừng bao giờ hy vọng. Đừng bao giờ.

-  Công ty anh còn nguyên tắc nào khác nữa không?

- Nhân viên công ty không được phép gọi vào số điện thoại riêng của tôi.

- Thế thì bất tiện, nhỡ có việc gì cần xin ý kiến của anh?

- Gọi làm gì? Phải tự mình nghĩ ra cách giải quyết. Và có hệ thống bao nhiêu người có thể giải quyết công việc thay tôi.

- Và tiếp nữa? Còn điều gì không được phép nữa?

- Ở công ty không được phép nói nhược điểm của người khác, trừ khi điều đó làm ảnh hưởng công việc. Tôi không đánh giá cao, thậm chí là xem thường những người hay nói về nhược điểm của người khác khi không có mặt của họ.

- Quá hay. Tôi thích nguyên tắc này. Buôn chuyện, mách lẻo về người khác thật kinh khủng. Tuyển vào công ty anh có khó không?

- Cả một chồng hồ sơ cao, chỉ có vài người thôi à. Chỉ chọn người có năng lực nhiệt huyết chứ không chọn người đến đây để ngồi chơi xơi nước. Tôi nói với họ là bây giờ lỡ chúng ta đi ra thế giới rồi, bây giờ phải đi đá Worl Cup, tôi cần những người có lòng nhiệt tình, còn những thứ khác thiếu đâu bù đó. Và họ chấp nhận. Ở công ty này rất ít người xin nghỉ. Họ có thể nghỉ việc vì những lý do riêng. Ok. Tắc đường ư, chỉ một lần thôi, chứ không phải cả tuần đâu nhé. Đừng bịa ra các lý do, rồi đến lúc không còn cơ hội để mà bịa ra các lý do. Còn nếu đi làm về sớm ư, trước khi về hãy qua bàn chào tôi đã.

- Khắt khe thế mà vẫn có người tuyển vào Công ty Võ Trọng Nghĩa?

- Giống như cục nam châm, hút cục sắt, rồi lại hút cục sắt khác làm cho cục nam châm ấy to dần lên. Tôi trọng người tài. Và tạo cơ chế để họ làm việc yên ổn. Bây giờ Công ty đã có 60 kiến trúc sư, trong đó có 15 người nước ngoài đang làm việc cho tôi. Việc vì sao họ tìm đến một công ty của Việt Nam để làm việc là câu trả lời.

- Bí quyết lãnh đạo của anh là gì?

Huy động nhiệt huyết của mọi người. Truyền cảm hứng đến mọi người. Tất nhiên là những người muốn làm việc. Tôi truyền cảm hứng đến cả những người thợ công trình.



Tuyệt nhiên không xem ti vi, không đi quan hệ

- Người ta hay hình dung kiến trúc sư sẽ là người lộn xộn, phủi phủi một tý, chất nghệ một tý. Có vẻ như không đúng với anh?

- Hoàn toàn không đúng trường hợp nào.

- Anh có phải là một người quan hệ rộng?

- Cũng không đúng. Tôi chỉ ngồi làm việc ở cái bàn này thôi, không đi quan hệ ở đâu hết. Ai có việc gì, mời đến đây.  Sau khi ở Nhật về, tôi cũng có quan hệ rất nhiều trong giới kiến trúc. Về Việt Nam tôi thấy nhiều công ty kiến trúc chủ yếu dựa vào các mối quan hệ. Nếu dựa vào mối quan hệ có thể công ty mình sẽ phát triển rất tốt ở Việt Nam nhưng không bao giờ có năng lực cạnh tranh trên thế giới vì đã mất sự trong sáng. Muốn xác định là làm trên thế giới thì đầu tiên phải đoạn tuyệt với cái tham trước mắt. Đặc biệt ngành kiến trúc lại tuyệt đối cần sự trong sáng.

- Vì nó giống như một ngành nghệ thuật?

- Đúng vậy, giống như sáng tác nhạc ấy, mấy ai đã sáng tác nhạc được như Trịnh Công Sơn. Khó. Nếu ông sáng tác mà tính toán, đặt hàng thì không thể có những rung động như những ca khúc được cất lên từ chính cảm xúc và sự trong sáng của tác giả. Không thể nào. Điều đó là không thể nào.

- Một ngày làm việc của anh bắt đầu thế nào?

- Sáng dậy mở mắt ra ngồi thiền, ăn sáng, 8 h đến công ty, 8 h tối về nhà, thiền trước khi đi ngủ. Hết. Tuyệt đối không xem ti vi.

- Lý do?

- Tôi có đủ thông tin rồi. Đọc báo là đủ. Mà thời gian đọc báo cũng hạn chế luôn. Chỉ dành 20 phút để đọc báo thôi.

- Thật khác người! Nhiều người không thể bỏ thói quen xem ti vi một ngày?

- Đó là sự lệ thuộc kinh khủng khiếp vào mọi thứ. Sự lệ thuộc đã giết chết hết sáng tạo.

- Thiền mang lại cho anh điều gì?

- Đó là sức chịu đựng để đón nhận mọi thứ. Thành công hay thất bại đều đón nhận một cách nhẹ nhàng. Khi làm thì tập trung hết mình, làm cho đã còn được không được tùy duyên. Thiền giúp tôi cân bằng cảm xúc khá tốt.

- Anh đã được nhận nhiều giải thưởng kiến trúc quốc tế, nó có phải là động lực cho những công trình tiếp theo?

- Tôi cân bằng ngay cảm xúc vì thành công là nỗ lực không mệt mỏi của tôi và công ty. Vui buồn đến và đi là chuyện bình thường của cuộc sống. Và hầu như tôi không đi nhận giải thưởng bao giờ? Vì cảm giác về sự thành công không cần thiết cho sự nỗ lực tiếp theo.

 Học thất bại, không phản ứng với những lời khó nghe

- Anh học kiến trúc tại Nhật và đã trở về Việt Nam, tại sao anh lại trở về mà không tiếp tục học thêm?

- Đang làm tiến sĩ ở bên Nhật, ông thầy của tôi bảo: Tôi đào tạo ông để ông làm kiến trúc sư giỏi chứ không phải để nghiên cứu cái gì khác nữa. Tại thời điểm đó, các cuộc thi kiến trúc ở bên Nhật tôi cũng đã có giải và tốt nghiệp Đại học Tokyo của Nhật tôi đỗ thủ khoa. Rồi làm luận án tiến sĩ tôi đạt giải thưởng nghiên cứu xuất sắc nhất của Đại học Tokyo. Thầy nói, đi về học thất bại đi còn hơn là cứ thành công mãi. Tôi chấp nhận lời của thầy, và đó cũng là ý nguyện của tôi, tôi muốn trở về Việt Nam để làm việc tại Việt Nam.

- Và anh đã học được thất bại nào?

- Ồ, thường xuyên luôn. Thất bại điên đảo luôn. 5 năm đầu không có việc gì để làm. Nhưng tôi vẫn cứ ngồi một chỗ thiết kế thôi và kiên quyết không đi quan hệ.

- Thất bại đầu tiên sau khi trở về?

- Chuyện này tôi không thể nói ra để nhiều người biết được.

- Công trình được giải thưởng kiến trúc của anh đã có nhiều bình luận, anh có nghe những bình luận đó chưa, và có chấp nhận những lời khó nghe?

- Chị thấy không, bàn làm việc của tôi còn không có máy tính, tôi cũng không quan tâm quá nhiều đến việc người ta nói gì. Đức chúa Giê su mà còn có lúc bị người ta mang ra đóng đinh mà.

- Nhưng đôi khi mình cũng phải nghe những ý kiến trái chiều chứ.

- Người mình hay nhiều thành kiến và định kiến áp đặt lên những sáng tạo của người khác.

- Vì cái mới thường là thiểu số.

- Và số đông không phải bao giờ cũng đúng.

- Cảm xúc của anh khi thất bại?

- Cũng bình thường?

-  Khi công trình của mình bị chê?

 - Thoải mái, không phản ứng.

- Nhưng đó có phải là phản ứng tiêu cực?

- Không hề, mà hoàn toàn trong sáng. Tôi chấp nhận mọi giá trị, mọi quan điểm. Đối với tất cả mọi nghề bí quyết thành công là bí quyết hạnh phúc. Còn chuyện người này thích chuyện này, người khác thích chuyện khác là chuyện của họ đi.

- Còn sau những thất bại ấy là?

- Làm không hết việc.



Chỉ cần 3 năm Hà Nội sẽ trở thành Thủ đô đẹp trên thế giới

- Với con mắt của Kiến trúc sư, anh thấy kiến trúc Hà Nội thế nào?

Tôi chấp nhận nó như nó đang là. Tôi không muốn nói quá nhiều về nhược điểm, nỗ lực làm được gì tốt hơn cho kiến trúc Hà Nội thì tôi vẫn tiếp tục làm. Tuy nhiên tôi đã đi nhiều nước trên thế giới, và thấy Thủ đô Hà Nội tuy có quy mô lớn nhưng vẫn có kiến trúc và quy hoạch phải nói là khiêm tốn, kể cả so với Thủ đô của Lào hay Campuchia.

- Nhưng mà làm Thủ đô đẹp lên, hay xấu đi có một phần trách nhiệm của các kiến trúc sư đấy. Anh có ý tưởng nào để Hà Nội của chúng ta đẹp hơn lên?

- Tôi đã nói rất nhiều lần, thậm chí viết thư cho thành phố đến mỏi cả tay chỉ để phấn đấu làm cái mái nhà xanh mà không hiểu sao vẫn chưa được. Ai sửa nhà bắt làm lại mái xanh, ai xin phép làm lại nhà phải có quy chế để họ làm những cái mái nhà xanh, mặt tiền xanh. Chẳng cần phải hình dung bạn chỉ cần nhìn Hà Nội từ trên cao, nếu những cái mái tôn đỏ nóng bức kia được thay bằng những mái nhà chống nóng, chống thấm, chống mưa và trồng cây thì sẽ như thế nào. Chỉ cần thay đổi một chút như vậy thôi, Hà Nội sẽ đẹp lên rất nhiều.

 - Anh viết thư cho thành phố bao nhiêu lần rồi?

- Viết nhiều.

- Vậy họ phản hồi như thế nào?

- Chỉ có sự im lặng.

- Thế sao anh vẫn viết?

- Vì như chị nói đó là trách nhiệm của kiến trúc sư. Tôi vẫn thấy những người dân mang các thùng hộp xốp lên nóc nhà trồng trông tội lắm. Nếu Hà Nội làm được điều đó, chỉ sau 3 năm thành phố của chúng ta trông sẽ rất thích mắt và có thể trở thành Thủ đô đẹp trên thế giới. Vấn đề là có muốn làm hay không thôi.

- Nhưng chi phí cho mái nhà xanh chắc chắn sẽ tốn kém hơn nhiều so với mái tôn?

 - Không, không hề tốn kém, mà chỉ tương đương như mái tôn?

- Anh ấn tượng với công trình kiến trúc nào của Hà Nội?

- Có một số anh em làm nhà nhỏ có ý tưởng rất tốt, nhưng tiếc là còn quá ít và quá nhỏ.

- Thế còn những công trình công cộng, công trình lớn hiện đại của Thủ đô?

- Công trình công cộng… công trình công cộng…. công trình nào tôi không nhớ ra.

- Ở nhiều các tỉnh, thành, thậm chí ở nước ngoài, đã có những công trình lớn của KTS Võ Trọng Nghĩa nhưng ở Hà Nội, hình như chưa có?

- Cũng có một vài nhà nhỏ. Tôi không vội đâu, không có gì vội. Điều gì đến sẽ đến. Đến ngày đó, đến giờ đó, ắt  sẽ đến. Có duyên thì cũng rất là dễ và rất là nhanh. Có cái tưởng chừng rất là chậm nhưng lại rất là nhanh và ngược lại. Đấy cứ bảo Hà Nội phát triển ghê gớm lắm, nhanh và rộng lắm, nhiều nhà cao lắm. Cứ tưởng thế là phát triển nhanh. Chưa chắc, thực ra tốc độ phá là siêu tốc. Thà cứ trên một nền móng chả có gì để làm từ đầu còn dễ hơn là để đến lúc Hà Nội lem nhem sửa còn khó hơn nhiều. Lòng kiên nhẫn bao giờ cũng có sức mạnh riêng của nó. Tôi cứ làm việc với niềm tin như thế.

- Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này, chúc anh năm mới với những công trình xanh mới. Đinh Hương Bình (Thực hiện

tất cả đều do… chồng của họ.

Bà mẹ sinh năm 69 với con gái sinh năm 96 tâm sự với nhau.
— Theo con, người phụ nữ lý tưởng là như thế nào?
— Mẫu phụ nữ lý tưởng là có chồng và người tình.
— Hồi mẹ bằng tuổi con, người ta bảo đó là phụ nữ chơi bời.
— À, bây giờ bọn bạn con coi người phụ nữ chơi bời là phải có chồng và nhiều người tình.
— Hồi mẹ bằng tuổi con, người ta coi người phụ nữ đã có chồng mà vẫn có nhiều người tình là loại phụ nữ bỏ đi.
— Phụ nữ tuổi bọn con lại quan niệm: người phụ nữ bỏ đi là người phụ nữ không ông chồng nào thèm lấy và cũng không có nổi người tình.
— Hồi mẹ bằng tuổi con, người phụ nữ đó bị gọi là người phụ nữ cô đơn.
— Bây giờ, đối với bọn con người phụ nữ cô đơn là người phụ nữ chỉ có mỗi chồng.
Cuối cùng, hai mẹ con đều tìm thấy một điểm chung, phụ nữ cô đơn hay có nhiều đàn ông, tất cả đều do… chồng của họ.

(st)

“Vị thánh nào cũng có một quá khứ, và tội đồ nào cũng có một tương lai”.



“Vị thánh nào cũng có một quá khứ, và tội đồ nào cũng có một tương lai”.

Học người xưa cách đối diện với thị phi trong cuộc sống




Học người xưa cách đối diện với thị phi trong cuộc sống

Thật khó để tìm ra cách ứng xử khi phải đối mặt với những thị phi trong cuộc sống. Nhưng trong mọi trường hợp, im lặng luôn là giải pháp tối ưu, bởi cuộc sống còn nhiều thứ để quan tâm hơn là mang trong mình sự ấm ức và bực bội chỉ vì người khác không hiểu đúng về mình.

Dưới đây là 2 câu chuyện nói về cách mà người thời xưa đối diện với những thị phi.
Câu chuyện thứ nhất:
Trong một buổi nhàn hạ, vua Đường Thái Tông hỏi chuyện vị quan cận thần là Hứa Kính Tôn rằng:
– Trẫm thấy khanh phẩm cách cũng không phải là phường sơ bạc. Sao lại có nhiều tiếng thị phi chê ghét như thế?
Hứa Kính Tôn trả lời:
– Tâu bệ hạ. Mưa mùa Xuân tầm tã như dầu, người nông phu mừng cho ruộng đất được thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét vì đường đi trơn trợt. Trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm, hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng bọn đạo chích lại ghét vì ánh trăng quá sáng tỏ. Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương. Còn hạ thần đâu phải một người vẹn toàn thì làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ trích.
Cho nên ngu thần trộm nghĩ, đối với tiếng thị phi trong thế gian nên bình tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe. Vua tin nghe lời thị phi thì quan thần bị hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe lời thị phi thì gia đình ly tán. Tiếng thị phi của thế gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không thấy máu.

Câu chuyện thứ hai:


Một lần, Phật đi giáo hóa ở vùng có nhiều người tu theo Bà La Môn giáo. Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật mà mắng chửi. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo sau không tiếc lời rủa xả. Thấy Phật thản nhiên làm thinh, họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:
– Ngài có điếc không?
– Ta không điếc.
– Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?
– Này tín đồ Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?
– Quà ấy về tôi chứ ai.
– Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.


Trong kinh Phật viết rằng, khi người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rời xuống ngay mặt người phun. Có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Thế nên từ nay về sau nếu có nghe thấy ai đó nói lời không tốt về mình, chớ có thọ nhận thì sẽ được an vui.

Theo Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành nhưng vết thương gây ra bởi lời nói thì chẳng biết ngày nào mới lành lại được.
Vì vậy hãy cẩn trọng với lời nói của mình, đừng gây ra thị phi vì vô ý thức, cũng đừng trách móc người khác chỉ vì lỗi lầm của họ bởi: “Every saint has a past, every sinner has a future”, nghĩa là “Vị thánh nào cũng có một quá khứ, và tội đồ nào cũng có một tương lai”.

Cái giá của sự bất công bằng

Cái giá của sự bất công bằng
(Về giai cấp “siêu giàu” mới nổi)
 
Trần Hữu Dũng
 
Một trong những sự kiện gây nhiều phản ứng trên thế giới trong vài năm gần đây (nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008) là sự phân hoá thu nhập ngày càng rộng ra ở một số quốc gia, cụ thể là Trung Quốc, Nga, Brazil, Ấn Độ, và ngay cả Mỹ.  Thiểu số giàu có thì càng giàu hơn cực nhanh, đến độ “khủng”, còn đa số trung lưu và nghèo thì hoặc là chững lại, hoặc là nghèo hơn.  Ở Mỹ chẳng hạn, trong hai năm 2009-2010, khi mà thu nhập bình quân của 99% gia đình Mỹ chỉ tăng lên 0,9% thì thu nhập của 1% giàu nhất tăng lên 11,6%!  Một điều đáng lưu ý nữa là trong năm quốc gia có nhiều tỷ phú (đô la) nhất thế giới (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ) thì hai nước vẫn còn tự xưng là “xã hội chủ nghĩa”, và hai nước vẫn còn được xem là đang phát triển (Trung Quốc, Ấn Độ)
Sự gia tăng bất công bằng thu nhập này đã gây ra nhiều làn sóng công phẫn ở các quốc gia liên hệ, không những từ thành phần xã hội bị “bỏ lại phía sau”, như phong trào “chiếm Wall Street” ở Mỹ năm 2011, và nhiều hội đoàn tiến bộ khác, mà còn được sự chú ý của nhiều học giả, nhà nghiên cứu nổi tiếng (ví dụ như nhà kinh tế Joseph Stiglitz,[1] nhà báo Timothy Noah,[2] Chrystia Freeland[3]...). Nhiều bình luận gia (ví dụ như Jonathan Chait) cho rằng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua có biểu hiện của một “chiến tranh giai cấp” trong đó giai cấp trung lưu và nghèo của Mỹ mà đại diện là Obama đã đánh bại giai cấp cực giàu của Mỹ mà Romney là đại diện.

Tại sao có những người siêu giàu?

Chủ đích bài này không là những người đã cực giàu từ lâu (như các vua chúa ở các vương quốc dầu hoả Á Rập, hay những lãnh tụ độc tài ở một số quốc gia). Ngoài ra, cũng phải nhìn nhận rằng nguồn gốc của những người siêu giàu mới nổi ở mỗi nước một khác.[4]  Tuy nhiên, nói chung, vài lý do chính (mà độ chính xác sẽ được thẩm định) của sự xuất hiện những người “siêu giàu” thường được viện dẫn là như sau:

Ở một thái cực, một số (tương đối rất ít) trở thành siêu giàu vì tài năng (kể cả tài tổ chức), sáng kiến xuất chúng (có thể thêm chút may mắn) của họ. Đây là cách giải thích của kinh tế học hàn lâm chính thống phương Tây. Nói đến những người này thì ta nghĩ ngay đến những nhân vật nổi tiếng như Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg...  Ở thái cực đối nghịch là những người siêu giàu nhờ những hoạt động bất hợp pháp (tham nhũng, cướp đoạt, đầu cơ, buôn lậu..)

Song nhìn kỹ thì cách phân loại trắng đen như trên là chưa đủ ngọn ngành.  Như Stiglitz cho thấy, tài sản kếch xù của Bill Gates, chẳng hạn, không phải chỉ nhờ vào tài năng (dù quả là xuất chúng) của ông ta nhưng phần lớn là nhờ vào vị trí độc quyền (hoặc hầu như độc quyền) của công ty Microsoft sau khi ông thành lập nó.  Chính sự độc quyền này đã đưa Bill Gates từ hạng cực giàu lên hàng cực siêu giàu.  Công ty Apple của Steve Jobs cũng thế.  Mỗi năm những công ty này bỏ ra hàng tỷ đô la trong các vụ kiện tụng để giữ độc quyền cho một sản phẩm nào đó (kể cả bằng sáng chế) của họ. Tất nhiên, những hoạt động này là hoàn toàn hợp pháp, song chúng chứng tỏ họ đã nhân tài sản của họ lên hàng trăm, hàng nghìn lần bằng cách lợi dụng, khai thác (những khe hở) thể chế và luật pháp, thậm chí uốn nắn thể chế và pháp luật (qua việc “lobby”) theo hướng có lợi cho họ.

Mặt khác, khách quan mà nói, cũng phải công nhận rằng những người siêu giàu nhờ tham nhũng, cướp đoạt, đầu cơ, buôn lậu, cũng có một cái tài nào đó, dù cái “tài” ấy chỉ là những mánh khoé luồn lách pháp luật, mua chuộc quan chức, lập vây cánh, khuynh đảo thị trường.  Một điều nữa là dù tài sản này có nguồn gốc bất chính, những người (tham nhũng, cướp đoạt, đầu cơ, buôn lậu...) này (hoặc gia đình họ) đã “rửa” tài sản ấy qua những hoạt động kinh doanh hợp pháp (nhất là bất động sản, ngân hàng). Nói khác đi, nhìn thoáng qua tài sản của nhiều người “siêu giàu” hiện nay thì có thể cho rằng nó hợp pháp, nhưng nếu truy ngược về quá khứ thì nguồn gốc của nó là phi pháp.  Tài sản đã là khá to lớn từ những hoạt động rõ ràng là phi pháp đã được nhân ra hàng trăm, hàng nghìn lần qua những hoạt động hợp pháp, biến họ từ những người giàu phi pháp thành những người siêu giàu hợp pháp...  Đi sâu thêm một bước, thử xem cách thức mà những người này “nhân” ra những tài sản ấy là ra sao? Đại đa số là nương nhờ vào những quan hệ cá nhân, những lỗ hổng trong luật pháp.  Đó là không nói đến việc chính họ có thể chủ động “lobby” để nhà nước ra những luật lệ có lợi cho họ. Như Stiglitz nhận xét, dù ngoài mặt thì những thế lực kinh tế đã tạo nên sự bất công bằng thu nhập, nhưng chính chính sách của nhà nước đã tạo nên các thế lực kinh tế ấy.  Phần lớn sự bất công bằng hiện nay là hậu quả của những gì mà nhà nước đã làm, và cũng là hậu quả của nhiều việc mà nhà nước không làm.

Một nguồn gốc nữa của sự siêu giàu là do tích cực khai thác sự thiếu kém thông tin của đa số những người khác.  Chẳng hạn như giới ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản ở Mỹ đã trở nên cực giàu nhờ “nghĩ ra” những công cụ tài chính, bảo hiểm, những loại chứng khoán vô cùng phức tạp, không ai hiểu nỗi.[5]

Cũng nên để ý rằng các nguồn gốc khác nhau của sự “siêu giàu” này có “liên hệ hữu cơ” với nhau, đặc biệt là với tham nhũng: trong nhiều trường hợp, tham nhũng cho một cái “vốn” để những người giàu trở thành cực giàu (một cách hợp pháp). Và chính những người cực giàu này khuyến khích, mớm đút, tạo cơ hội tham nhũng ở những người khác.

Gần đây ở Việt Nam hai ý niệm “tham nhũng” và “nhóm lợi ích” thường được ghép chung.  Điều này không hoàn toàn đúng.  Theo nguyên ngữ thì “nhóm lơi ích” là một tập họp của những người có cùng quyền lợi kính tế, hợp lực với nhau để bảo vệ, tranh đấu cho quyền lợi ấy.  Đó là một hiện tượng đương nhiên, tự nó không có gì là xấu (chẳng hạn, xét cho cùng, công đoàn để bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động cũng là một nhóm lợi ích chứ gì?).  Song khi các nhóm lợi ích thông đồng, cấu kết với tham nhũng  ̶  trong đó tham nhũng dựa vào đòn bẫy của nhóm lợi ích để tác động đến nền kinh tế, đến xã hội, và vâng, đến thể chế chính trị nữa.. .̶  thì sự nguy hại của tham nhũng được nhân lên nhiều lần.  Không những thế, khi tham nhũng có được một nhóm lợi ích làm hậu thuẫn thì dù vài cá nhân tham nhũng có sa vào vòng lao lý, nhóm lợi ích đàng sau những người ấy vẫn còn đó, tác hại của nó vẫn tiếp tục.

Kinh tế thị trường là một trò chơi cực kỳ phức tạp và những người thắng cuộc chơi ấy hẵn là khôn lanh ít nhiều hơn người khác.  Song những người thắng cuộc cũng thường có những bản chất không đáng ngưỡng mộ: khả năng luồn lách pháp luật, hoặc uốn nắn pháp luật theo cách có lợi cho họ, sự sẵn sàng lợi dụng kẻ khác – ngay cả những người nghèo; và chơi những trò “bẩn”, nếu cần.

Ảnh hưởng kinh tế của sự cực giàu

Cho đến gần đây, khi bàn về vấn đề chênh lệch thu nhập, giới kinh tế chính thống thường chỉ nói đến ảnh hưởng của nó đến tốc độ tăng trưởng vĩ mô. Những người theo phái thị trường tự do (hay “tân phóng khoáng” – neoliberalism) thì cho rằng bất công bằng thu nhập, dù tự nó không phải là tốt, là đáng cổ vũ, cũng là một tiền đề khó tránh của một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh: những nguời giàu sẽ có xu hướng đầu tư nhiều hơn...  Nói cách khác, dù tầng lớp cực giàu có tích tụ tài sản của họ cách nào đi nữa (miễn là hợp pháp) thì họ cũng có ích cho xã hội vì nhờ họ mới có đầu tư, tạo công ăn việc làm cho lao động, đầu tàu cho sự tăng trưởng của cả nước. Chẳng những mức độ tài sản của họ là có ích cho xã hội, sự chênh lệch thu nhập cũng là cần thiết để phát triển bởi nó tạo động lực cho lao động (cả tay chân lẫn trí tuệ).  “Cào bằng” thu nhập thì còn đâu những khuyến dụ (incentive) để nỗ lực làm việc?  Nói cách khác, theo những người này, có sự đánh đổi không thể tránh giữa “hiệu quả kinh tế” và “công bằng thu nhập”.

Có ba cách phản biện quan điểm này.

Một là, quan điểm ấy dựa trên giả định là nền kinh tế có sự cạnh tranh hoàn hảo: ngay khoa kinh tế học chính thống cũng đã chứng minh từ lâu rằng chỉ trong một nền kinh tế như thế thì lợi ích cá nhân mới trùng hợp với lợi ích cộng đồng (nghĩa là, người thu được lợi ích cá nhân cũng đem lại lợi ích cho tập thể).  Trên thực tế, không nền kinh tế nào có một sự “cạnh tranh hoàn toàn” như thế: những sự méo mó (như độc quyền, chẳng hạn) sẽ khiến lợi ích cá nhân lớn hơn lợi ích tập thể, và những người theo đuổi lợi ích cá nhân không hẵn sẽ có ích cho tập thể.  Nói rộng ra, trong một nền kinh tế bị “méo mó” vì những “hoạt động tìm lợi nhuận trên bình thường” (rent seeking activity) thì những người được hưởng những khoản tư lợi khổng lồ không nhất thíết là những người có đóng góp lợi ích tương ứng cho tập thể.  

Hai là, nhiều nhà tâm lý học, nhà khoa học xã hội (và thậm chí một số nhà kinh tế học) đã điều tra cặn kẽ để tìm xem cái gì là động lực lao động của con người, và họ khám phá rằng, ít nhất là trong nhiều trường hợp, giới kinh tế gia đã lầm khi cho rằng thu nhập là động cơ duy nhất. Đa số chúng ta thường làm việc hăng say hơn khi được thúc đẩy bởi những động lực nội tại (chẳng hạn như sự mãn nguyện khi làm một việc gì đó một cách hoàn hảo) hơn là bởi những phần thưởng đến từ bên ngoài (như lương tiền). Lấy một ví dụ, trong hai thế kỷ vừa qua, hầu hết các nhà khoa học góp phần nâng cao đời sống của nhân loại không phải vì họ theo đuổi tiền tài. Đó là điều may mắn cho chúng ta, bởi nếu những người xuất chúng ấy theo đuổi tiền tài thì họ đã trở thành chủ ngân hàng, kinh doanh bất động sản, mà không là nhà khoa học. Chính sự say mê tìm tòi chân lý, niềm vui của hoạt động trí tuệ, hạnh phúc tuyệt vời của khám phá, phát minh – và, vâng, sự ngưỡng mộ của đồng nghiệp  ̶  là quan trọng nhất đối với các nhà khoa học.

Ba là, ngay trong trường hợp mà “thù lao” của những người cực giàu (nhất là trong giới tài chính, ngân hàng) là “kỷ lục” với lý do rằng mức độ thù lao ấy là cần thiết để những người này “cố gắng” hơn, nhiều nghiên cứu đã phát giác rằng cái “gói thù lao” kếch xù (làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng trong xã hội) đang được các đại công ty, các ngân hàng, quỹ đầu tư áp dụng, đã khiến những người này có những quyết định làm méo mó hơn, thay vì gia tăng hiệu quả của nền kinh tế.  Kinh tế học đã chứng minh rằng, vì thông tin và giám sát không bao giờ là đầy đủ, rất khó (gần như không thể) thiết kế một “gói thù lao” tối hảo (nhìn từ quan điểm quyền lợi cổ đông, đừng nói chi đến lợi ích toàn xã hội) cho lãnh đạo các ngân hàng, giám đốc các đại công ty.  

Ngoài những tác động (có thể gọi là vi mô) nói trên, sự cực giàu của một thiểu số còn có những ảnh hưởng vĩ mô tai hại: nó sẽ bóp méo tỷ lệ các loại hàng nhập khẩu. Những người cực giàu, với sức mua lớn, sẽ làm tăng nhu cầu nhập khẩu những món hàng xa xỉ (xe xịn, hàng hiệu).[6]  Việc này sẽ làm giảm giá trị nội tệ, và làm mắc hơn những loại hàng nhập khẩu mà đa số người tiêu dùng là có thu nhập thấp.

Ảnh hưởng xã hội của tầng lớp “siêu giàu” mới nổi

Đối với một số chế độ (như ở Trung Quốc) thì tình trạng cực kỳ bất bình đẳng có một hậu quả tai hại duy nhất là gây bất ổn trong xã hội, hăm doạ sự tồn tại của chế độ ấy. Nhận định này là đúng nhưng chưa đủ

● “Thu nhập tương đối” và “hạnh phúc con người”

Gần đây, một số nghiên cứu đã phát hiện rằng hạnh phúc con người còn tuỳ vào thu nhập tương đối (ngoài mức thu nhập tuyệt đối để thoả mãn những nhu cầu sinh tồn). Thu nhập càng chênh lệch thì những người có thu nhập trung bình, hoặc thấp, càng thấy “kém hạnh phúc”.  Tình trạng này càng trầm trọng khi những người có thu nhập cao lại thích phô trương, hào nhoáng, khiến những người có thu nhập kém hơn họ phải ganh tỵ, thèm muốn.

Một ảnh hưởng nữa là ở cơ hội tiến thủ của những người xuất thân từ gia đình có thu nhập thấp: Họ sẽ thất vọng, nản chí khi thấy rằng chỉ con cái nhà giàu là có nhiều cơ hội học trường giỏi (và nếu nước họ là chậm tiến thì sẽ được xuất ngoại du học).  Sau khi tốt nghiệp thì những “con cái nhà giàu” này tất nhiên sẽ ưu tiên có những địa vị béo bở trong xã hội, cho họ cơ hội làm giàu thêm. Cứ như thế, sự bất bình đẳng trong xã hội sẽ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

● Bất bình đẳng thu nhập và đời sống văn hoá

Trong một xã hội cực kỳ bất bình đẳng, và nhất là khi tài sản của những người cực giàu là phi pháp, hoặc những người này thiếu căn bản văn hoá, phô trương sự giàu có của mình một cách vô ý thức, thì đời sống văn hoá của toàn xã hội cũng sẽ bị xấu đi: Những lối ăn chơi phù phiếm, sa đoạ, xa xỉ, đua đòi hàng hiệu nhập khẩu (nhất là khi lối sống này không bị kết án mà còn được các phương tiện truyền thông đại chúng quảng bá, trầm trồ ngợi khen), sẽ cuốn hút toàn thể xã hội vào con đường ấy, ngày càng lệch xa những lối sống văn minh thật sự.


Phải làm gì?

Có những người cực đoan cho rằng sự xuất hiện của tầng lớp siêu giàu mới nổi là một hiện tượng tự nhiên, thậm chí có lợi cho xã hội, và những ai chống lại hiện tượng này chỉ là những kẻ ganh tỵ xấu nết... Theo những người cực đoan này, nhà nước không cần làm gì cả. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, hiện tượng siêu giàu mới nổi không phải là “tự nhiên” mà là hậu quả của sự khôn lanh khai thác những “lỗ hổng” của thể chế, của nền kinh tế, và gây nhiều hậu quả cực kỳ nghiêm trọng cho chính sự phát triển của quốc gia, và rộng ra là cho mức độ an sinh của tuyệt đại đa số trong xã hội.

Đàng khác, không ai có thể khách quan mà nghĩ rằng thu nhập của mọi người trong xã hội đều phải như nhau. Một sự bất bình đẳng thu nhập nào đó là không thể tránh, thậm chí cần thiết. Vấn đề ở đây là sự xuất hiện một thiểu số cực giàu, trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, mà thu nhập dù hiện tại có là hợp pháp, đã vượt quá xa tài sức và sự đóng góp của họ cho xã hội.

Hầu hết các nhà lãnh đạo trên thế giới, từ tổng thống Mỹ Barack Obama đền nguyên tổng bí thư Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, đếu ít nhiều nghĩ rằng nhà nước cần can thiệp để làm giảm sự bất bình đẳng thu nhập trong xã hội.  Một chính sách cấp thời có thể là tăng suất thuế đánh vào người giàu (như ông Obama hiện đề nghị).  Tuy nhiên, như đã trình bày trong bài này, một chính sách dài hạn phải là chấn chỉnh những méo mó kinh tế (ưu tiên gỡ bỏ những độc quyền, đặc lợi, chế độ “xin/cho”, và tạo một sân chơi bình đẳng cho mọi người). Sự tái cấu trúc thể chế này sẽ cực kỳ khó khăn vì chắc chắn nó sẽ gặp sự kháng cự mãnh liệt, công khai lẫn ngấm ngầm, của giai cấp cực giàu hiện hữu (cấu kết thành các “nhóm lợi ích”) với những thế lực tài chính, kinh tế, và vâng, chính trị nữa, vô cùng to lớn của họ.  Một sự tái cơ cấu như thế chỉ có thể thành công nếu nó không bị ảnh hưởng của bất cứ nhóm lợi ích nào, nhất là trong một thực trạng mà những nhóm lợi ích ấy lại “tay trong tay” với tham nhũng.

Trần Hữu Dũng
21/12/2012

vai kịch cuối cùng

Có một người diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hạ năm ấy ông tìm về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên cấp I trường làng.

*************
Mỗi buổi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua thung lũng, trước khi rẽ vào những vách đá đến phía ga trên.

Chú bé hồi hộp đợi. Đoàn tàu phủ đầy bụi đường với những toa đông đúc hành khách như một thế giới khác lạ, ầm ầm lướt qua thung lũng. Chú bé vụt đứng dậy, háo hức đưa tay vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại chú. Nhưng hành khách - mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường- chẳng ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết.

Hôm sau, rồi hôm sau, hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn không một hành khách nào vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn viên già như thắt lại. Ông nghĩ: "Không gì đau lòng bằng việc thấy một em bé thất vọng, đừng để trẻ con mất lòng tin ở đời sống, ở con người."

Hôm sau, người em thấy ông giở chiếc vali hoá trang ra. Ông dán lên mép một bộ râu giả, đeo kính, mượn ở đâu một chiếc áo veston cũ, mặc vào rồi chống gậy đi. Ông đi nhờ chuyến xe ngựa của trạm, lên tàu đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu, ông thầm nghĩ: " Đây là vai kịch cuối cùng của mình, cũng như nhiều lần nhà hát thường phân cho mình, một vai phụ, một vai rất bình thường, một hành khách giữa bao hành khách đi tàu..."

Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quít, nhẩy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi.

Con tàu đi xa. Người diễn viên già trào nước mắt cảm động hơn bất cứ một đêm diễn huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai kịch cuối cùng của ông, một vai phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng đã làm cho chú bé kia vui sướng, đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú sẽ không mất lòng tin ở cuộc đời.

Làm Gà rút xương chỉ trong 5 phút

loài cá đắt nhất thế giới

Ẩm thực, nấu ăn: Đặc sản sùng tre

Classical guitar making. My 24th guitar build

✔ DiResta AK47 Guitar (AKA the GATTAR)

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

the BEST colt .45 1911 animation collection ( with labeled parts )

Người đi qua đời tôi

Đê biển ở Hà Lan

Cầu Millau-Cây cầu cao nhất thế giới

Các cách làm chàng sướng đến phát điên rên la =))

Đi Săn Cua Núi

Xem bắt cá ở rừng U Minh Cà Mau

câu cá vãi lồn quá ...ở việt nam mà cau thế này thì mấy mà giầu

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Cách đánh bắt cá có một không hai ở Việt Nam

Cách bắt chim sẻ quá thông minh và hiệu quả.

Cách cắt chai thủy tinh trong 60 giây

Làm thế nào khoan được lỗ hình vuông

may cua loc se go.Mr Hùng:0913 715 646

may khoan rut loi be tong - 0917726192 Mr Việt

Những hành tinh xa xôi (The Universe The Outer Planets 1080i)

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

KỸ NĂNG MỀM: KỸ NĂNG TỪ CHỐI

Kỹ năng nghe, nói điện thoại - Vui Sống Mỗi Ngày [VTV3 - 12.07.2012]

Kỹ năng sống: Kỹ năng sử dụng máy giặt

Thay Bồn Vệ Sinh

5.Chống thấm khe hở, nứt tường, nứt bê tông, mái tôn bằng Sika Multiseal...

Ốp gạch bằng đinh

như con chó

thân anh như con chó
Đứng đợi giữa chợ chiều
Một chiều em qua đó
Con chó đứng nhìn theo.

  • Phạm Công Thiện không coi mình là một triết gia, dù mọi người vẫn gọi ông với chức danh đó. Trên ngòi bút của mình, ông đã phủ nhận tất cả các triết gia: "Ngay đến Heraclite, ParmenideEmpédocle, bây giờ tao còn xem thường, tao coi ba tên ấy như là ba tên thủ phạm của nền văn minh hiện đại, chưa nói đến Socrate, đó là một tên ngu dại nhất mà ta đã gặp trong đời sống tâm linh của ta". Ông coi những nghệ sĩ như Goethe, Dante như những thằng hề ngu xuẩn. Và đối với Sartre, Beauvoir: "Nếu họ muốn xin gặp tao, tao sẽ không cho gặp mà còn chửi vào mặt họ". Về thiền tông: "Tao đã gửi thiền tông vào một phong bì tối khẩn đề địa chỉ của bất cứ ngôi chùa nào trên thế giới". Về dạy học và các văn sĩ cùng thời: thời gian tao học ở Hoa Kỳ, tao đã bỏ học vì tao thấy những trường đại học mà tao học như Yale, Columbia chỉ toàn là nơi sản xuất những thằng ngu xuẩn, ngay đến giáo sư của tao chỉ là những thằng ngu xuẩn nhất đời, tao có thể dạy họ hơn là họ dạy tao...Bây giờ nếu có Phật Thích Ca hay Chúa Giê Su hiện ra đứng giảng trước mặt tao, tao cũng không nghe theo nữa. Tao là học trò của tao và chỉ có tao làm thầy cho tao. Tao không muốn làm thầy ai hết và cũng không để ai làm thầy tao. Còn các văn sĩ ở Sài Gòn, đọc các bài thơ của các anh, tôi thấy ngay sự nghèo nàn của tâm hồn anh, sự quờ quạng lúng túng, sự lặp đi lặp lại vô ý thức hay có ý hức: trí thức "mười lăm xu", ái quốc nhân đạo "ba mươi lăm xu", triết lý tôn giáo "bốn mươi lăm xu".[6]
  • Ngoài ra cũng có thể nhắc đến những quan niệm của ông về tiếng Việt: "Không cần phải đọc Platon, Aristote, Kant, Hegel hay Karl Marx, không cần phải đọc Khổng TửLão Tử, không cần phải đọc UpanishadsBhagavad Gita, chúng ta chỉ cần đọc lại ngôn ngữ Việt Nam và nói lại tiếng Việt Nam và bỗng nhiên nhìn thấy rằng tất cả đạo lý triết lý cao siêu nhất của nhân loại đã nằm sẵn trong vài ba tiếng Việt đơn sơ như CON và CÁI, như CHAY, CHÁY, CHÀY, CHẢY, CHẠY và còn biết bao nhiêu điều đáng suy nghĩ khác mà chúng ta đã bỏ quên một cách ngu xuẩn." [7]

nối

Nối

Nối

thơ pct

"mười năm qua gió thổi đồi tây
tôi long đong theo bóng chim gầy
một sớm em về ru giấc ngủ
bông trời bay trắng cả rừng cây
gió thổi đồi tây hay đồi đông
hiu hắt quê hương bến cỏ hồng
trong mơ em vẫn còn bên cửa
tôi đứng trên đồi mây trổ bông
gió thổi đồi thu qua đồi thông
mưa hạ ly hương nước ngược dòng
tôi đau trong tiếng gà xơ xác
một sớm bông hồng nở cửa đông".
(Trích trong tập thơ "Ngày sinh của rắn")
Thơ Phạm Công Thiện còn chứa đựng triết thuyết của Đức Phật. Một tiếng chim hót ngang trời bi thương, chứa đựng lẽ vô thường của vạn vật:
Hồi chuông chùa vọng luân hồi
Chim Chiền Chiện hót ngang trời đau thương
Trùng dương nằm đợi vô thường
Đồi cao bạt gió hai đường âm u"
Phạm Công Thiện có những bài thơ rất ngắn nhưng chứa đựng cả không gian và thời gian:
"Mưa chiều thứ Bảy tôi về muộn
Cây khế đồi cao trổ hết bông"
(Trích trong tập thơ "Ngày sinh của rắn")
Chính bài thơ chỉ có hai câu thơ này đã tạo cảm xúc cho nhà văn Võ Hồng viết truyện ngắn "Hoa khế lưng đồi" được nhiều người đọc yêu thích.
Trong tập thơ "Ngày sinh của rắng", Phạm Công Thiện viết những bài thơ với ngôn từ kỳ lạ, khác thường. Vừa gần gũi, vừa xa lạ với cuộc sống đời thường, mang vẻ dung tục lại đầy bí hiểm:
"tôi chấp chới
đắng giọng
giữa tháng ngày mơ mộng
nốt ruồi của hương
hay nốt ruồi của rigvéda
tôi mửa máu đen
trên nửa đêm Paris
tôi giao cấu mặt trời sinh ra mặt trăng
tôi thủ dâm thượng đế sinh ra loài người
cho quế hương nằm ở nhà thương điên của trí nhớ
mặt trời có thai!
Mặt trời có thai!
Sinh cho tôi một đứa con trai mù mắt"
Năm 1980, Phạm Công Thiện cho ra đời bài thơ "Trường giang Mỹ Tho" với lời thơ mới mẻ, ý thơ sâu sắc. Bài thơ gần với hơi thở của một trường ca. Đây là bài thơ đẹp của Phạm Công Thiện. Nhiều nhà nghiên cứu phê bình đã xếp bài thơ "Trường giang Mỹ Tho" vào những bài thơ hay nhất của nền thi ca Việt Nam hiện đại:
"...Thôi nôi con trường giang mọi rợ
tôi mọi mãi mỗi trường an
con diều hâu chạy bắt con chim
con chim lòn qua kẽ núi
lọt ra gió Hải Nam thổi hiu hắt về Trường Sơn
nước Trường Giang mẹ ru chim ngủ
con lớn khôn rồi bỏ mẹ bay xa
Cha con già Trường Sơn con ơi
trường giang đi chảy mãi nửa đời
trường sơn già ngồi đứng hứng mưa
mưa đi từ dưới chân đỏ bồ câu thượng thủy Tây Hồ
con lớn khôn rồi quên đất quên sông
con sông nào Cửu Long chảy từ thượng tứ
Mỹ Tho buồn thây chết trôi sông
Súng nổ bên cầu quay
Mẹ bồng con đóng cửa
Lính Tây dương đang say rượu giao thừa
Bông cúc vàng đầy sân ướt máu
Ba con già con trẻ đi xa
Súng nổ trên mái lầu
Nhà cháy bên hông
Mấy dì con chơi tứ sắc
Con còn nhỏ quá con ơi
..."
(Trích bài thơ "Trường giang Mỹ Tho")
Viết về tình yêu, Phạm Công Thiện viết với một tâm hồn chân thật, đầy cảm xúc, âm điệu nhẹ nhàng gợi cho chúng ta một nỗi niềm cô đơn, xa vắng:
"cô đơn về trắng sương rừng
anh nghe tiếng hát hoang đường nửa đêm
khuya buồn tủi nhục môi em
mưa run lặng lẽ trên thềm bơ vơ
tiếng em vàng xuống đôi bờ
hoang vu anh đứng đợi chờ chim kêu
tay gầy ôm chặt tình yêu
anh về phố gục những chiều hư vô
đời đi trên những nấm mồ
đau thương em hát cơ hồ khăn tang
phố chiều tôi bước lang thang
như con sông nhỏ mơ màng biển xanh
nửa đêm khói đốt đời anh
yêu em câm lặng như cành thu đông
đời em như một dòng sông
đôi bờ anh đứng giữa lòng hoa niên
mưa chiều nước chảy triền miên
một con chim dại lạc miền hoang lương
về đâu thương những con đường
lê thê phố cũ nghe buồn hè xưa"
(Bài thơ "Ca sĩ")     

Rắn trườn vỡ trứng chim rừng
Tôi nghe tiếng hát hoang đường nửa đêm
Khuya buồn tủi nhục môi em
Mưa bay nhỏ nhẹ qua thềm bơ vơ
Tiếng ru chín đỏ điện thờ
Hoang vu tôi đứng đợi chờ chim kêu
Tay còn ôm giữ tình yêu
Tôi về phố động những chiều hư vô
Ðời đi trên những nấm mồ
Ðau tim em hát cơ hồ khăn tang
Phố chiều tôi bước lang thang
Nuôi con sông nhỏ mơ màng biển xanh
Nửa đêm khói đốt đời anh
Yêu em câm lặng khô cành thu đông
Lời ca ru cạn dòng sông
Trọn đời chạy trốn mống vồng cầu điên
Bỏ mình nước chảy đồi tiên
Theo con chim dại lạc miền thiên hương
Về đâu thương những con đường
Lê thê phố cũ nghe buồn hè xưa.
(Ngày Sinh Của Rắn, IX)

Vì vậy, khi đọc, ta không cần phải suy tư, triết lý gì nữa. Ta chỉ đọc thơ mà thôi. Và cõi thơ ấy, thật trong sáng; đôi khi thơ dại...

Tôi nằm cho rã chiếu cạp điều
Nước chảy lên vùng phố tịch liêu
Tôi nhớ một lần cây quế mọc
Tôi đứng gọi hương trọn buổi chiều.
(Ngày Sinh Của Rắn, II)

Ðôi khi đơn giản mà đẹp lạ lùng. Ðẹp một cách bất ngờ. Ðẹp hết ý...

Mưa chiều thứ bảy tôi về muộn
Cây khế đồi cao trổ hết bông.
(Ngày Sinh Của Rắn, III)

Một bài khác, càng giản dị hơn, lời lẽ đơn sơ đến mộc mạc, đơn sơ đến trẻ thơ, chẳng khác gì đi ngược về quá khứ mà làm một bài thơ bằng lời lẽ của tuổi thơ ấu vậy.

Tết Xưa
Lơ lửng bông mồng gà
Chiều ba mươi tết ta
Tôi ôm gà tre nhỏ
Chạy trốn tuổi thơ qua.

Ðến như bài sau này thì hết lời bàn. Cả một đời trăn trở, vật mình với triết lý, ông vẫn cứ như vậy... vẫn bên này nhìn bên kia, đồi này ngóng đồi nọ; vẫn mây trắng bay, vẫn gọi nhau nhỏ nhẹ nỗi nhớ,  vẫn sông sâu và ngày tháng đợi chờ ... và vẫn một đêm, một tháng, một năm, một đời, trôi lang thang...

Thiên Sương
Mộng ở đầu cây mơ lá cây
Dòng sông ngừng chảy đợi mây bay
Kêu nhau nhỏ nhẹ sầu năm ấy
Chim hải hồ bay trắng tháng ngày

Tình nhỏ quên rồi em ở đâu
Mây bỏ trời đi tìm sông sâu
Em về lồng lộng như sương trắng
Hồn chết trôi về Thương Hải Châu.