Nội dung bài viết chỉ trình bày hai hiện tượng: Lạy và Lễ lạy liên quan
mật thiết đến việc thờ cúng tổ tiên mà từ lâu đời mặc nhiên coi như phù
hợp với bất cứ tín ngưỡng nào. Chết không phải là hết vì dân tộc ta xem
“sự tử như sự sinh”, bao giờ cũng “kỉnh như tại” đối với người thân đã
khuất bóng.
Lạy Phật
Lạy Phật 3 lạy như lạy tiên thánh,
thành hoàng. Con gái lạy cha 3 lạy và 1 quỳ trước giờ lên xe hoa về nhà
chống: Lạy cha ba lạy một quỳ, Lạy mẹ bốn lạy, con đi lấy chồng. Hậu duệ
của danh sĩ Hồ Tông Thốc gốc người xứ Nghệ là Tiến sĩ Hồ Sĩ Dương (1622
- 1681), hiệu Thọ Mai, lập nghiệp ở làng Hải Thượng, tỉnh Hải Dương,
ngụ ở huyện Thọ Xương. Ông làm quan đến chức Tham tụng kiêm Thượng thư
Bộ Công, sung Tổng tài Quốc Sử quán. Với ý thức độc lập dân tộc, ông đã
vận dụng kinh điển phương Đông soạn sách Thọ Mai Gia Lễ phù hợp với
truyền thống và phong tục Việt Nam.Gia lễ thì có nhiều nhưng cốt lõi là 4
lễ chính: Hôn, Quan, Tang, Tế. Tế tức là những nghi thức tế tự, thờ
cúng tổ tiên. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã viết sách Thanh Thuận Gia Lễ,
nhưng chỉ nói về Tang và Tế, không đề cập đến Hôn là lễ cưới hỏi
và Quan là lễ đội mũ (do chữ quan có nghĩa là cái mũ) khi con trai đến
tuổi trưởng thành. Có thể nói trong các lễ nghi cổ truyền không có lạy
thì không thành lễ vì dân tộc ta rất tôn trọng lễ giáo
Nhớ cha ông đã sống hồn rất thực,
Sống bện mình vào thớ đất quê hương. (Huy Cận)
Nội dung bài viết chỉ trình bày hai hiện tượng: Lạy và Lễ lạy liên quan mật thiết đến việc thờ cúng tổ tiên mà từ lâu đời mặc nhiên coi như phù hợp với bất cứ tín ngưỡng nào. Chết không phải là hết vì dân tộc ta xem “sự tử như sự sinh”, bao giờ cũng “kỉnh như tại” đối với người thân đã khuất bóng.
I. LẠY
Trong dân gian còn truyền tụng nhiều câu ca dao đầy ý nghĩa:
Lạy Trời, lạy Phật, lạy Vua
Để tôi sức khỏe tranh đua giữa đời.
Hoặc:
Cùng nhau giao bái một nhà
Lễ là đủ lễ, đôi đà xứng đôi. (Truyện Kiều)
Chữ “lạy” đi liền với “bái”, với “tạ”, với “khấn”, với “quỳ”, với “vái”:
Chấp tay vái lạy con sào,
Sông sâu chẳng biết, thấp cao chẳng từng.
Chữ Hán viết “bái” (拜) dịch nôm là “lạy”. Theo Từ điển Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị của Lê Ngọc Trụ thì chữ “lạy” được chuyển hóa từ chữ “Lễ” (禮). “Nghe lời sửa áo cài trâm/ Khấu đầu lạy tạ cao thâm nghĩa trùng” (Truyện Kiều). Thì ra, người Việt giàu suy tưởng có lễ có lạy, phải lạy mới thành lễ như đã luận giải ở phần vào bài. Thông thường, chữ “lạy” viết bằng chữ Nôm theo cách hội ý gồm chữ “lễ” (禮) và chữ “bái” (拜).
Lại nữa, lạy vừa là danh từ vừa là động từ - Là danh từ khi hiểu nghĩa “theo văn cảnh” chỉ trỏ sự lạy hoặc việc lạy; khi hiểu nghĩa là động tác thể hiện lòng cung kính mang ý nghĩa hoặc sắc màu thiêng liêng. Thực hiện nghĩa cử “lạy” thì người lạy phải chân thành, có niềm tin trong sáng và chính đáng - Sách Gia Lễ do các tác giả gồm Cử nhân Hán học Bùi Tấn Niên và Nguyễn Hữu Duệ, Lý Thái Anh xuất bản năm 1972, thì “bái là lạy” theo lối phủ phục toàn thân. Đó là một tiểu tiết trong tục tế lễ thần thánh, tế tổ tiên. Lẽ tất nhiên trong động thái này có việc quỳ gối mà chữ Hán viết là “quỵ”. Khi xướng âm người đọc nghe mơ màng như “quỳ”.
Không thể hiện lòng nhân, nghĩa tín thành trong tế lễ thì dù mâm cao cổ đầy chỉ là cách phô trương hình thức bên ngoài mà thôi. Minh triết dân gian dạy rõ:
Trứng rồng lại nở ra rồng,
Hạt thông lại nở cây thông rườm rà.
Có cha sinh mới ra ta,
Làm nên thời bởi mẹ cha vun trồng.
Khôn ngoan nhờ ấm cha ông,
Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ.
Đạo làm con chớ có hững hờ,
Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm.
Sách Luận Lý Giáo Khoa Thư dành cho lớp Sơ đẳng (lớp 3 ngày nay) do Nha Học chính Đông Pháp ấn hành lần thứ 5 năm 1931 tại Hà Nội, có bài dạy “Thờ phụng Tổ tiên”, với bài tiểu dẫn “Lòng nhớ tổ tiên”, nguyên văn như sau:
Đời vua Minh Mạng, có một người ở Bắc kỳ đổ cử nhân, được bổ vào làm Hành tẩu trong kinh. Nhưng vì nhà nghèo và không quen biết ai, cho nên mãi không được thăng bổ chức khác. Người ấy làm hành tẩu đến mười lăm, mười sáu năm trời, lương bổng không đủ ăn, mà muốn về cũng không được. Tình cảnh tuy khổ sở như thế, mà đến ngày giỗ ông, giỗ cha cũng cố dành được ít tiền, mua hương hoa bày lên cúng lễ.
Một hôm, gặp ngày giỗ cha, người ấy soạn đồ cúng xong, ngồi ngâm thơ mà khóc. Chợt khi vua vi hành đi qua đến cửa, nghe thấy than khóc, mới vào hỏi:
- “Sao mà thầy than khóc thế?”
Người ấy nói rằng: “Hôm nay là ngày giỗ cha tôi. Tôi học hành đã đỗ lên được, mà bao nhiêu lâu nay, không làm nên gì cho vẻ vang đến ông cha, thậm chí đến ngày giỗ cha, cũng không có gì mà cúng, cho nên tôi nghĩ mà tủi thân, ngâm mấy câu thơ cho giải phiền.
- Vua nói: Tôi là người làm việc ở trong Nội, có được thân các cụ Thượng, vậy thầy có muốn gì, tôi có thể giúp cho thầy được.
- Người kia nói: Tôi chỉ muốn Triều đình cho tôi trở về quê hương để kiếm nghề làm ăn mà phụng thờ tổ tiên”.
Vài hôm sau, người ấy quả nhiên nhận được giấy trong Bộ cho về quê quán. Về đến nhà, lại liên tiếp được sắc nhà vua bổ đi làm quan to.
Ấy cũng vì người ấy có lòng hiếu nghĩa mà cảm động được lòng vua và được hiển vinh.
II. PHÉP TẮC VÀ SỐ LẦN LẠY TÙY THEO LỄ
Tục ngữ có câu nói: “Thờ thì dễ, giữ lễ thời khó”. Trong khi hành lễ nếu biết rõ được ý nghĩa linh thiêng của từng lễ, từng tiểu tiết nghi thức thì ý vị biết dường nào và thấm thía lòng dạ biết bao. Người xưa đã ví von người không biết lạy bái đúng cách thì khác nào như con cóc lạy trời vậy. Nói “xưa bày nay làm” là câu đưa đẩy thể hiện sự tù mù làm giảm đi ý nghĩa thiêng liêng. Cách lạy vừa là mặc ước vừa là quy định theo lễ, theo tình huống mà ứng xử sao cho phải lẽ.
a. Lạy 2 lạy:
Trong tang ma, khách đến lễ khi linh cữu còn quàn tại nhà thì chỉ lạy 2 lạy theo lễ đối với người sống. Nếu chôn cất xong rồi, mới lạy 4 lạy trước bàn thờ hoặc nấm mồ còn thơm mùi đất mới.
Tang chủ đáp lễ thì khách lạy 2 lạy mình lạy 1 lạy; khách lạy 4 lạy, mình lạy 2 lạy.
Trong cưới hỏi, ở lễ hợp cẩn, người vợ trải chiếu, lạy chồng 2 lạy người chồng đáp lại bằng cách vái 1 vái.
Nói cho dễ hiểu theo lối rút gọn: lạy người sống 2 lạy, lạy người chết chưa chôn cũng 2 lạy (vì linh cữu còn quàn ở dương thế), khi chôn quan tài dưới đất xong thì mới lạy 4 lạy.
b. Lạy 3 lạy:
Mỗi làng đều có chùa, thậm chí mỗi thôn cũng có chùa, thành thử nhiều làng có đến ba hoặc bốn chùa. Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt, hoặc lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng.
Lạy Phật 3 lạy như lạy tiên thánh, thành hoàng. Con gái lạy cha 3 lạy và 1 quỳ trước giờ lên xe hoa về nhà chống:
Lạy cha ba lạy một quỳ,
Lạy mẹ bốn lạy, con đi lấy chồng.
Lý giải cho việc lạy 3 lạy nói trên, người xưa vận dụng số 3 như một pháp số. 3 biểu tượng cho Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng); Tam cương (quân, sư, phụ hoặc đạo vua-tôi, cha-con, vợ-chồng). Phải giữ cho các giềng mối vững vàng và bền vững như thế đứng của đỉnh đồng 3 chân. Đó cũng là thế chân vạc như núc kiềng nấu bếp 3 chân vậy. Sách Thiền Tông chỉ nam của vua Trần Thái Tông với lời tựa như sau:
“Tiên Thánh và Đại Sư không khác gì nhau. Coi đó là biết đạo giáo của Phật tổ, còn phải mượn sức Tiên Thánh mới truyền bá được với đời”. (Ngô Tất Tố dịch)
c. Lạy 4 lạy:
Ơn cha nghĩa mẹ nặng sâu dày. Gặp thời không có Phật thì cha mẹ là Phật. Trước khi đi lấy chồng, trước giờ theo họ trai rước dâu, con gái lạy cha 3 lạy thêm 1 quỳ và lạy mẹ 4 lạy với ý nghĩa mong cho con giữ trọn đạo làm dâu nhà chồng, theo phép tam tòng tứ đức.
Trong nghi tiết lễ tế, người xướng đến 34 động thái, còn gọi là tiểu tiết. Lời xướng thứ 8: Tham thần cúc cùng bái có nghĩa là lạy 4 lạy theo nhịp xướng; lời thứ 12: Phủ phục, hưng bái có nghĩa là chủ tế khấu đầu, lạy 2 lạy; lời thứ 32: Hành tạ lễ cúc cùng bái thì chủ tế và bồi tế lễ tạ 4 lạy…
d. Lạy 5 lạy:
Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Xã hội đất nước thái bình. Trên hòa dưới thuận, trên thuận dưới hòa là hợp lẽ với lý thái hòa. Vua ngự điện Kính Thiên dưới triều Hậu Lê, Vua Nguyễn ngự điện Thái Hòa ở Phú Xuân, quan văn từ tứ phẩm và quan võ tam phẩm trở lên đều lạy vua 5 lạy. Theo Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú, phần Lễ Nghi Chí đã viết “lạy vua 5 lạy 3 vái”. Dễ dàng tìm thấy ở nhiều trang. Cụ thể ở “Nghi thức ban chiếu khi vua lên ngôi”, có lời dịch như sau: “Rước ngự giá ra, quan phủng bảo bưng quốc bảo, các tướng sĩ hộ vệ theo hầu đúng như nghi thức, rước đến sân điện Kính Thiên… Rước ngự giá ra đến bệ ngai. Quan phủng bảo đặt quốc bảo trên án…Thông tán xướng: “Cúc cùng bái, hưng (5 lạy 3 vái), bình thân”.
Về “Nghi thức kim sách tấn tôn cho Thái phi” được dịch: “… Hoàng thượng ngự đội mũ xung thiên, mặc áo bào vàng, đai ngọc ngự ra. Các viên chấp sự vâng triệu đến trước làm lễ 5 lạy 3 vái, rồi lui ra đứng chỗ cũ, ai giữ việc nấy…”.
III. LỄ LẠY Ở QUỐC CÔNG TỪ
Từ là miếu thờ thần. Sống làm tướng chết trở thành thần. Còn có nghĩa là nhà thờ tổ tiên, nhà thờ họ tộc. Quan văn có phẩm hàm cao cũng gọi là tướng công chớ không đợi gì đến quan võ. Đền Đức Quốc Công thờ Thái bảo Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng và Quốc Thái phu nhân tức thân sinh và thân mẫu của Chương Hoàng hậu; tức Đức Bà Từ Dũ húy là Phạm Thị Hằng (Nga). Đền ở thôn Vạn Xuân, làng Phú Xuân, huyện Hương Trà (nay thuộc phường Kim Long, thành phố Huế), được xây dựng năm Tự Đức thứ 2 (1849).
Trong khuôn viên thoáng rộng của đền thờ, ở tay phải nhìn từ trong ra ngoài mặt tiền đường Kim Long, có dựng đền thờ Phạm Tộc lấy tên là Tích Thiện Đường(積 善 堂). Ẩn ý của bức hoành phi khắc sơn son thếp vàng ấy được treo ở gian giữa đền thờ ngày trước có nguồn từ tứ tự thành ngữ “Tích thiện phùng thiện”, có nghĩa làm nhiều điều lành, lâu ngày tích chứa lại thì sẽ được gặp điều lành. Đó là tích đức - nghĩa thu gọn của 4 chữ Tu Nhân Tích Đức.
Nhân gian nói: Tu nhân tích đức cho con cháu ngày mai. Không có ai trong thiên hạ đều “giàu ba họ khó ba đời” cả:
Người trồng cây hạnh mà chơi
Ta trồng cây đức để đời cho con.
Chữ “Hạnh” (杏) trong thuật ngữ “cây hạnh” đồng âm với chữ “hạnh” trong tiếng đôi “hạnh phúc” mà người Pháp dịch là bonheur. Người nước ngoài cũng dịch chữ hạnh hoặc chữ phúc trong thuật ngữ “hạnh phúc” là bonheur.
Thiết nghĩ, trong “hạnh” đã có phúc, trong phúc đã có “hạnh”.
Uyên áo thay tiền nhân đã xếp đặt 3 chữ đúc “Tích Thiện Đường” khiến cho người đời sau xây dựng nhà thờ tổ tiên, thậm chí tư gia đã chọn chữ nghĩa như khuôn vàng thước ngọc mà đặt tên cho nhà thờ họ tộc hay làm thành hoành phi để đi chúc mừng lạc thành hoặc khánh thành nhà mới.
Ngày nay con hư, gái cũng như trai, một phần là do ông bà, cha mẹ không quan tâm nhiều đến việc giáo dục con cháu non dại, hoa mắt trước vẻ hào nhoáng của văn minh vật chất, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa rặc màu duy lý. Cho nên tuổi trẻ dễ sa vào vòng vong thân dễ dàng trở thành vong bản vì “giấy rách không giữ lấy lề”.
Vong thân vì thiếu lễ, không biết lễ do học lễ như học vẹt, vì “thiếu hành”. Lời người xưa còn vang vọng đọng lại ca dao như gia huấn ca:
Dạy con từ thuở tiểu sinh
Gần thầy gần bạn tập tành lễ nghi.
Học cho cách vật trí tri,
Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông.
Ngày Tết, ngày giỗ chạp mà con cháu không lo sửa soạn bàn thờ, mua sắm hương hoa vật phẩm; lạy tổ tiên, cha mẹ, anh em sớm khuất bóng là thiếu lễ, là bất hiếu.
Ngày xưa, Tết đến sau lưng, ông vãi thì mừng, con cháu thì lo. Ngày giỗ mà con cháu, dâu rễ không đến hay đến cho có lệ mà không biết lạy là đắc tội với tiên linh.
Ngày 30 anh không đi Tết,
Sáng mồng một chẳng đoái bàn thờ
Hiếu trung chi nữa mà đợi với chờ uổng công.
Vì những lo ngại con cháu giòng tộc Phạm Đăng và đồng hương ở làng Nam Trung gốc Nam Bộ ra kinh đô lập nghiệp, xa quê hương đất tổ cho nên Đức Bà Từ Dũ và các vị bô lão trong họ tộc đã thiết lập Tích Thiện Đường ngay ở phía bên hữu đền thờ Quốc Công và ai nấy đều đồng thuận như một khoán ước bất thành văn là đặt ra Lễ Lạy vào ngày Tết và ngày giỗ chạp để cho con cháu nội ngoại giòng tộc Phạm Đăng đến lễ bái Tổ tiên.
Tuyệt nhiên, giòng tộc Phạm Đăng là thế gia vọng tộc, nếu con cháu muốn cậy quyền cậy thế xin xỏ điều gì có lợi do lòng tham thì đều bị khước từ và lại bị khiển trách không những cá nhân ấy mà ngay cả cha mẹ liên đới chịu tội “không biết giáo hóa tử đệ”, coi thường phép nước: Pháp bất vị thân. Ngay cả việc dân gốc Nam Bộ, huyện Gò Công xin đất để lập làng Nam Trung. Đức Bà Từ Dũ đề nghị cấp đất ở vùng sâu vùng xa nguyên đất hoang hóa ở xa kinh thành chớ không có gì ưu tiên để con cháu tự lực cánh sinh, tuyệt nhiên không có máu cậy quyền cậy thế theo lối “một người làm quan, cả họ được nhờ”. “Đất có lề, quê có thói” là thế ấy. Lẽ tất nhiên trong hàng con cháu có người chưa thuần thành thì đã được các bậc trưởng thành uốn nắn ngay từ móng niệm nẩy sinh trong trứng nước.
Lễ đứng hàng đầu trong ngũ thường: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín xét về mặt giáo huấn và nghi thức. Lễ dạy cho tuổi trẻ thành người có nhân cách, sống có bản lĩnh biết sai-đúng, trái-phải, trên-dưới, thiện-ác… Giữ lễ thì khó khác nào giữ gìn con ngươi của đôi mắt Con Người vậy.
Xin đừng xem việc lạy là chuyện nhỏ và bình thường rồi cho qua một cách hồn nhiên trong việc giáo hóa con cháu trong gia đình và giòng tộc.
Năm Rồng hiện điềm Rồng. Con Rồng cháu Tiên biết giữ lễ làm điểm tựa để điều chỉnh thế đứng mà vươn cao bay xa xứng đáng với lời chúc phúc “Thiên hạ thái bình” đồng nghĩa với “Hạnh phúc như ý” đầu Xuân mới năm Nhâm Thìn, 2012.
Nhớ cha ông đã sống hồn rất thực,
Sống bện mình vào thớ đất quê hương. (Huy Cận)
Nội dung bài viết chỉ trình bày hai hiện tượng: Lạy và Lễ lạy liên quan mật thiết đến việc thờ cúng tổ tiên mà từ lâu đời mặc nhiên coi như phù hợp với bất cứ tín ngưỡng nào. Chết không phải là hết vì dân tộc ta xem “sự tử như sự sinh”, bao giờ cũng “kỉnh như tại” đối với người thân đã khuất bóng.
I. LẠY
Trong dân gian còn truyền tụng nhiều câu ca dao đầy ý nghĩa:
Lạy Trời, lạy Phật, lạy Vua
Để tôi sức khỏe tranh đua giữa đời.
Hoặc:
Cùng nhau giao bái một nhà
Lễ là đủ lễ, đôi đà xứng đôi. (Truyện Kiều)
Chữ “lạy” đi liền với “bái”, với “tạ”, với “khấn”, với “quỳ”, với “vái”:
Chấp tay vái lạy con sào,
Sông sâu chẳng biết, thấp cao chẳng từng.
Chữ Hán viết “bái” (拜) dịch nôm là “lạy”. Theo Từ điển Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị của Lê Ngọc Trụ thì chữ “lạy” được chuyển hóa từ chữ “Lễ” (禮). “Nghe lời sửa áo cài trâm/ Khấu đầu lạy tạ cao thâm nghĩa trùng” (Truyện Kiều). Thì ra, người Việt giàu suy tưởng có lễ có lạy, phải lạy mới thành lễ như đã luận giải ở phần vào bài. Thông thường, chữ “lạy” viết bằng chữ Nôm theo cách hội ý gồm chữ “lễ” (禮) và chữ “bái” (拜).
Lại nữa, lạy vừa là danh từ vừa là động từ - Là danh từ khi hiểu nghĩa “theo văn cảnh” chỉ trỏ sự lạy hoặc việc lạy; khi hiểu nghĩa là động tác thể hiện lòng cung kính mang ý nghĩa hoặc sắc màu thiêng liêng. Thực hiện nghĩa cử “lạy” thì người lạy phải chân thành, có niềm tin trong sáng và chính đáng - Sách Gia Lễ do các tác giả gồm Cử nhân Hán học Bùi Tấn Niên và Nguyễn Hữu Duệ, Lý Thái Anh xuất bản năm 1972, thì “bái là lạy” theo lối phủ phục toàn thân. Đó là một tiểu tiết trong tục tế lễ thần thánh, tế tổ tiên. Lẽ tất nhiên trong động thái này có việc quỳ gối mà chữ Hán viết là “quỵ”. Khi xướng âm người đọc nghe mơ màng như “quỳ”.
Không thể hiện lòng nhân, nghĩa tín thành trong tế lễ thì dù mâm cao cổ đầy chỉ là cách phô trương hình thức bên ngoài mà thôi. Minh triết dân gian dạy rõ:
Trứng rồng lại nở ra rồng,
Hạt thông lại nở cây thông rườm rà.
Có cha sinh mới ra ta,
Làm nên thời bởi mẹ cha vun trồng.
Khôn ngoan nhờ ấm cha ông,
Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ.
Đạo làm con chớ có hững hờ,
Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm.
Sách Luận Lý Giáo Khoa Thư dành cho lớp Sơ đẳng (lớp 3 ngày nay) do Nha Học chính Đông Pháp ấn hành lần thứ 5 năm 1931 tại Hà Nội, có bài dạy “Thờ phụng Tổ tiên”, với bài tiểu dẫn “Lòng nhớ tổ tiên”, nguyên văn như sau:
Đời vua Minh Mạng, có một người ở Bắc kỳ đổ cử nhân, được bổ vào làm Hành tẩu trong kinh. Nhưng vì nhà nghèo và không quen biết ai, cho nên mãi không được thăng bổ chức khác. Người ấy làm hành tẩu đến mười lăm, mười sáu năm trời, lương bổng không đủ ăn, mà muốn về cũng không được. Tình cảnh tuy khổ sở như thế, mà đến ngày giỗ ông, giỗ cha cũng cố dành được ít tiền, mua hương hoa bày lên cúng lễ.
Một hôm, gặp ngày giỗ cha, người ấy soạn đồ cúng xong, ngồi ngâm thơ mà khóc. Chợt khi vua vi hành đi qua đến cửa, nghe thấy than khóc, mới vào hỏi:
- “Sao mà thầy than khóc thế?”
Người ấy nói rằng: “Hôm nay là ngày giỗ cha tôi. Tôi học hành đã đỗ lên được, mà bao nhiêu lâu nay, không làm nên gì cho vẻ vang đến ông cha, thậm chí đến ngày giỗ cha, cũng không có gì mà cúng, cho nên tôi nghĩ mà tủi thân, ngâm mấy câu thơ cho giải phiền.
- Vua nói: Tôi là người làm việc ở trong Nội, có được thân các cụ Thượng, vậy thầy có muốn gì, tôi có thể giúp cho thầy được.
- Người kia nói: Tôi chỉ muốn Triều đình cho tôi trở về quê hương để kiếm nghề làm ăn mà phụng thờ tổ tiên”.
Vài hôm sau, người ấy quả nhiên nhận được giấy trong Bộ cho về quê quán. Về đến nhà, lại liên tiếp được sắc nhà vua bổ đi làm quan to.
Ấy cũng vì người ấy có lòng hiếu nghĩa mà cảm động được lòng vua và được hiển vinh.
II. PHÉP TẮC VÀ SỐ LẦN LẠY TÙY THEO LỄ
Tục ngữ có câu nói: “Thờ thì dễ, giữ lễ thời khó”. Trong khi hành lễ nếu biết rõ được ý nghĩa linh thiêng của từng lễ, từng tiểu tiết nghi thức thì ý vị biết dường nào và thấm thía lòng dạ biết bao. Người xưa đã ví von người không biết lạy bái đúng cách thì khác nào như con cóc lạy trời vậy. Nói “xưa bày nay làm” là câu đưa đẩy thể hiện sự tù mù làm giảm đi ý nghĩa thiêng liêng. Cách lạy vừa là mặc ước vừa là quy định theo lễ, theo tình huống mà ứng xử sao cho phải lẽ.
a. Lạy 2 lạy:
Trong tang ma, khách đến lễ khi linh cữu còn quàn tại nhà thì chỉ lạy 2 lạy theo lễ đối với người sống. Nếu chôn cất xong rồi, mới lạy 4 lạy trước bàn thờ hoặc nấm mồ còn thơm mùi đất mới.
Tang chủ đáp lễ thì khách lạy 2 lạy mình lạy 1 lạy; khách lạy 4 lạy, mình lạy 2 lạy.
Trong cưới hỏi, ở lễ hợp cẩn, người vợ trải chiếu, lạy chồng 2 lạy người chồng đáp lại bằng cách vái 1 vái.
Nói cho dễ hiểu theo lối rút gọn: lạy người sống 2 lạy, lạy người chết chưa chôn cũng 2 lạy (vì linh cữu còn quàn ở dương thế), khi chôn quan tài dưới đất xong thì mới lạy 4 lạy.
b. Lạy 3 lạy:
Mỗi làng đều có chùa, thậm chí mỗi thôn cũng có chùa, thành thử nhiều làng có đến ba hoặc bốn chùa. Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt, hoặc lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng.
Lạy Phật 3 lạy như lạy tiên thánh, thành hoàng. Con gái lạy cha 3 lạy và 1 quỳ trước giờ lên xe hoa về nhà chống:
Lạy cha ba lạy một quỳ,
Lạy mẹ bốn lạy, con đi lấy chồng.
Lý giải cho việc lạy 3 lạy nói trên, người xưa vận dụng số 3 như một pháp số. 3 biểu tượng cho Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng); Tam cương (quân, sư, phụ hoặc đạo vua-tôi, cha-con, vợ-chồng). Phải giữ cho các giềng mối vững vàng và bền vững như thế đứng của đỉnh đồng 3 chân. Đó cũng là thế chân vạc như núc kiềng nấu bếp 3 chân vậy. Sách Thiền Tông chỉ nam của vua Trần Thái Tông với lời tựa như sau:
“Tiên Thánh và Đại Sư không khác gì nhau. Coi đó là biết đạo giáo của Phật tổ, còn phải mượn sức Tiên Thánh mới truyền bá được với đời”. (Ngô Tất Tố dịch)
c. Lạy 4 lạy:
Ơn cha nghĩa mẹ nặng sâu dày. Gặp thời không có Phật thì cha mẹ là Phật. Trước khi đi lấy chồng, trước giờ theo họ trai rước dâu, con gái lạy cha 3 lạy thêm 1 quỳ và lạy mẹ 4 lạy với ý nghĩa mong cho con giữ trọn đạo làm dâu nhà chồng, theo phép tam tòng tứ đức.
Trong nghi tiết lễ tế, người xướng đến 34 động thái, còn gọi là tiểu tiết. Lời xướng thứ 8: Tham thần cúc cùng bái có nghĩa là lạy 4 lạy theo nhịp xướng; lời thứ 12: Phủ phục, hưng bái có nghĩa là chủ tế khấu đầu, lạy 2 lạy; lời thứ 32: Hành tạ lễ cúc cùng bái thì chủ tế và bồi tế lễ tạ 4 lạy…
d. Lạy 5 lạy:
Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Xã hội đất nước thái bình. Trên hòa dưới thuận, trên thuận dưới hòa là hợp lẽ với lý thái hòa. Vua ngự điện Kính Thiên dưới triều Hậu Lê, Vua Nguyễn ngự điện Thái Hòa ở Phú Xuân, quan văn từ tứ phẩm và quan võ tam phẩm trở lên đều lạy vua 5 lạy. Theo Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú, phần Lễ Nghi Chí đã viết “lạy vua 5 lạy 3 vái”. Dễ dàng tìm thấy ở nhiều trang. Cụ thể ở “Nghi thức ban chiếu khi vua lên ngôi”, có lời dịch như sau: “Rước ngự giá ra, quan phủng bảo bưng quốc bảo, các tướng sĩ hộ vệ theo hầu đúng như nghi thức, rước đến sân điện Kính Thiên… Rước ngự giá ra đến bệ ngai. Quan phủng bảo đặt quốc bảo trên án…Thông tán xướng: “Cúc cùng bái, hưng (5 lạy 3 vái), bình thân”.
Về “Nghi thức kim sách tấn tôn cho Thái phi” được dịch: “… Hoàng thượng ngự đội mũ xung thiên, mặc áo bào vàng, đai ngọc ngự ra. Các viên chấp sự vâng triệu đến trước làm lễ 5 lạy 3 vái, rồi lui ra đứng chỗ cũ, ai giữ việc nấy…”.
III. LỄ LẠY Ở QUỐC CÔNG TỪ
Từ là miếu thờ thần. Sống làm tướng chết trở thành thần. Còn có nghĩa là nhà thờ tổ tiên, nhà thờ họ tộc. Quan văn có phẩm hàm cao cũng gọi là tướng công chớ không đợi gì đến quan võ. Đền Đức Quốc Công thờ Thái bảo Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng và Quốc Thái phu nhân tức thân sinh và thân mẫu của Chương Hoàng hậu; tức Đức Bà Từ Dũ húy là Phạm Thị Hằng (Nga). Đền ở thôn Vạn Xuân, làng Phú Xuân, huyện Hương Trà (nay thuộc phường Kim Long, thành phố Huế), được xây dựng năm Tự Đức thứ 2 (1849).
Trong khuôn viên thoáng rộng của đền thờ, ở tay phải nhìn từ trong ra ngoài mặt tiền đường Kim Long, có dựng đền thờ Phạm Tộc lấy tên là Tích Thiện Đường(積 善 堂). Ẩn ý của bức hoành phi khắc sơn son thếp vàng ấy được treo ở gian giữa đền thờ ngày trước có nguồn từ tứ tự thành ngữ “Tích thiện phùng thiện”, có nghĩa làm nhiều điều lành, lâu ngày tích chứa lại thì sẽ được gặp điều lành. Đó là tích đức - nghĩa thu gọn của 4 chữ Tu Nhân Tích Đức.
Nhân gian nói: Tu nhân tích đức cho con cháu ngày mai. Không có ai trong thiên hạ đều “giàu ba họ khó ba đời” cả:
Người trồng cây hạnh mà chơi
Ta trồng cây đức để đời cho con.
Chữ “Hạnh” (杏) trong thuật ngữ “cây hạnh” đồng âm với chữ “hạnh” trong tiếng đôi “hạnh phúc” mà người Pháp dịch là bonheur. Người nước ngoài cũng dịch chữ hạnh hoặc chữ phúc trong thuật ngữ “hạnh phúc” là bonheur.
Thiết nghĩ, trong “hạnh” đã có phúc, trong phúc đã có “hạnh”.
Uyên áo thay tiền nhân đã xếp đặt 3 chữ đúc “Tích Thiện Đường” khiến cho người đời sau xây dựng nhà thờ tổ tiên, thậm chí tư gia đã chọn chữ nghĩa như khuôn vàng thước ngọc mà đặt tên cho nhà thờ họ tộc hay làm thành hoành phi để đi chúc mừng lạc thành hoặc khánh thành nhà mới.
Ngày nay con hư, gái cũng như trai, một phần là do ông bà, cha mẹ không quan tâm nhiều đến việc giáo dục con cháu non dại, hoa mắt trước vẻ hào nhoáng của văn minh vật chất, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa rặc màu duy lý. Cho nên tuổi trẻ dễ sa vào vòng vong thân dễ dàng trở thành vong bản vì “giấy rách không giữ lấy lề”.
Vong thân vì thiếu lễ, không biết lễ do học lễ như học vẹt, vì “thiếu hành”. Lời người xưa còn vang vọng đọng lại ca dao như gia huấn ca:
Dạy con từ thuở tiểu sinh
Gần thầy gần bạn tập tành lễ nghi.
Học cho cách vật trí tri,
Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông.
Ngày Tết, ngày giỗ chạp mà con cháu không lo sửa soạn bàn thờ, mua sắm hương hoa vật phẩm; lạy tổ tiên, cha mẹ, anh em sớm khuất bóng là thiếu lễ, là bất hiếu.
Ngày xưa, Tết đến sau lưng, ông vãi thì mừng, con cháu thì lo. Ngày giỗ mà con cháu, dâu rễ không đến hay đến cho có lệ mà không biết lạy là đắc tội với tiên linh.
Ngày 30 anh không đi Tết,
Sáng mồng một chẳng đoái bàn thờ
Hiếu trung chi nữa mà đợi với chờ uổng công.
Vì những lo ngại con cháu giòng tộc Phạm Đăng và đồng hương ở làng Nam Trung gốc Nam Bộ ra kinh đô lập nghiệp, xa quê hương đất tổ cho nên Đức Bà Từ Dũ và các vị bô lão trong họ tộc đã thiết lập Tích Thiện Đường ngay ở phía bên hữu đền thờ Quốc Công và ai nấy đều đồng thuận như một khoán ước bất thành văn là đặt ra Lễ Lạy vào ngày Tết và ngày giỗ chạp để cho con cháu nội ngoại giòng tộc Phạm Đăng đến lễ bái Tổ tiên.
Tuyệt nhiên, giòng tộc Phạm Đăng là thế gia vọng tộc, nếu con cháu muốn cậy quyền cậy thế xin xỏ điều gì có lợi do lòng tham thì đều bị khước từ và lại bị khiển trách không những cá nhân ấy mà ngay cả cha mẹ liên đới chịu tội “không biết giáo hóa tử đệ”, coi thường phép nước: Pháp bất vị thân. Ngay cả việc dân gốc Nam Bộ, huyện Gò Công xin đất để lập làng Nam Trung. Đức Bà Từ Dũ đề nghị cấp đất ở vùng sâu vùng xa nguyên đất hoang hóa ở xa kinh thành chớ không có gì ưu tiên để con cháu tự lực cánh sinh, tuyệt nhiên không có máu cậy quyền cậy thế theo lối “một người làm quan, cả họ được nhờ”. “Đất có lề, quê có thói” là thế ấy. Lẽ tất nhiên trong hàng con cháu có người chưa thuần thành thì đã được các bậc trưởng thành uốn nắn ngay từ móng niệm nẩy sinh trong trứng nước.
Lễ đứng hàng đầu trong ngũ thường: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín xét về mặt giáo huấn và nghi thức. Lễ dạy cho tuổi trẻ thành người có nhân cách, sống có bản lĩnh biết sai-đúng, trái-phải, trên-dưới, thiện-ác… Giữ lễ thì khó khác nào giữ gìn con ngươi của đôi mắt Con Người vậy.
Xin đừng xem việc lạy là chuyện nhỏ và bình thường rồi cho qua một cách hồn nhiên trong việc giáo hóa con cháu trong gia đình và giòng tộc.
Năm Rồng hiện điềm Rồng. Con Rồng cháu Tiên biết giữ lễ làm điểm tựa để điều chỉnh thế đứng mà vươn cao bay xa xứng đáng với lời chúc phúc “Thiên hạ thái bình” đồng nghĩa với “Hạnh phúc như ý” đầu Xuân mới năm Nhâm Thìn, 2012.
Tác giả bài viết: Lê Quang Thái
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét