Chẳng hiểu do đâu, các tay kiếm khách trong
thiên hạ đều biết kiếm báu đang di chuyển. Ai cũng thèm. Rời nhà chẳng
bao lâu, người gia nhân kiếm sĩ đã để ý thấy ba tay hảo hán đang theo
dõi mình không rời gót.
Hôm ấy, anh vào quán rượu nghỉ chân, cả ba vào
theo. Anh kéo ghế, họ chọn bàn bên cạch, cách nhau một hành lang. Gươm
đeo bên hông, họ sang sảng gọi tửu bảo. Ba người ngồi trong tư thế bao
vây, một người ngồi đối diện, một người chênh chếch đằng sau, một người
bên hông. Một chọi ba. Anh kiếm sĩ nao nao.
Anh quan sát người thứ nhất trước mặt. Rượu
mang đến, y chìa tiền hào phóng cho tửu bảo, nâng cốc mời hai người kia,
nốc cạn một hơi, tự rót cho mình một cốc khác. Mắt y sắc như dao, lưỡng
quyền cao, một vết sẹo nằm dọc bên má. Y rút gươm đặt lên bàn, sửa lại
thắt lưng, mở rộng cổ áo, đưa mắt liếc xung quanh. Tay này có vẻ đầu
đảng.
Tự nhiên anh kiếm sĩ nghĩ đến một chuyện thiền.
Chuyện thế này: Một ngày kia, vùng ấy có động đất, nhà cửa đổ sập, ngôi
chùa vững thế mà cũng sập một gian. Khi tai biến qua rồi, thầy trụ trì
họp tăng chúng lại để dạy bảo.
Thầy nói: “Các chú đã thấy thầy bình tĩnh như thế nào rồi đó, đó là thái độ của người thiền sư trước mọi sự việc. Chẳng có gì, kể cả bão tố, kể cả động đất, có thể làm động lòng một người đã chứng đạt; người đó ở trong hoàn cảnh nào cũng tự nhiên nhi nhiên, ung dung, tự tại. Các chú thấy Thầy có đổi sắc mặt đâu, cứ thản nhiên dẫn các chú trú ẩn trong nhà kho, nhà này chắc mà lại thấp, có sập cũng chẳng gây thương tích gì.
Thầy lại còn không quên bảo các chú khiêng chum tương vào kho, vật bất ly thân, có thực mới vực được đạo, bởi vậy tối nay thầy trò chúng ta không lo chuyện ăn. Chùa sập ngay gian nhà họp, giá như Thầy không tỉnh táo, cứ để các chú ở đấy, không chưng bây giờ ta phải mò gạch mà tìm xương nhau.
Nhưng dù sao, dù sao, ừ dù sao, Thầy cũng là người như các chú, đâu phải gỗ đá vô tri, nên Thầy phải thú nhận có lúc cũng động lòng, chút xíu thôi, như gió thoảng. Ấy là lúc mà Thầy bưng chén nước lên uống, suốt đời Thầy chưa bao giờ uống nước lạnh, chỉ uống nước trà thôi, nhưng lúc ấy khô cổ quá, tự nhiên uống cạn cả chén nước lạnh..”
Thầy nói: “Các chú đã thấy thầy bình tĩnh như thế nào rồi đó, đó là thái độ của người thiền sư trước mọi sự việc. Chẳng có gì, kể cả bão tố, kể cả động đất, có thể làm động lòng một người đã chứng đạt; người đó ở trong hoàn cảnh nào cũng tự nhiên nhi nhiên, ung dung, tự tại. Các chú thấy Thầy có đổi sắc mặt đâu, cứ thản nhiên dẫn các chú trú ẩn trong nhà kho, nhà này chắc mà lại thấp, có sập cũng chẳng gây thương tích gì.
Thầy lại còn không quên bảo các chú khiêng chum tương vào kho, vật bất ly thân, có thực mới vực được đạo, bởi vậy tối nay thầy trò chúng ta không lo chuyện ăn. Chùa sập ngay gian nhà họp, giá như Thầy không tỉnh táo, cứ để các chú ở đấy, không chưng bây giờ ta phải mò gạch mà tìm xương nhau.
Nhưng dù sao, dù sao, ừ dù sao, Thầy cũng là người như các chú, đâu phải gỗ đá vô tri, nên Thầy phải thú nhận có lúc cũng động lòng, chút xíu thôi, như gió thoảng. Ấy là lúc mà Thầy bưng chén nước lên uống, suốt đời Thầy chưa bao giờ uống nước lạnh, chỉ uống nước trà thôi, nhưng lúc ấy khô cổ quá, tự nhiên uống cạn cả chén nước lạnh..”
Có tiếng cười nhỏ nhỏ trong tăng chúng, Thầy
hỏi: ”Các chú cười gì?” Một chú tiểu vô tư: ”Bạch thầy, không phải chén
nước lạnh đâu ạ, Thầy uống cạn cả một chén xì dầu!”
Anh đưa mắt nhìn tên thứ hai, chêch chếch phía
sau, chân gác lên đùi. Thấy anh liếc mắt, y rút gươm đặt cạnh ly rượu
làm rượu sóng sánh. Y xoay xoay ly rượu trong tay, không uống, rồi cầm
chiếc đũa gõ vào mạn ly dánh nhịp, như đang hát một điệu gì đấy trong
đầu. Trông tay này dáng điệu thảnh thơi, thong dong như một cánh diều
hâu đang lượn một vòng trên trời trước khi đáp vù xuống đất gắp con gà
con.
Anh kiếm sĩ rờn rợn chút xíu sau gáy. Đầu anh
chờn vờn một chuyên thiền khác. Chuyện thế này: Một kiếm sinh tầm sư học
đạo, nghe nói có ông sư tài nghệ tột vời, tìm đến nơi xin vào ở trong
chùa mong thầy truyền nghề cho. Một năm, hai năm, rồi ba năm trôi qua
anh ta vẫn nấu bếp trong chùa, chẳng thấy thầy nói năng một tiếng, thầy
ăn cứ ăn, trò nấu cứ nấu. Anh ta buồn quá, toan thối lui thì bỗng một
hôm...
Bỗng một hôm, anh ta đang lui cui xào nấu, thầy bất thần đâu từ sau lưng giáng cho một đòn gươm gỗ xuống vai, đau điếng. Hôm sau, anh ta đang loai hoay nhặt sau, thầy bất thần từ phía sau giáng cho một đòn nữa. Từ đó, bất kể mặt trời mặt trăng, sáng trưa chiều tối, đang lùa miếng cơm hay đang tưới rau, anh ta luôn luôn ở trong tư thế phòng vì thầy xuất hiện bất cứ lúc nào, gươm gỗ như đâu từ trên trời giáng xuống. Lúc đầu thầy đánh trúng, càng về sau càng trượt, sau cùng thì trượt tuốt. Anh nấu bếp trở thành vô địch thiên hạ.
Bỗng một hôm, anh ta đang lui cui xào nấu, thầy bất thần đâu từ sau lưng giáng cho một đòn gươm gỗ xuống vai, đau điếng. Hôm sau, anh ta đang loai hoay nhặt sau, thầy bất thần từ phía sau giáng cho một đòn nữa. Từ đó, bất kể mặt trời mặt trăng, sáng trưa chiều tối, đang lùa miếng cơm hay đang tưới rau, anh ta luôn luôn ở trong tư thế phòng vì thầy xuất hiện bất cứ lúc nào, gươm gỗ như đâu từ trên trời giáng xuống. Lúc đầu thầy đánh trúng, càng về sau càng trượt, sau cùng thì trượt tuốt. Anh nấu bếp trở thành vô địch thiên hạ.
Phía sau là chỗ hiểm nhất phải lo. Tiểu nhân
không bao giờ dám hại người quân tử ở phía trước, chỉ giỏi đánh rình,
đánh mò, đánh úp, đánh lén, đánh tập hậu, đánh sau đuôi. Anh kiếm sĩ lại
cầm ly rượu, nhìn đủ năm ngón tay nắm chặt vành ly, tưởng tượng mình
đang nấu bếp, đang lặt rau, hù, gươm gỗ vừa giáng xuống, hụt, vai trái
vừa bị đòn, ha ha, thầy vừa đánh trượt, hi hi, trượt cú nữa... Này, tay
kia, mày đang chực đánh lén tao chứ gì, coi chừng, gươm mày sẽ không hơn
gì gươm gỗ, chưa kịp giáng xuống hồn mày đã bay lên mây!
Còn lại tên thứ ba, ngồi bên hông. Tên này
không đáng lo, vì gươm của y vẫn còn để nguyên trong vỏ, hững hờ bên
hông. Trông y như gà xụ cánh, mặt cúi xuống ly rượu không uống, mắt lim
dim buồn ngủ.
Nghĩ cho cùng, chưa chắc chúng đã dám tấn công.
Mà có tấn công, chắc chắn ta sẽ không uống xì dầu, không sưng vai. Ta
đường đường một đấng võ sĩ đạo, một samourai thời vàng son. Một samourai
quý tộc trong câu chuyện thiền mà ai cũng biết, chắc chắn ba tên kia
cũng biết như ai.
Chuyện rằng: Ngày kia, một võ sĩ đạo quý tộc bước chân vào một quán ăn bình dân dọc đường. Dù là quý tộc, khi đói thì cũng phải ăn thôi. Quán nghèo, ruồi đậu trên bàn. Quý tộc ăn thong thả, khoan thai, cốt cách. Cửa sực mở, ba tên lục lâm bước vào, cười nói ầm ĩ, dương dương tự đắc, gươm đeo lủng lẳng bên hông. Tên thứ nhất chợt thấy thanh gươm quý của võ sĩ đạo trên bàn. Hắn đưa mắt ra hiệu cho hai tên kia đến cướp, cả ba toan rút gươm xông tới thì vừa lúc ấy, võ sĩ đạo đưa đôi đũa lên tai, tắc tắc tắc, gắp ba con ruồi đang bay, kêu tửu bảo thay đũa khác. Ba tên lục lâm lè lưỡi tuôn chạy ra khỏi quán.
Chuyện rằng: Ngày kia, một võ sĩ đạo quý tộc bước chân vào một quán ăn bình dân dọc đường. Dù là quý tộc, khi đói thì cũng phải ăn thôi. Quán nghèo, ruồi đậu trên bàn. Quý tộc ăn thong thả, khoan thai, cốt cách. Cửa sực mở, ba tên lục lâm bước vào, cười nói ầm ĩ, dương dương tự đắc, gươm đeo lủng lẳng bên hông. Tên thứ nhất chợt thấy thanh gươm quý của võ sĩ đạo trên bàn. Hắn đưa mắt ra hiệu cho hai tên kia đến cướp, cả ba toan rút gươm xông tới thì vừa lúc ấy, võ sĩ đạo đưa đôi đũa lên tai, tắc tắc tắc, gắp ba con ruồi đang bay, kêu tửu bảo thay đũa khác. Ba tên lục lâm lè lưỡi tuôn chạy ra khỏi quán.
Anh kiếm sĩ nghĩ thầm: ta chính là tay samourai
ấy đây, ba tên lục lâm là ba tên kiếm khách đang ngồi quanh ta, nào
chúng bay, hãy xem đây này! Anh vớt hạt đậu trong chén búng lên trời,
vươn đũa gắp hạt đậu đang rơi. Anh gắp được hạt đậu, nhưng chưa kịp
buông tay xuống thì, nhanh như chớp, tên cướp ngồi lim dim mắt bên hông
rút gươm tặng anh một nhát sâu hoắm trên vai.
Lúc ấy ông danh tướng ở xa đang tỉa hoa trong
vườn. Bỗng thấy một con chim trong bụi vụt bay ra, kêu lên một tiếng,
khiến ông giật mình, ngón tay chạm lưỡi dao, chảy máu. Ông vất dao, biết
mình vừa mất kiếm. Khi tiễn đưa anh kiếm sĩ, ông chỉ căn dặn một câu,
như có linh tính: “Trời trống mây thì trăng mới sáng”. Ngay cả câu căn
dặn đó cũng phải trống đi trong đầu khi sắp rút kiếm, huống hồ mấy
chuyện thiền thông thái kia!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét