Giáo Pháp không nằm trong
sách vở, mà có ngay chính trong trãi nghiệm, có được qua suy gẫm thực
hành kiên trì và liên tục trong chánh pháp....
Câu chuyện Thiền: Cái nhìn sự thật
Câu chuyện đời thường:
Trí tuệ là cái nhìn sự thật, sự vật và những tiến trình có thật của thân tâm. Nhưng nó chỉ có được ở người nhận ra và biết huấn luyện, và quán chiếu sắc, thọ, tưởng, hành, thức, và nhìn rõ tất cả điều của sắc biến hoại và vô thường và vô ngã. Mọi việc đến đi như thế nào, chấp nhận với thức tỉnh, không buồn phiền hay đau khổ, bịnh tật chính là nhờ huấn luyện nhuần nhuyễn, nhờ vậy mà vượt thoát một cách ổn thỏa.....
Từ tốn và chú tâm, hơi thở làm bình lặng Tâm và sinh ra lòng nhân hậu. Chúng ta thật may mắn được làm người nên có đủ sáu căn và có ý thức phân biệt và gặp thời có giáo pháp của các bậc Giác Ngộ. Đây là cơ hội không phải ai cũng có, nhứt là có người trợ duyên chỉ dẫn cặn kẻ từng pháp... như chẻ từng miếng nhỏ trong gốc cổ thụ cứng, cho chúng ta đun nấu.... đừng lãng phí thời gian, sống chỉ chạy theo sắc vật mà quên cái gốc trong Tâm, đánh mất cơ hội giác ngộ chân lý, và khi cơ hội thực hành chánh pháp thật mong manh...
Giáo Pháp không nằm trong sách vở, mà có ngay chính trong trãi nghiệm, có được qua suy gẫm thực hành kiên trì và liên tục trong chánh pháp.... khi ta tiếp xúc các giác quan, luôn có hai chiều đối nghịch, đúng sai, thích không thích, buồn vui.... chúng ta dùng trí tuệ để hiểu sự thật và thoát ra đó là Pháp. Người chỉ trích ta lắng nghe coi có phải là sự thật không? ai nói ra khuyết điểm ta phải có thái độ cám ơn, và vui mừng, biết sửa nó, như sàn lọc loại bỏ tạp chất. Nơi nào có sự rối loạn nơi đó có chứa bình an, vì chính sự rối loạn giúp chúng ta nhìn ra thấu đáo vấn đề, là người trí không tin ngay mà có sự suy nghĩ nghiền ngẫm ra lẻ thật, mà quyết định giữ lấy hay bỏ nó....
Đời sống luôn có nhìn biết xem xét cảnh sắc, âm thanh, mùi vị, cảm xúc, và cái gốc quan trọng nhứt là ý niệm, đưa chúng vào an trú không làm nặng tâm trí chúng ta. Vì tất cả như dòng chảy đến và đi và biến mất, chỉ còn lại cái khổ vui của cảm thọ. Mà cái đó tùy thuộc vào chính chúng ta... cái quan trọng bậc nhứt vẫn là trí tuệ hiểu biết Phật pháp thì dù là nghề hay vị trí nào trong xã hội vẫn trui rèn và huân tập bản Tâm. Cái cốt tủy vẫn là lòng ham muốn có an lạc và hạnh phúc tuyệt đối, và cố gắng kiên trì nhẫn nhục... Chỉ cần bám chặc và kiểm soát các giác quan, và điều đó làm chúng ta khoan khoái và an lạc tự do là kết quả rồi.
Bạn cứ nhìn ra khắp nơi giá trị hạnh phúc bị tô son, lát vàng và cái khổ thì đầy dẫy... chiến tranh, chết chóc, bệnh hoạn, thiên tai, bão lũ, có nói thật về Pháp để họ nhận ra cũng thật là khó, vì họ không tin và không thật sự lắng nghe... và chẳng hiểu gì cả, giống như đói mà ăn chỉ một muỗng cơm thì làm gì no, thoát ra khỏi cái đói. Pháp Phật dễ thực hành, cái khó là do mình. Thứ nhứt Tâm chấp ngã quá nặng, cao ngạo bịt kín nên không thể hiểu Pháp, thứ hai Tâm không ổn định, dễ bấn loạn Pháp vào ra như bình trống... thứ tư Tâm chứa nhiều tri kiến, biện giải đổ Pháp vào khó thấu suốt... giống như nhiều loại sữa thành thiu....
Trí tuệ là cái nhìn sự thật, sự vật và những tiến trình có thật của thân tâm. Nhưng nó chỉ có được ở người nhận ra và biết huấn luyện, và quán chiếu sắc, thọ, tưởng, hành, thức, và nhìn rõ tất cả điều của sắc biến hoại và vô thường và vô ngã. Mọi việc đến đi như thế nào, chấp nhận với thức tỉnh, không buồn phiền hay đau khổ, bịnh tật chính là nhờ huấn luyện nhuần nhuyễn, nhờ vậy mà vượt thoát một cách ổn thỏa.....
Từ tốn và chú tâm, hơi thở làm bình lặng Tâm và sinh ra lòng nhân hậu. Chúng ta thật may mắn được làm người nên có đủ sáu căn và có ý thức phân biệt và gặp thời có giáo pháp của các bậc Giác Ngộ. Đây là cơ hội không phải ai cũng có, nhứt là có người trợ duyên chỉ dẫn cặn kẻ từng pháp... như chẻ từng miếng nhỏ trong gốc cổ thụ cứng, cho chúng ta đun nấu.... đừng lãng phí thời gian, sống chỉ chạy theo sắc vật mà quên cái gốc trong Tâm, đánh mất cơ hội giác ngộ chân lý, và khi cơ hội thực hành chánh pháp thật mong manh...
Giáo Pháp không nằm trong sách vở, mà có ngay chính trong trãi nghiệm, có được qua suy gẫm thực hành kiên trì và liên tục trong chánh pháp.... khi ta tiếp xúc các giác quan, luôn có hai chiều đối nghịch, đúng sai, thích không thích, buồn vui.... chúng ta dùng trí tuệ để hiểu sự thật và thoát ra đó là Pháp. Người chỉ trích ta lắng nghe coi có phải là sự thật không? ai nói ra khuyết điểm ta phải có thái độ cám ơn, và vui mừng, biết sửa nó, như sàn lọc loại bỏ tạp chất. Nơi nào có sự rối loạn nơi đó có chứa bình an, vì chính sự rối loạn giúp chúng ta nhìn ra thấu đáo vấn đề, là người trí không tin ngay mà có sự suy nghĩ nghiền ngẫm ra lẻ thật, mà quyết định giữ lấy hay bỏ nó....
Đời sống luôn có nhìn biết xem xét cảnh sắc, âm thanh, mùi vị, cảm xúc, và cái gốc quan trọng nhứt là ý niệm, đưa chúng vào an trú không làm nặng tâm trí chúng ta. Vì tất cả như dòng chảy đến và đi và biến mất, chỉ còn lại cái khổ vui của cảm thọ. Mà cái đó tùy thuộc vào chính chúng ta... cái quan trọng bậc nhứt vẫn là trí tuệ hiểu biết Phật pháp thì dù là nghề hay vị trí nào trong xã hội vẫn trui rèn và huân tập bản Tâm. Cái cốt tủy vẫn là lòng ham muốn có an lạc và hạnh phúc tuyệt đối, và cố gắng kiên trì nhẫn nhục... Chỉ cần bám chặc và kiểm soát các giác quan, và điều đó làm chúng ta khoan khoái và an lạc tự do là kết quả rồi.
Bạn cứ nhìn ra khắp nơi giá trị hạnh phúc bị tô son, lát vàng và cái khổ thì đầy dẫy... chiến tranh, chết chóc, bệnh hoạn, thiên tai, bão lũ, có nói thật về Pháp để họ nhận ra cũng thật là khó, vì họ không tin và không thật sự lắng nghe... và chẳng hiểu gì cả, giống như đói mà ăn chỉ một muỗng cơm thì làm gì no, thoát ra khỏi cái đói. Pháp Phật dễ thực hành, cái khó là do mình. Thứ nhứt Tâm chấp ngã quá nặng, cao ngạo bịt kín nên không thể hiểu Pháp, thứ hai Tâm không ổn định, dễ bấn loạn Pháp vào ra như bình trống... thứ tư Tâm chứa nhiều tri kiến, biện giải đổ Pháp vào khó thấu suốt... giống như nhiều loại sữa thành thiu....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét