"mười
năm qua gió thổi đồi tây
tôi
long đong theo bóng chim gầy
một sớm em về ru giấc ngủ
bông trời bay trắng cả rừng cây
gió thổi đồi tây hay đồi đông
hiu hắt quê hương bến cỏ hồng
trong mơ em vẫn còn bên cửa
tôi đứng trên đồi mây trổ bông
gió thổi đồi thu qua đồi thông
mưa hạ ly hương nước ngược dòng
tôi đau trong tiếng gà xơ xác
một sớm bông hồng nở cửa đông".
(Trích trong
tập thơ "Ngày sinh của rắn")
Thơ Phạm
Công Thiện còn chứa đựng triết thuyết của Đức Phật. Một tiếng chim hót ngang
trời bi thương, chứa đựng lẽ vô thường của vạn vật:
Hồi chuông chùa vọng luân hồi
Chim Chiền Chiện hót ngang trời đau
thương
Trùng dương nằm đợi vô thường
Đồi cao bạt gió hai đường âm u"
Phạm Công
Thiện có những bài thơ rất ngắn nhưng chứa đựng cả không gian và thời gian:
"Mưa chiều thứ Bảy tôi về muộn
Cây khế đồi cao trổ hết bông"
(Trích trong
tập thơ "Ngày sinh của rắn")
Chính bài
thơ chỉ có hai câu thơ này đã tạo cảm xúc cho nhà văn Võ Hồng viết truyện ngắn
"Hoa khế lưng đồi" được
nhiều người đọc yêu thích.
Trong tập
thơ "Ngày sinh của rắng",
Phạm Công Thiện viết những bài thơ với ngôn từ kỳ lạ, khác thường. Vừa gần gũi,
vừa xa lạ với cuộc sống đời thường, mang vẻ dung tục lại đầy bí hiểm:
"tôi chấp chới
đắng giọng
giữa tháng ngày mơ mộng
nốt ruồi của hương
hay nốt ruồi của rigvéda
tôi mửa máu đen
trên nửa đêm Paris
tôi giao cấu mặt trời sinh ra mặt
trăng
tôi thủ dâm thượng đế sinh ra loài
người
cho quế hương nằm ở nhà thương điên
của trí nhớ
mặt trời có thai!
Mặt trời có thai!
Sinh cho tôi một đứa con trai mù
mắt"
Năm 1980,
Phạm Công Thiện cho ra đời bài thơ "Trường
giang Mỹ Tho" với lời thơ mới mẻ, ý thơ sâu sắc. Bài thơ gần với hơi
thở của một trường ca. Đây là bài thơ đẹp của Phạm Công Thiện. Nhiều nhà nghiên
cứu phê bình đã xếp bài thơ "Trường
giang Mỹ Tho" vào những bài thơ hay nhất của nền thi ca Việt Nam hiện
đại:
"...Thôi
nôi con trường giang mọi rợ
tôi
mọi mãi mỗi trường an
con
diều hâu chạy bắt con chim
con
chim lòn qua kẽ núi
lọt
ra gió Hải Nam thổi hiu hắt về Trường Sơn
nước
Trường Giang mẹ ru chim ngủ
con
lớn khôn rồi bỏ mẹ bay xa
Cha
con già Trường Sơn con ơi
trường
giang đi chảy mãi nửa đời
trường
sơn già ngồi đứng hứng mưa
mưa
đi từ dưới chân đỏ bồ câu thượng thủy Tây Hồ
con
lớn khôn rồi quên đất quên sông
con
sông nào Cửu Long chảy từ thượng tứ
Mỹ
Tho buồn thây chết trôi sông
Súng
nổ bên cầu quay
Mẹ
bồng con đóng cửa
Lính
Tây dương đang say rượu giao thừa
Bông
cúc vàng đầy sân ướt máu
Ba
con già con trẻ đi xa
Súng
nổ trên mái lầu
Nhà
cháy bên hông
Mấy
dì con chơi tứ sắc
Con
còn nhỏ quá con ơi
..."
(Trích bài thơ "Trường giang Mỹ Tho")
Viết về tình yêu, Phạm Công Thiện
viết với một tâm hồn chân thật, đầy cảm xúc, âm điệu nhẹ nhàng gợi cho chúng ta
một nỗi niềm cô đơn, xa vắng:
"cô
đơn về trắng sương rừng
anh
nghe tiếng hát hoang đường nửa đêm
khuya
buồn tủi nhục môi em
mưa
run lặng lẽ trên thềm bơ vơ
tiếng
em vàng xuống đôi bờ
hoang
vu anh đứng đợi chờ chim kêu
tay
gầy ôm chặt tình yêu
anh
về phố gục những chiều hư vô
đời
đi trên những nấm mồ
đau
thương em hát cơ hồ khăn tang
phố
chiều tôi bước lang thang
như
con sông nhỏ mơ màng biển xanh
nửa
đêm khói đốt đời anh
yêu
em câm lặng như cành thu đông
đời
em như một dòng sông
đôi
bờ anh đứng giữa lòng hoa niên
mưa
chiều nước chảy triền miên
một
con chim dại lạc miền hoang lương
về
đâu thương những con đường
lê
thê phố cũ nghe buồn hè xưa"
(Bài thơ "Ca sĩ")
Rắn
trườn vỡ trứng chim rừng
Tôi
nghe tiếng hát hoang đường nửa đêm
Khuya
buồn tủi nhục môi em
Mưa
bay nhỏ nhẹ qua thềm bơ vơ
Tiếng
ru chín đỏ điện thờ
Hoang
vu tôi đứng đợi chờ chim kêu
Tay
còn ôm giữ tình yêu
Tôi
về phố động những chiều hư vô
Ðời
đi trên những nấm mồ
Ðau
tim em hát cơ hồ khăn tang
Phố
chiều tôi bước lang thang
Nuôi
con sông nhỏ mơ màng biển xanh
Nửa
đêm khói đốt đời anh
Yêu
em câm lặng khô cành thu đông
Lời
ca ru cạn dòng sông
Trọn
đời chạy trốn mống vồng cầu điên
Bỏ
mình nước chảy đồi tiên
Theo
con chim dại lạc miền thiên hương
Về
đâu thương những con đường
Lê
thê phố cũ nghe buồn hè xưa.
(Ngày
Sinh Của Rắn, IX)
Vì
vậy, khi đọc, ta không cần phải suy tư, triết lý gì nữa. Ta chỉ
đọc thơ mà thôi. Và cõi thơ ấy,
thật
trong sáng; đôi khi thơ dại...
Tôi
nằm cho rã chiếu cạp điều
Nước
chảy lên vùng phố tịch liêu
Tôi
nhớ một lần cây quế mọc
Tôi
đứng gọi hương trọn buổi chiều.
(Ngày
Sinh Của Rắn, II)
Ðôi
khi đơn giản mà đẹp lạ lùng. Ðẹp một cách bất ngờ. Ðẹp hết
ý...
Mưa
chiều thứ bảy tôi về muộn
Cây
khế đồi cao trổ hết bông.
(Ngày
Sinh Của Rắn, III)
Một
bài khác, càng giản dị hơn, lời lẽ đơn sơ đến mộc mạc, đơn
sơ đến trẻ thơ, chẳng khác gì đi ngược về quá khứ mà làm một
bài thơ bằng lời lẽ của tuổi thơ ấu vậy.
Tết
Xưa
Lơ
lửng bông mồng gà
Chiều
ba mươi tết ta
Tôi
ôm gà tre nhỏ
Chạy
trốn tuổi thơ qua.
Ðến
như bài sau này thì hết lời bàn. Cả một đời trăn trở, vật mình
với triết lý, ông vẫn cứ như vậy... vẫn bên này nhìn bên kia,
đồi này ngóng đồi nọ; vẫn mây trắng bay, vẫn gọi nhau nhỏ
nhẹ nỗi nhớ, vẫn sông sâu và ngày tháng đợi chờ ... và
vẫn một đêm, một tháng, một năm, một đời, trôi lang thang...
Thiên
Sương
Mộng
ở đầu cây mơ lá cây
Dòng
sông ngừng chảy đợi mây bay
Kêu
nhau nhỏ nhẹ sầu năm ấy
Chim
hải hồ bay trắng tháng ngày
Tình
nhỏ quên rồi em ở đâu
Mây
bỏ trời đi tìm sông sâu
Em
về lồng lộng như sương trắng
Hồn
chết trôi về Thương Hải Châu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét