Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Những thời điểm “kiêng”

Những thời điểm “kiêng”

Trải qua thời gian, người xưa đã đúc kết nhiều nguyên lý về thời điểm cần tránh “chuyện vợ chồng”. Tố Nữ kinh – cuốn sách dạy kỹ năng “chăn gối” nổi tiếng Trung Quốc từ cách đây 2000 năm đã nêu khá chi tiết về 6 thời điểm mà các cặp vợ chồng cần kiêng kỵ “quan hệ”.
Một là, các cặp vợ chồng tuyệt đối không được “quan hệ” vào ngày đầu tháng, giữa tháng và cuối tháng Âm lịch. Nếu phạm vào điều cấm kị này, con cái sinh ra sẽ bị thương tổn, còn nam giới thì “không còn giương lên được”. Nhiều khi mang thêm bệnh di tinh. Tuổi thọ bị giảm. Ở nước ta, quan niệm “cấm yêu” ngày mùng một, ngày rằm và đặc biệt là những ngày Tết cổ truyền cũng được ông cha coi trọng. Người xưa quan niệm, Tết là quãng thời gian thiêng liêng, là lúc tổ tiên, ông bà về nhà đoàn tụ với con cháu. Trong nhà có người “quan hệ” sẽ khiến cả không gian thành kính bị uế tạp, là bất kính với “người trên”.  Vì vậy việc “quan hệ” nam nữ vào những ngày này sẽ dẫn đến những điều vận hạn, đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn.
Hai là, khi có sấm sét, mưa gió, động đất thì tuyệt đối không được “yêu”. “Quan hệ” vào những thời điểm này, con cái sinh ra sẽ bị câm điếc, mù lòa hay tinh thần suy nhược. Về phương diện tâm lý thì đứa nhỏ sẽ có một tinh thần suy nhược, đa sầu, đa cảm, luôn luôn ủ dột. Về điều này, sách “Lễ Ký”  – một quyển trong bộ Ngũ Kinh của Khổng Tử chép rằng: “Khi trời nổi cơn mưa gió sấm sét thì không nên thụ thai vì đó là lúc thiên nhiên đang cường nộ, sức khỏe con người sẽ bị ảnh hưởng”. Sách “Vệ sinh yếu quyết” của Hải Thượng Lãn Ông cũng khuyên không nên “quan hệ” “khi trời đất chấn động như mưa gió sấm chớp, nắng nóng, giá rét, khi nằm giữa trời”. Vì đó là “thiên kỵ” theo quan niệm dân gian. Theo giải thích của người xưa thì khí trong trời đất phát sinh và biến hóa khiến cho thiên nhiên thay đổi. Con người cũng chịu sự tác động của khí này. “Quan hệ” vợ chồng cũng phải thuận với đạo tự nhiên để tránh những điều khắc kỵ. Mưa gió, sấm, chớp là do đất trời đang biến động. Cơ thể con người cũng theo đó mà có biến đổi. Vậy nên sinh hoạt “chăn gối” lúc cơ thể không ổn định sẽ không tốt.
Ba là không nên “quan hệ” khi đã ăn quá no hay khi đương cơn say. Phạm cấm kị này nội tạng bị tổn thương, nước tiểu màu đỏ, mặt tái xanh, lưng đau mỏi, mình mẩy phù thũng, tuổi thọ bị rút xuống rất nhanh.
Bốn là, vợ chồng cần tránh “ái ân” khi vừa mới đi tiểu xong. Lúc này cơ thể chưa trở về trạng thái bình thường, chưa sẵn sàng để mở ra hoạt động rất phức tạp là “quan hệ”. Phạm điều cấm kị này thì về sau ăn uống sẽ mất ngon, bụng phình to, tâm thần luôn phiền muộn, nhiều khi lơ đãng như người mất trí.
Năm là tránh “quan hệ” khi người đã mất sức vì mệt nhọc như: đi bộ, lao động nặng, mệt mỏi chưa phục hồi, trong mình bải hoải. Phạm cấm kị này sẽ bị mắc bệnh suyễn, miệng khô, đường tiêu hóa bị trở ngại, các cơ quan bài tiết gặp những dao động.
Cuối cùng, Tố Nữ kinh khuyên không nên nổi hứng “quan hệ” ngay khi nói chuyện với nữ giới “cậu nhỏ nổi dậy”. Vi phạm điều này thì “cậu nhỏ” bị thương tổn, nội tạng bị suy, lỗ tai không còn thính, tinh thần bất an, ho suyễn.
Không nên “yêu” ngay sau khi tắm nước nóng
Rất nhiều người có thói quen tắm nước nóng trước khi “yêu”. Họ cho rằng, tắm bằng nước nóng trước khi “quan hệ” sẽ giúp cho cơ thể sạch sẽ, sảng khoái và giúp tự tin hơn. Tuy nhiên theo các chuyên gia, đây là thói quen không tốt bởi cơ thể con người là hệ thống sinh lý khá mẫn cảm. Chỉ cần một chút thay đổi về nhiệt độ, dù rất nhỏ đều khiến cơ thể có những phản ứng kịp thời, làm thay đổi các thành tố của hormon. Nước nóng làm da và mạch máu dưới da giãn nở, máu dồn đến bộ phận này khiến việc cung cấp máu cho các cơ quan khác như tim, não bị thiếu hụt, khiến cơ thể xuất hiện tình trạng chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh hơn, làm cho bạn không đủ sức để “yêu”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét