Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

10 Điều Lành và Vấn Đáp - Thầy. Thích Pháp Hòa tại Hamilton, ON (July 2 ...

danh tiếng và lương tâm

Lucius Seneca, nhà hiền triết La Mã, nghệ sĩ hài đương thời, một tên tuổi lớn của văn học La Mã, đã nói: "Nhiều người quan tâm đến danh tiếng, nhưng ít người chú trọng tới lương tâm".

KIM TIEN HAY KIM LUI GI CUNG VAY

 Mấy ngày qua tôi nhận được rất nhiều tin nhắn yêu cầu Nhà báo độc lập lên tiếng về vụ Bà Kim Tiến.
Trong sở trường của tôi có hai món rưỡi được ưu tiên: Giao thông, Giáo dục và một phần về Y tế.
Món Y Tế xem ra tôi quan tâm ít hơn bởi lý do tôi cho rằng: tất thảy thần dân của ngành này toàn là trí thức cả, họ cũng như bà con ta biết tỏng tòng tong mọi sự thể cả, chả hơi đâu mà , như một câu ngạn ngữ Việt là :”Dạy đĩ vén váy” cả.
Anh không viết thì nó vẫn …tiêu cực, anh viết nó vẫn tiêu cực, có khi còn tiêu cực hơn ấy nên trong mảng này, tôi cày ít hơn.
Thế nhưng, hôm nay, đáp lại thịnh tình của Quý bạn, tôi xin kể một câu chuyện có thực một trăm phần trăm, tôi chưa xin phép nên tạm đổi tên nhân vật chính , là Giáo sư, hiệu phó một trường Đại học Y khoa lớn của VN, thành ông “Võ Như Lành” cho nó …lành.
Câu chuyện như sau:

Năm 2008 tôi về Quảng Ngãi tìm tư liệu và chuẩn bị làm phim về cụ Huỳnh Thúc Kháng. Khi đang chụp ảnh phần mộ của cụ trên núi Thiên Ấn thì một bác già khả kính đến nói với tôi:
- Anh làm ơn chụp cho đoàn bác vài kiểu ảnh kỷ niệm. Máy bác hết phim ( hồi đó con chụp bằng phim).
Nói rồi ông gửi tôi cái danh thiếp và hẹn gặp lại ở nhà khách UBND tỉnh Quảng Ngãi gần đường Hùng Vương.
Nhìn tấm danh thiếp tôi khoái ngay và chỉ sau một giờ tôi đã đem đến nhà khách biếu quý khách một bộ ảnh rất đẹp, không lấy tiền.
Cảm kích vì nghĩa cử đó và nhận ra mình là đồng hương, quê tôi ở Cẩm Khê, nhà ông ở Xuân Huy, Lâm Thao một làng nhiều Tiến sỹ nhất Việt Nam từ năm …1970 chỉ cách nau hơn chục cây số, ông tiếp tôi rất nồng hậu.
Khi tôi khéo léo hỏi ông ( có ghi âm) về chuyện Y đức thì vị giáo sư bạc đầu này nhận ra ngay.
Ông nói:
-Tôi không trả lời anh đâu, nhưng tôi kể cho anh nghe câu chuyện của chính gia đình tôi, rồi anh làm gì thì làm.
.
Tôi nghe xong câu chuyện mà xúc động. Câu chuyện này có lẽ đủ tư cách giải thích tất thảy những chuyện vui buồn của ngành y tế, từ chuyện tiêm vaccines chết người đến chuyện Cát Tường, chuyện dịch sởi v.v…
.
Nghe xong câu chuyện này, thiết nghĩ các bạn sẽ hiểu rằng nếu bây giờ, bà Kim Tiến xuống, bà Kim Tiền lên hoặc ông Kim Lùi nhậm chức, thì cũng rứa cả thôi.
.
Cảm ơn Giáo sư N.N.L kính mến, cảm ơn nhân vật chính trong câu chuyện bi hài này là BS Huy, ông đã nói lên cái code của sự thể, khỏi phải tư duy nhiều hơn khi ta là dân Việt.
Dưới đây là câu chuyện của GS Vỏ Như Lành.
.
-Một lần tôi về phép đúng vào dịp người em tôi bị đau vùng bụng cấp, rất nguy kịch, phải đi bệnh viện ngay ban đêm.
Là nhà nghề tôi leo lên xe đi cùng. Vào khu vực phòng cấp cứu, tôi vui mừng nhận ra vị trưởng phòng cấp cứu là BS Huy, một học trò giỏi của tôi trong trường y.
Khi khiêng băng ca vào phòng, hai lần tôi giáp mặt với BS Huy nhưng tôi chợt nhận thấy hình như anh ta không muốn chào tôi.
Anh đeo khẩu trang nhưng làm sao tôi quên được vầng trán, ánh mắt, dáng đi của một SV đặc biệt đã học tôi 6 năm trời.
Và đêm ấy, theo gợi ý của cô y tá và sự chỉ dẫn của một người lạ, người nhà tôi phải chi ra 2 triệu bôi trơn cho kíp mổ.
Một tuần sau em tôi ra viện.
Tôi cầm tiền lên thanh toán viện phí và chủ trương đối diện với tay sinh viên xưa, nay đã trở thành kẻ bất trị này.
Khi tôi vào phòng y vụ, vừa chìa giấy tờ ra thì cô nhân viên chừng 30 tuổi đứng bật dậy, giọng nói trầm ấm, thân tình:
-Mời thầy đi theo em.
Mặc dù tôi chưa dậy cô này ngày nào nhưng nghe giọng nói thân thiện, tác phong rất chân tình, tôi vô thức bước theo cô.
Cô đưa tôi lên thẳng phòng …cấp cứu. Đến cửa, cô nói:
-Mời thầy vào, Sếp em đang chờ thầy!.
Cô mở cửa ấn tôi vào căn phòng mát rượi và đi ra.
Khi chỉ còn hai người, BS Huy ôm chầm lấy tôi.Anh nói ngay:
-Thầy ngồi đi, em biết là thầy giận em lắm. Rồi em sẽ giải thích ngay để thầy hiểu.
Tôi lắng nghe.
Vẫn con người ấy, thông minh, lanh lợi, tin cậy và thân tình. Anh ta nói:
…………………………………………………………….
…………………………………………………………….
“ Và nếu hôm đó, thầy trò mình nhận nhau, tay bắt mặt mừng thì có thể, người nhà thầy…chết!.
Nếu kíp mổ nhận thấy họ đang phải thức ba tiếng đồng hồ giữa đêm khuya để mổ một ca không – phong – bì thì chất lượng chuyên môn, các biện pháp hỗ trợ sẽ chạy theo kiểu không – phong – bì thầy ạ.
Bởi vậy, khi gặp thầy, em làm lơ, tính sau kíp mổ sẽ gặp lại thì Thầy đã về rồi.
Hôm nay, em xin tạ tội cùng thầy và em phải nói rằng, em có được như ngày hôm nay là nhờ thầy, Xin thầy đừng từ chối món quà này của em, coi như vài thang thuốc bổ để chăm sóc thầy khi không được gần thầy” .
Huy nói rồi lấy một gói giấy mỏng, gói ghém chu đáo sẵn nhanh tay nhét vào túi trong áo veston của tôi.
Tôi hoàn toàn mất tự chủ.
Sự thể diễn ra hoàn toàn ngoài suy đoán, dự cảm của tôi. Huy vẫn như cậu sinh viên hiếu hạnh, chu đáo và giỏi giang năm xưa.
Cuối cùng, tôi hỏi:
- Tôi có dạy các anh làm thế không?.
- Dạ, thưa thầy, cái lỗi chính nằm ở chỗ ấy ạ. Cái chính là vì các thầy đã không dạy những cái đó, những cái cần – phải – dạy.
Tôi ớ ra, hỏi cho rõ thì BS Huy nhẹ nhàng:
-Ngày làm luận văn tốt nghiệp, các thầy đã cho một câu hỏi: Người BS chế độ XHCN khác với người BS tư bản ở chỗ nào?.
Nếu ai trả lời rằng, điểm khác biệt đó là người BS XHCN không cần tiền bạc vẫn làm tốt chức phận của mình thì được điểm cao.
Thực tế không phải thế.
.
Tôi bắt đầu hiểu ra vấn đề. Hình như toàn bộ bi kịch là ở đây. Hình như chúng tôi có lỗi. Không có BS nào là không cần tiền cả. Tôi ngậm ngùi thăm hỏi hoàn cảnh BS Huy. Anh nói:
.
“ Sau khi ra trường, con về phục vụ tại một bệnh viện chuyên ngành chăm sóc cán bộ tại Hà Nội.
Bệnh nhân của BV này tòan loại VIP.
Đến bữa trưa, con đem cặp lồng cơm đã nguội hắt có vài cọng rau muống đen xì và nửa quả trứng kho mặn vợ chuẩn bị ra ăn trong khi những bệnh nhân kia chơi gà luộc nửa con, giò chả ngập chân răng và họ luôn có quyền bắt ne bắt nét chúng con.
Đến một lúc, con nghĩ: tại sao cùng là người sao họ sướng thế. Sao mình ra sức phục vụ, ăn học từng ấy năm, tận tụy, hiểm nguy mà khổ thế.
Phải “chặt”!.
Lần đầu con chặt, cầm cái phong bì hơi cũng run tay nhưng về sau quen dần, càng chặt càng bén, chặt nhát nào ra nhát ấy.
Về sau con cũng đứng lớp, cũng dạy học trò nghề y cao quý này, ra trường chúng cũng biết chặt, chúng chặt giỏi hơn con, chặt nhát nào ra nhát ấy”.
.
Tôi không biết nói gì lúc này nữa.
Trong không gian này, tôi không biết ai là thầy, ai là trò nữa. Hình như BS Huy đang dạy cho tôi bài học vỡ lòng về sự bất hợp lý trong những vận động xã hội đã xảy ra, đang xảy ra.
.
Trên đường về, tôi giở phong bì ra, đếm được mười triệu. Tôi lẩm cẩm nghĩ: Lãi 8 triệu và một bài học quý từ cuộc sống, thôi thì….

.
Câu chuyện của GS Lành đến đây là hết. Không gian nhà khách UBND tỉnh Quảng Ngãi trầm hẳn xuống. Tôi cũng chẳng biết bình luận gì thêm. Phải chăng, chúng ta đã tạo ra một không gian để phát triển một loại mâu thuẫn xã hội đằng đẵng dăm chục năm và rồi hôm nay ta đắm mình trong bi kịch đó, bi kịch mà một nhà văn đã nói: Cái lò xo bị nén xuống ba tấc, khi bật lên, nó sẽ bật lên chín tấc.
Những tiêu cực trong ngành y tế sẽ còn dài chứ không dừng lại ở đây kể cả khi thay ba bộ trưởng.
Bao giờ cái thiết chế y tế, từ đào tạo đến các nguyên tắc về phúc lợi, nhân đạo, chính trị thay đổi theo hướng tích cực, có lý có tình thì tình hình sẽ tự nó tốt lên, các bạn ạ.


Huy Cường.

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

chữ ký họp phong thủy

Chữ ký được cho là có khả năng thu hút sự thịnh vượng và thành công của con người nếu nó bắt đầu bằng nét vững chắc hướng lên, kết thúc bằng nét đi lên mạnh mẽ. Bạn có thể tham khảo những nét chữ ký sau đây để mang lại thành công cho mình.
Theo phong thủy, đây là kiểu chữ ký thành đạt nhất. Nét khởi đầu và nét kết thúc theo hướng đi lên. Điều này tượng trưng cho sự khởi đầu và kết thúc tốt đẹp đối với mọi dự án, công việc mà bạn đảm nhiệm.

Chữ ký kiểu này cũng rất tốt. Bạn hãy chú ý, nét khởi đầu và nét kết thúc đều hướng lên. Đường gạch dưới chữ ký cũng được xem là 1 bộ phận của chữ ký cũng phải có hướng đi lên.
chu ky phong thuy 02 Chữ ký hợp phong thủy gắn kết với sự thành đạt
Nếu chữ ký của bạn không kết thúc bằng nét hướng lên thì có thể thêm nét gạch dưới vững chắc theo chiều tiến lên để may mắn, tài lộc.
chu ky phong thuy 03 Chữ ký hợp phong thủy gắn kết với sự thành đạt
Chữ ký này có nét kết thúc theo hướng xuống dần. Điều này cũng không mang lại tốt đẹp. Nếu chữ ký của bạn có nét giống như thế này thì nên thay đổi sao cho nét chữ có hướng đi lên.
chu ky phong thuy 04 Chữ ký hợp phong thủy gắn kết với sự thành đạt
Chữ ký này chỉ mang lại cho bạn một nửa tốt đẹp. Vì nét chữ bắt đầu khá vững chắc và hướng lên. Tuy nhiên, nó lại kết thúc bằng nét đi xuống. Điều này sẽ không mang lại tốt đẹp và thường có chuyện buồn.

Làm thế nào để tạo một chữ ký tay đẹp? Làm sao để tạo một chữ ký tay đẹp, ý nghĩa, và khó bị sao chép?

Phải học và luyện chữ đẹp từ bé.
Ký đẹp hay không còn phải tùy thuộc vào óc thẩm mỹ của bạn, nếu bạn thích sự đơn giản thì chỉ cần ký giống với tên mình, còn nếu thích phức tạp bạn có thể biến hóa chữ ký bằng cách thêm các đường nét phụ vào, nhưng như thế thì bạn cũng phải có hoa tay để có thể ký nhiều lần mà chữ ký không đổi. Cách hay nhất là bạn tham khảo các cách viết chữ kiểu rồi tập viết cho thật nhuần nhuyễn. Chúc bạn thành công.
chu ky dep la chu ky vua mem mai, vua khoe, co net cong, net thang, nhin phong khoang, co nhung net cach dieu tao ca tinh rieng, de phan biet va kho bi sao chep. Dac biet phai the hien duoc ten hoac ho hoac ca ho ten.
1. Liền nét
2. Cách điệu được tên, hoặc họ tên
3. Chữ ký thoáng thì sẽ thể hiện 1 lối suy nghĩ mạch lạc, logic. Chữ ký xúm xít vào nhau và loằng ngoằng: Thể hiện sự rối răm trong tư tưởng, không có đường lối rõ ràng.
4. Chọn được điểm nhấn là 1 nét nào đó mà chỉ cách viết của bạn mới tạo ra được.

Bạn có thể tham khảo chút thông tin sau nhé. Chúc bạn thành công
1. Đường nét thanh thản tự nhiên không cong quẹo, run rẩy . Ngập ngừng hay đứt đoạn lệch lạc : Những chữ ký nào có nét ấy là những chữ ký của những người ngay thẳng đàng hoàng , người cao quí và thường có tiền của . Những chữ ký này đôi khi dễ đoán ra tên thật .

2. Chữ ký có đường nét ngập ngừng, run , nhiều dấu móc , có vẻ chần chừ, rời rạc, chậm chạp và nối với nhau bởi những đường nét vụng về là chữ ký chỉ rõ hạng người không dứt khoát .

3. Chữ ký có những đường nét vòng vo như khoanh lấy một số chữ là biểu hiện của người dể bị phạm luật pháp , tù tội , vất vã .

4. Chữ ký có những nét nhọn cắt nhau, nghiên đổ, có nhiều vòng tròn bao lấy và k hông đều (to, nhỏ, không thẳng hàng ) thì đó là chữ ký của những người bệnh tâm thần .

5. Chữ ký có đường nét ngang ở trên và dưới . Ngoài ra các chữ nằm giữa 2 nét trên dưới ấy có khi tạo thành một đoạn thẳng dọc xuống song song thì đây là mẫu chữ ký của người có óc nhìn đời rất thực tế, biết làm ăn , vững chắc . Nếu là đàn bà thì đây là mẫu chữ ký của người có óc nhìn đời rất thực tế , biết làm ăn vững chắc .

6. Chữ ký của người có tay thương mại lớn , thức thời, khôn ngoan , hăng say làm ăn và xa quê hươn g. Đây là chữ ký của người hoạt động suông sẽ, giàu thiện chí , được nhiều người yêu thích . Người có mẫu chữ ký này thường được thành công tốt đẹp trong lãnh vực công ăn việc làm , kể cả tình cảm . Nếu những vòng ấy không được liên tục mà hở ra thì đây là mẫu người muốn vượt ra khỏi vòng cương toả, hay tự ý .

7 . Chữ ký mà những nét dọc chạy xuống cắt đường gạch dưới đít chữ ký là người bị thất bại chua cay .

8. Chữ ký có đường kéo xuống không cắt đường gạch dưới thường là chữ ký của người có công ăn việc làm lưng chừng . Tâm tính cũng vậy . Hay bỏ lỡ cơ hội , khó đi đến thành công .

9. Chữ ký có nét ngang phía trên đầu (ngắn ) thì đây là người không nhất tâm , mau thay lòng đổi dạ .

10. Chữ ký của người hay bị cản trở, đau khổ, và bị kẻ dưới ganh ghét, hãm hại thường có hai đường dọc thật ngă"n cắt lấy đườngang dưới .

11. Chữ ký có sự thay đổi công ăn việc làm hay chấm dứt công việc . Cuộc đời không xuông sẽ thường có dấu chấm chính giữa .

12. Chừ ký có những đường nét lên xuống, to nhỏ không đều , không thẳng hàng : đây là chữ ký của những người hay lo nghĩ , bồn chồn , hồi hợp .



13. Chữ ký có dấu chấm phía trên : người có vấn đề tinh thần ảnh hưởng lớn lao trong cuộc sống . Nếu cuối chữ ký có dấu chấm thì đó là dấu hiệu có sự cản trở ngăn chặn . Nhưng chính bản thân người ấy cũng thường hay dứt khoát , chấp nhận sự việc hay vấn đề một cách máy móc.

14. Chữ ký như bị gạch bỏ, chỉ người hấp tấp , hay căm giận, ghét, tức tối, thần kinh bị kích động , bị xáo trộn . Người hay tính chuyện trả đũa đối phương . Nếu nét cuối chữ ký quay lại cắt ngang chữ ký thì đây là người hay thất vọng , chán đời , chua cay, khinh bỉ mọi sự đên độ gàn bướng.

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

những nghich lý

1. Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi. Con cái thích vòi mà không biết trả.

2. Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời. Bước chân vào đời ngớ nga ngớ ngẩn.

3. Cha nỡ coi khinh, mẹ dám coi thường. Bước chân ra đường phi trộm thì cướp.

4. Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han. Bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng.

5. Con trai chào trăm câu không bằng nàng dâu một lời thăm hỏi.

6. Khôn đừng cãi người già, chớ có dại mà chửi nhau với trẻ.

7. Mỗi cây mỗi hoa, đừng trách mẹ cha nghèo tiền nghèo của.

8. Cái gì cũng cho con tất cả, coi chừng ra mả mà cười.

9. Đồng tiền trên nghĩa, trên tình, mái ấm gia đình trở thành mái lạnh.

10. Gian nhà, hòn đất, mất cả anh em. Mái ấm bỗng nhiên trở thành mái nóng.


11. Bố mẹ không có của ăn của để, con rể khinh luôn.

12. Ngồi bên bia rượu hàng giờ, dễ hơn đợi chờ nửa giây đèn đỏ.

13. Củi mục khó đun, chồng cùn sống bậy, con cái mất dạy, phí cả một đời.

14. Hay thì ở, dở ra toà, chia của chia nhà, con vào xóm “bụi”.

15. Ngồi cùng thiên hạ, trăm việc khoe hay. Mẹ ốm bảy ngày không lời thăm hỏi.

16. Bài hát Tây Tàu hát hay mọi nhẽ. Lời ru của mẹ chẳng thuộc câu nào.

17. Khấn Phật, cầu Trời, lễ bái khắp nơi, nhưng quên ngày giỗ Tổ.

18. Vào quán thịt cầy, trăm ngàn coi nhẹ, góp giỗ cha mẹ suy tị từng đồng.

19. Giỗ cha coi nhẹ, nuôi mẹ thì không. Cả vợ lẫn chồng đi làm từ thiện.

20. Một miếng ngọt bùi khi còn cha mẹ, một miếng bánh đa hơn mười ba mâm báo hiếu.

21. Cha mẹ còn thơm thảo bát canh rau. Đừng để mai sau xây mồ to, mả đẹp.

22. Bảy mươi còn phải học bảy mốt. Mới nhảy vài bước chớ vội khoe tài.

27 ĐIỀU CẦN VÀ ĐỦ TRONG CUỘC SỐNG

  1. Nếu nhắn tin cho người ta mà lâu không thấy người ta trả lời, đừng nhắn nữa. Nếu thật sự cần – hãy tìm đến tận nơi. Đừng chờ đợi những gì bạn muốn mà hãy đi tìm kiếm chúng !
  2. Nếu không có ai bên cạnh, hãy thử một mình nghe nhạc, đọc sách, chơi game, xem phim, viết blog, viết nhật ký… Hãy tập quen dần với việc bản thân một mình.
  3. Nếu như cảm thấy đau đớn trong lòng, hãy tìm một góc nhỏ hoặc trốn trong chăn khóc một trận thật to. Khóc xong rồi ngày mai lại vui vẻ tiếp tục cuộc sống trên chính đôi chân mình…
  4. Nếu có một ai đó làm chậm bước chân của bạn, hãy nhẹ nhàng rẽ sang hướng khác.
  5. Nên nhớ rằng người duy nhất có thể làm tổn thương bạn là chính bản thân bạn… Nếu có ai làm tổn thương bạn sâu sắc thì chỉ vì bạn đã cho phép người đó làm vậy mà thôi…
  6. Lúc đau buồn nên tìm một người bạn mà mình tin tưởng để trút tâm sự, không nên chịu đựng một mình. Đừng để nỗi buồn phải chứa cả nỗi cô đơn…
  7. Khi yêu một ai đó thì hãy gom hết dũng cảm mà nói ra. Thà rằng đau một cách cao ngạo còn hơn yêu trong lén lút.
  8. Đừng vì cô đơn mà chọn đại một người để yêu vì rồi sau đó bạn sẽ cô đơn trong chính tình yêu ấy. Điều đó đáng sợ hơn gấp ngàn lần. Những lúc đó hãy tìm một người bạn tri kỷ…
  9. Nhớ kỹ ngày sinh của người mình yêu thương, đó là gia đình và chính bản thân mình. Hãy thử mua quà tặng mẹ trong sinh nhật mình vì đó là người vất vả nhất khi mình sinh ra đời.
  10. Khi tâm trạng không vui đừng làm gì điên rồ mà hãy chọn một giấc ngủ vì đó là thứ êm ái nhất…
  11. Đừng bao giờ hỏi người khác có nhớ, có yêu mình không. Nỗi nhớ và tình yêu không thể cảm nhận bằng tai càng không thể dựa vào lời nói của bất cứ ai… Phải tin vào cảm nhận bản thân lúc đó sẽ chẳng cần một câu trả lời nào cả…
  12. Không nên quan trọng hóa vấn đề với một số người hoặc một số việc, hãy để tất cả thuận theo tự nhiên. Thế giới vốn lạnh lùng và ích kỉ, quá quan trọng một việc gì đó sẽ đánh mất những việc còn lại, kể cả giá trị bản thân…
  13. Đôi khi có ngốc nghếch một chút cũng chẳng sao, chẳng ai phải thông minh suốt cả đời…
  14. Dù trong bất kỳ tình huống nào cũng không nên nói xấu người khác. Nếu bắt buộc phải nói thì hãy nói vài lời tốt đẹp. Nếu cần chỉ trích thì nên nhớ chỉ những người quan trọng với mình mới xứng đáng với những nhận xét chân thật ấy…
  15. Dòng sông không có hình dạng, nhưng nó bị bó buộc vào trong những ranh giới của chính mình. Vậy ý nghĩ cũng là vô tận, cho đến khi nào nó tự đặt ra cho mình một nhà tù cho những tư duy của mình.
  16. Một người bạn khác phái có thể bằng mười người bạn cùng phái với mình.
  17. Suy nghĩ những điều bạn sắp nói nhưng đừng nói hết những gì bạn nghĩ.
  18. Khi quyết định sẽ làm một sự thay đổi lớn thì hãy lẳng lặng mà thay đổi, nếu người ta nhận thấy thì mới gọi là thành công…
  19. Hạn chế tranh cãi với người khác. Trong cơn giận người ta rất đáng sợ, sẽ vì mất điều khiển mà nói hoặc làm những điều đáng sợ không kém vô tình làm bạn tổn thương… đọc lại điều 5.
  20. Cho dù phát sinh mâu thuẫn với bất cứ ai, cố gắng giải quyết trong vòng 24h, càng để lâu sự việc sẽ càng khó giải thích. Một lời xin lỗi không chứng minh bạn đã sai. Nó thể hiện sự ứng xử thông minh của bạn.
  21. Lúc không vui buổi sáng có thể ngắm trời xanh mây trắng, buổi tối có thể ngắm trăng ngắm sao, đất trời bao la rồi sẽ có nơi thuộc về mình.
  22. Đừng vì quá đau khổ mà đổ lỗi cho hoàn cảnh khi thất bại… Phải nhớ rằng không phải chỉ cần cố gắng tới cùng là sẽ thành công…
  23. Sinh nhật mình không ai tặng quà cũng còn tốt hơn chán vạn lần sinh nhật mình mà mình không hề nhớ đến. Thông điệp là hãy yêu thương bản thân trước khi muốn nhận tình thương từ ai đó…
  24. Đừng bao giờ cố che giấu tình cảm của mình vì nó luôn thể hiện ra bên ngoài bằng cách này hay cách khác.
  25. Đôi khi có thể khóc sướt mướt khi xem cảnh đời đáng thương của người khác nhưng đối với bản thân thì hãy dành thời gian nhỏ nước mắt để làm những chuyện khác có ích hơn…
  26. Nghe nhiều thêm khôn ngoan, nói nhiều thêm hối hận, im lặng là nghệ thuật lớn lao của cuộc đàm thoại
  27. Sống bất cần một chút đôi khi là cách duy nhất để bạn nhận ra bạn phải sống vì bản thân mình

Nhận biết 05 dấu hiệu của đàn bà vượng phu

Tình cờ đọc được bài viết này bên Blog Minh Phước, mình rất thích, xin đưa lên đây, để các bạn đọc, nhất là bạn đọc nữ đọc và chiêm nghiệm. Với mình, những kiến thức của người đời, của sách vở bao giờ cũng là “người thầy” tốt nhất dạy cho mình học và nhớ lâu. Những vẻ đẹp đó khiến cho mình luôn phải biết “dọn mình” để hoàn thiện, để sống thiện lương và tử tế :D
Còn gì hạnh phúc và ấm áp hơn với người đàn bà là được chồng con, bạn bè, ngoài sự yêu thương, còn là quý trọng, nể trọng về phẩm cách, nhân cách. Đó có lẽ là phần thưởng giành cho sự hy sinh thầm lặng suốt đời của họ :P
Từ nhiều đời nay, khi chọn bạn đời, phái mạnh thường đề cao tiêu chuẩn ‘vượng phu ích tử’ ở người phụ nữ. Càng giàu có, quý ông càng chú trọng điều này.
Vậy, như thế nào mới đạt đủ tiêu chuẩn của người đàn bà “vượng phu ích tử”? Ngoài những đặc điểm nhận dạng về nhân tướng học, biểu hiện tính cách cũng là yếu tố vô cùng quan trọng giúp quý ông nhắm trúng người phụ nữ tuyệt vời này.
1 Tâm thái ôn hòa, xem tình cảm là trên hết
Thứ tình yêu thuần chất giờ đã không còn giá trị với nhiều cô gái trẻ hiện nay. Họ đặt nặng vấn đề tài chính, khiến tình yêu nhuốm màu vật chất. Nhưng người phụ nữ vượng phu thường không có cách nghĩ thực dụng ấy. Với họ, yêu là yêu, chỉ đơn thuần có vậy.
Khi ở bên chàng trai của mình, họ thường có tâm thái bình yên ôn hòa, biểu hiện thuần khiết chân thực và không tạo cho mình bất kỳ áp lực tiền bạc, vật chất nào. Những cô gái có bản chất lương thiện, ôn hòa như vậy thường đem lại cuộc sống nhẹ nhàng, hạnh phúc cho người đàn ông của mình. A-đam càng công thành danh toại, càng muốn có bên mình một người vợ thảo hiền như thế.
2.Con mắt tinh đời
Nhiều chị em vì yêu nhầm, cưới nhầm những đối tượng không lý tưởng, nên tổn thương sâu sắc về tinh thần. Phụ nữ vượng phu thì khác, khi yêu, họ chân thành, mộc mạc nhưng lại rất cẩn trọng, thông minh. Họ biết đặt tình cảm làm trọng để lựa chọn người mình yêu, họ không xem vật chất tiền tài là thước đo của hạnh phúc.
Đặc biệt hơn thế, phụ nữ vượng phu rất có con mắt tinh đời. Họ nhanh nhạy nhận ra những phẩm chất ưu tú, tính cách trung thực chất phác và trọng tình trọng nghĩa của người mình yêu. Thực tế cho thấy, những quý ông hội đủ các yếu tố này sau khi kết hôn thường hết mực yêu thương, chăm sóc vợ con.
3 Can tâm chịu khổ, không gây áp lực cho chồng
Trong cuộc sống lứa đôi, những người phụ nữ vượng phu rất khéo léo và tâm lý khi không tạo áp lực cho chồng. Họ sẽ chẳng “làm mình làm mẩy”, than vãn với đức lang quân rằng người này có nhẫn mới, người kia có túi xách thời trang sành điệu hay váy áo đắt tiền.
Dù chồng thành công hay thất bại trong sự nghiệp, họ cũng luôn biết tạo cảm giác ấm áp, thoải mái cho ông xã khi ở nhà. Một nụ cười ấm áp, một bữa cơm gia đình ấm cúng với những món khoái khẩu của chồng (dù đang lúc tài chính khó khăn) là những cách thức giản đơn mà tuyệt vời của các cô nàng vượng phu để sưởi ấm trái tim chồng mình.
Vì họ không màng vật chất, không tham lam tiền bạc, vì họ bao dung và chân thành, người chồng sẽ thêm vững lòng, an tâm công tác khi tìm thấy cho mình nơi trú ẩn bình yên là vợ.
4 Luôn động viên chồng vượt qua sóng gió
Người làm kinh doanh không tránh khỏi những giai đoạn chông gai, thử thách, thậm chí lụi bại thất thoát. Điểm đáng quý ở những phụ nữ vượng phu là luôn tìm cách và có thể ngăn cản mọi áp lực có thể xảy ra với chồng. Họ luôn ủng hộ một nửa của mình, giúp chàng có thêm sự tự tin, ý chí và sức mạnh để bước tiếp.
Không chỉ có vậy, nàng cũng biết vận động sức mạnh tập thể từ cha mẹ, anh em và họ hàng một cách khéo léo để động viên chồng. Một khi đám đông không còn tin tưởng anh ấy vì những thất bại liên tiếp trong kinh doanh, nàng vẫn kiên định rằng lựa chọn bạn đời của mình là sáng suốt.
5 Trợ thủ đắc lực của chồng
Cuộc đời của những phụ nữ vượng phu chắc chắn sẽ kinh qua nhiều “bước nhảy” quan trọng. Trước khi chồng thành đạt, có thể họ chỉ là người có trình độ văn hóa thường thường bậc trung, là một bà nội trợ làm tròn bổn phận chăm sóc chồng con. Nhưng một khi sự nghiệp lẫn tiền tài của ông xã tới hồi thăng hoa, đàn bà vượng phu sẽ “trỗi dậy” và phát tiết tác dụng của mình. Họ sẽ ở bên đức lang quân, thu nạp mọi thứ có thể để trở thành một trợ thủ đắc lực, trợ giúp chồng trong việc kinh doanh. Ở ngoài, họ ngoại giao có duyên, đầy thuyết phục và trở thành một bà chủ thông minh, lanh lợi.
Ở nhà, họ vẫn làm tròn bổn phận của dâu hiền vợ thảo khi chăm chút chu đáo cho con, thu vén cửa nhà tươm tất. Người đàn bà dù xuất chúng tới đâu vẫn phải là hậu phương vững chãi cho chồng. Chính vì lẽ ấy, phụ nữ vượng phu rất biết cách hài hòa giữa sự nghiệp và gia đình để cuộc sống lứa đôi không bao giờ tắt lửa.
————

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

bo tay

Trong 1 máy bay có tổng thống mỹ, người thông minh nhất thế giới, giáo hoàng và 1 anh người Việt Nam

Đột nhiên máy bay đang bay đến giữa đường thì gặp tai nạn phi công thông báo phải nhảy dù nhưng khi kiểm tra lại thì chỉ còn 3 cái dù.

- Tổng thống mỹ nói: tôi là người quan trọng nhất tao phải sống rồi lấy 1 cây dù nhảy xuống

- Người thông minh nhất nói: tôi thông minh nhất thế giới tao cũng phải sống rồi cũng lấy 1 cây dù nhảy xuống

Còn giáo hoàng và anh việt nam

- Giáo hoàng nói: cha đã sống hơn nửa đời người rồi chết cũng ko tiếc. Con hãy lấy cây dù còn lại nhảy xuống đi

Và anh việt nam đáp: không cần đâu cha ơi vì thằng thông minh nhất thế giới vừa cầm nhầm cái áo của con nhảy xuống rồi !

- Giáo hoàng: bó tay!

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Nam mô a di đà phật. Tha được thì ta nên tha. Nếu không tha được đem ra " lăng trì".

Nam mô a di đà phật. Tha được thì ta nên tha. Nếu không tha được đem ra " lăng trì".

Tấm vé của mình


Albert Einstein đang ở trên một chuyến tàu. Ông không thể tìm ra chiếc vé tàu sau khi đã lục soát khắp các túi. Người soát vé tiến lại gần và nói: "Ngài Einstein, mọi người đều biết ngài là ai. Chúng tôi biết rằng trường đại học Princeton có khả năng mua cho ngài một tấm vé tàu khác."
Einstein trả lời: "Tôi không lo lắng chuyện tiền nong. Nhưng tôi cần phải tìm chiếc vé để biết mình đang đi đâu chứ".
Đọc xong thấy mình cũng đảng trí còn hơn Einstein !

Diễn đàn: Làm chủ hay làm thuê?



Diễn đàn: Làm chủ hay làm thuê?
Ông Trần Xuân Giá, cựu bộ trưởng, giờ là bị can trong vụ án liên quan đến bầu Kiên. Ông Giá được coi là người có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống, sau khi kinh qua nhiều công việc, nhiều vị trí với nhiều tư cách khác nhau...

>> Làm chủ hay làm thuê? Tiếng nói của một công dân 7x
Mới đây, khi trò chuyện với báo chí, ông đã nói: “Tôi định hướng các cháu 3 điều không”, trong đó có điều thứ 3 là không làm ông chủ, hãy làm thuê mà sống, nhưng muốn sống tốt thì phải giỏi chuyên môn để là người làm thuê giỏi, để được tôn trọng.
Nhiều người nói rằng, đây là lời khuyên mang tính “nội bộ” của ông Trần Xuân Giá đối với con cháu mình sau một "chuyến đi dài" gần hết cuộc đời, nên không có gì phải bàn. 
Nhưng cũng có nhiều ý kiến ngược lại, thậm chí khá gay gắt. Nhà văn Lưu Trọng Văn thốt lên: Chao ôi! Nếu thế hệ trẻ hôm nay lại nhận những lời khuyên có thể nói là bạc nhược ấy từ bậc cha mẹ thân yêu của mình... Dân tộc Việt này sẽ ra sao đây nếu con cái của các “tinh hoa cốt lõi đất nước” từ bỏ sứ mệnh làm chủ để can tâm và “tự hào” cái phận kẻ làm thuê - dù là kẻ làm thuê số 1?
Phản hồi trên Một Thế Giới, độc giả Kiều Oanh viết: "Bao nhiêu năm đất nước đã bị lệ thuộc nước ngoài, không thể ngóc đầu lên được, hàng trăm ngàn người Việt phải đi làm thuê khắp nơi trên thế giới. Hàng triệu người Việt làm thuê trên chính tổ quốc mình, chưa đủ hay sao? Đất nước sẽ ra sao nếu tuổi trẻ chỉ có tâm thức của một kẻ làm thuê cuốc mướn...".
Bỏ qua cảm xúc, bỏ qua ngữ cảnh của ông Trần Xuân Giá, nhân chuyện này Một Thế Giới đặt ra câu hỏi: Làm chủ hay làm thuê? như một diễn đàn mở để bạn đọc phân tích, trao đổi, xem như một cách gợi mở hướng vào đời cho giới trẻ. 
Mời bạn đọc cùng tham gia bằng cách gửi phản hồi ở bên dưới bài viết này, tòa soạn sẽ chọn đăng những ý kiến phù hợp với câu hỏi đặt ra.
  Nguyễn Quang Thân
11:47 - Ngày 24/4/2014
Một người sinh ra trong gia đình nghèo, không có vốn kinh doanh thì dù có mong muốn làm chủ thì trước tiên vẫn phải đi làm thuê cho người khác.
Làm thuê có tư cách, đáng đồng tiền bát gạo thì vẫn được tôn trọng, vì nể, thậm chí còn được trải thảm chào mới.
Tiến lên được nữa thì làm chủ có đâu xa. Ngược lại thì kiếm được bát cơm cũng khó và nhiều khi còn nhục nhã.
Một quốc gia có dân số trẻ, chưa kịp đào tạo nghề nghiệp chuyên môn, kinh tế phát triển thấp, việc làm ít nên nhân công rẻ mạt. Tất nhiên phải tìm cách làm thuê cho nước ngoài như thế nào đó để có công ăn việc làm, ổn định xã hội.
Làm thuê cho người ngoài ngay tại nước mình thì giá tất phải rẻ, lương phải thấp. Nhưng đây là “thuận mua vừa bán”, không ai bắt ép ai. Nhà nước chỉ làm chức năng điều tiết và bảo vệ quyền công dân và quyền kinh doanh của cả hai phía mà thôi.
Ra nước ngoài làm thuê thì lương cao, chóng đổi đời. Nhưng đâu có dễ. Không thể bắt một ông chủ người Anh, người Nhật học nói tiếng Việt mới thuê được mình mà ngược lại, mình phải học tiếng Anh hay tiếng Nhật, kỹ thuật nữa, thậm chí phải am hiểu cả văn hóa để “được” làm thuê cho họ.
Khi ai đó khuyên con cái “nên” chọn làm thuê không phải người cha muốn con mình hèn kém, không cần khát vọng. Mà muốn nói tình trạng kinh doanh của các ông chủ trong kinh tế thị trường chưa hoàn chỉnh hiện nay không suôn sẻ như những xã hội hoàn thiện khác.
Quả thật làm ông chủ ăn sung mặc sướng hơn nhưng khó hơn làm thuê, đương nhiên. Và cũng nguy hiểm hơn, có thể vào tù ra tội, cũng đương nhiên!
Tuy thế, nguy cơ ấy đâu có làm nhụt chí những người say mê làm chủ?
Xin yên tâm, làm chủ hay làm thuê không phải do muốn hay không mà do các điều kiện luôn luôn phát sinh, luôn luôn mất đi của mỗi người.
Nói chung con cái sẽ làm theo chỉ dẫn của số phận chúng chứ không răm rắp nghe “lời mẹ dạy” đâu. Đó là hiện thực cuộc đời.
  Hai Lê
11:35 - Ngày 24/4/2014
Tôi thông cảm và thấu hiểu lời khuyên của bác Trần Xuân Giá.
Mọi người đã hiểu tư duy của Trần Xuân Giá theo hướng nào chưa mà đã vội vàng đánh giá?
  Hoang Bui
11:21 - Ngày 24/4/2014
Phần lớn chúng ta đều đi làm thuê.
Các chính trị gia, công chức nhà nước thì đi làm thuê cho Nhà nước. Nhà nước thay mặt Người chủ là " Nhân dân" để quản lý.
Những người khác thì đi làm thuê cho các thành phần kinh tế khác như công ty tư nhân, công ty nước ngoài...
Quan trọng nhất là môi trường làm việc để phát huy sức sáng tạo, sự công hiến của người làm thuê.
Số ít trong chúng ta làm ông chủ, khi khởi nghiệp các công ty, tạo ra giá trị thặng dư cho bản thân và xã hội, đồng thời lo cho người lao động.
Và những ông chủ này cũng cần môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách do thể chế đem lại.
Lời của ông TXG rất đáng để chúng ta suy ngẫm về môi trường hiện nay.
  Đạo diễn Nguyễn Mạnh Hà
10:19 - Ngày 24/4/2014
Tôi ủng hộ diễn đàn này của báo Một thế giới vì rõ ràng đây là vấn đề vô cùng cấp thiết nhưng cũng vô cùng mang tính lâu dài không những cho mỗi bạn trẻ mà cho cả tương lai của dân tộc.

Thế hệ 7X của chúng tôi đang được coi là thế hệ nòng cốt của đất nước và chúng tôi luôn nhìn lên phía trước là thế hệ đi trước như những tấm gương lớn để noi theo với nhiều hoài bão và hy vọng.

Nhưng có 1 thực tế đáng buồn là mỗi ngày khi ánh bình minh đánh thức tôi dậy, tôi nhìn quanh nhà và nhiều lần giật mình chợt hỏi:

Tôi đi xe máy & ô tô của người Nhật, tôi dùng đồ gia dụng như tủ lạnh, ti vi, máy giặt, máy lạnh, nồi cơm điện, lò nướng, điện thoại di động… của Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan vv... Tôi dùng máy tính của Mỹ, tôi uống nước ngọt và ăn đồ ăn nhanh của các nước phương Tây, rồi một đất nước đất đai trù phú, khí hậu ôn hòa tôi phải ăn cả thực phẩm thậm chí không an toàn của Trung Quốc.

Nhìn rộng ra 1 chút, tôi thấy gần như tất cả đồng bào của mình cũng như vậy và tôi buồn bã hiểu rằng, với một nền kinh tế chủ yếu là gia công đã biến hàng chục triệu người Việt chúng ta thành những kẻ làm thuê, dẫn đến điều tất yếu phần lớn mồ hôi công sức của người Việt bỏ ra lao động từ sáng tới đêm để cuối cùng không ít những đồng tiền chân chính và khó khăn đó lại “khăn gói quả mướp” xếp hàng lũ lượt chui tọt vào túi các ông chủ ngoại quốc hoặc túi của bọn sâu mọt bầy đàn tham nhũng, ăn chặn, ăn cướp.
Nước Việt đang trở thành một hình thức thuộc địa kiểu mới của các tập đoàn nước ngoài cấu kết với những “nhóm lợi ích” trong nước.

Tức là chúng ta đang đứng trước nguy cơ bị mất chủ quyền về kinh tế, tức là mất vai trò làm chủ cuộc sống của mình, tức là sâu xa hơn mất chủ quyền quốc gia.

Tôi nghĩ câu hỏi làm chủ hay làm thuê trong bối cảnh thực tiễn lúc này của đất nước phải được mở biên tầm nhìn như thế.

Xem đầy đủ comment này tại đây: http://motthegioi.vn/tieu-diem/lam-chu-hay-lam-thue-tieng-noi-cua-mot-7x-65382.html
  Tiến sỹ, Trần Văn Hùng
10:16 - Ngày 24/4/2014
Tôi không muốn bàn về vấn đề "làm chủ" hay "làm thuê" ở đây, xin để vào dịp khác thuận lợi hơn. Ở đây tôi chỉ muốn "bình" về lời khuyên của ông Trần Xuân Giá - nguyên Bộ trưởng Bộ KH & ĐT.
Trước hết, chúng ta cần hết sức rộng lượng đối với ông Giá, vì ông đang trong hoàn cảnh hết sức bi đát (tuổi cao, đã về hưu, đi làm thuê để kiếm thêm, đang là bị cáo trước pháp luật, sức khỏe suy tàn...). Vì vậy, chúng ta cần hết sức thông cảm với ông về lời khuyên của ông đối với những người con đẻ của ông. Nhưng ở đây có 1 điều mà tôi hiểu được là trong sâu thẳm con người của ông Trần Xuân Giá hiện nay...
  Liem Nguyen
8:22 - Ngày 24/4/2014
Ở đây có lẽ ý tác giả muốn nói rộng hơn, không phải làm chủ một xí nghiệp công ty, một phân xưởng... mà tác giả qua chuyện ông Gía muốn nói những điều xa hơn, muốn thức tỉnh cho lớp trẻ, thế hệ tương lai của đất nước, thế hệ sẽ làm chủ đất nước, đang bị mu muội "tuổi trẻ phải giành lấy quyền nắm vận mệnh đất nước, vận mệnh tương lai của mình và của dân tộc". mà theo tôi hiểu, đó mới là điều cốt lõi trong bài viết của tác giả Văn.
  hero
6:32 - Ngày 24/4/2014
nếu xét về mặt kinh tế, theo tôi chỉ khi nào các bác ở đây hiểu ĐÚNG "nền kinh tế thị trường định hướng XHCN" của VN thì khi đó mấy bác sẽ hiểu được lời khuyên cua ông TXG về chuyện "làm chủ hay làm thuê" tại VN hehe
  dmh
22:30 - Ngày 23/4/2014
tuyệt
  Minh Võ
22:5 - Ngày 23/4/2014
Cổ nhân xưa có phán "Thà làm tớ thằng khôn, hơn làm thầy thằng ngu", Bác Giá khuyên con nên làm thuê là đúng, thời nào cũng vậy, thằng khôn thì ít, thằng ngu thì hơi bị nhiều í.
  le hoang
21:19 - Ngày 23/4/2014
mình hiện là chủ một công ty tnhh nhưng giờ lại muốn đóng cửa vì thấy khó phát triển quá. Đất nước mình thật sự khó làm một ông chủ đúng nghĩa. kinh doanh ở Việt nam rất khó! mình cho rằng ông Giá nói đúng. làm chính trị thì quá nguy hiểm, làm một công chức nhà nước trong sạch thì không đủ sống. làm thuê cho công ty nào trả lương cao là ok.
  VanThanh
19:22 - Ngày 23/4/2014
Tôi quan niệm làm chủ ở đây là làm lãnh đạo theo nghĩa đơn giản nhất. Tôi cho rằng tất cả mọi người đều phải đi từ làm thuê rồi mới tới làm chủ.Và như một hệ quả tất yếu rằng mọi người đều có khuynh hướng muốn trở thành chủ .Tuy nhiên trong thực tế thì không phải ai cũng làm chủ được, đó là bởi vì để làm chủ cần thiết phải có một số phẩm chất và năng lực.Nếu Anh có đầy đủ các phẩm chất đó Anh sẽ là một ông chủ tôt , mang lại nhiều hạnh phúc cho người khác và góp phần vào việc xây dựng đất nước. Ngược lại Anh ta sẽ là cội nguồn cho nhiều điều bất hạnh mà Anh ta và những cộng sự sẽ phải gánh chịu, không chừng Anh ta còn trở thành kẻ tội đồ của đất nước. Không có khả năng mà lãnh đạo một đội ngũ nhân viên thì điều đó xét cho cùng vẫn là một sự dối trá , sự dối trá về đạo đức làm người.Thực tế có thời gian Anh làm chủ được nhưng thời gian sau do phát triển Anh không còn có khả năng làm chủ , lúc đó Anh nhất thiết phải từ bỏ nó. Đó chính là sự trung thực mà mỗi người cần có.
  Lương Duy Lan
18:16 - Ngày 23/4/2014
Đã có hàng nghìn hàng vạn lần câu nói "nhân dân làm chủ' được khẳng định. Để có được câu nói đó "nhân dân chúng tôi" nhiều thế hệ đã đổ cả xương máu và nước mắt thế mà chả bằng các "đày tớ" của nhân dân ngồi mát ăn bát vàng, xây văn phòng như lâu đài. Thế thì "làm chủ" để làm gì? bác Giá nói đúng quá rồi.
  thanhchelsea
17:32 - Ngày 23/4/2014
phải làm chủ mới giúp được người làm thuê
  Trung Lập
15:11 - Ngày 23/4/2014
Số đông người lao động VN hay trên toàn thế giới là làm thuê. Có nhiều người chăm chỉ hoàn thành công việc của mình. Có nhiều người giỏi, sáng tạo dù họ đang làm thuê. Tất thảy họ đều đáng được tôn trọng. Đâu phải chỉ "làm chủ" mới thể hiện "quyết tâm", "lòng yêu nước", "ý chí vươn lên". Giá trị con người ở chỗ họ làm được gì mang lại hạnh phúc cho họ và xã hội chứ đâu phải là làm chủ hay làm thuê.
VN chúng ta thường hay tự huyễn hoặc là phải làm chủ trong khi chẳng đủ cơ hội và điều kiện để làm chủ nên nhiêu người trở thành kẻ lường gạt.
  Chuột Chũi
12:13 - Ngày 23/4/2014
Không quan trọng làm thuê hay làm chủ, em nghĩ là nên đi theo cái đam mê thì tốt hơn. Còn làm thuê hay làm chủ thì tùy thời vận mà chọn không quan trọng tôi phải là cái này tôi phải là cái kia.
  Hưng Quốc
11:46 - Ngày 23/4/2014
Tôi nghĩ khi xã hội hình thành thì đã phân công mỗi người một việc, có người làm chủ và có người làm thuê.
Nếu hỏi ước mơ của tôi thì tôi muốn được làm chủ. Làm chủ ở đây là để làm chủ được cuộc sống của mình, làm chủ ở đây thì phải lo được cuộc sống cho người làm thuê cho mình.
Còn hiện tại tôi đang làm thuê và cố gắng để làm tốt việc của một người làm thuê
Tóm lại, mỗi người một ước mơ, một suy nghĩ nhưng không phải ai cũng thành công nên Chỉ cần cố gắng hết mình trong vai trò mà mình được giao.
  Nguyễn Thanh Hà
11:38 - Ngày 23/4/2014
Làm chủ thí mang tiếng bóc lột, ví dụ người dân hiện nay
Làm thuê thì được tiếng bị bốc lột, ví dụ các quan chức ngày nay.
Làm chủ thì bị bọn làm thuê hạch sách làm tình làm tội đủ thứ rất khổ.
Còn làm thuê thì được hạch sách quát mắng vòi vỉnh , ở dinh thự sang trọng. Vậy sao không là người làm thuê như ý Bác Gía
  Tèo SG
11:36 - Ngày 23/4/2014
Làm thuê hay làm chủ ? Thật ra, cha mẹ đào tạo con cái chắc đều theo mục tiêu định hướng là làm chủ ( bản thân, sự nghiệp ).

Các trường học lớn, uy tín thế giới cũng hướng mục tiêu thành quả của trường trên tinh thần trên. Các trường danh tiếng trên thế giới không thể huyết phục cha, mẹ chi tiền học rất nhiều để đào tạo con cái của họ thành những người làm thuê số 1.

Cho dù việc làm chủ không đơn thuần là sở học mà còn nhiều yếu tố quan trọng khác như vốn, khả năng lãnh đạo ( leadership ), tư chất kinh doanh nhạy bén mà còn sở thích cá nhân của con bạn.

Nhưng nếu hỏi định hướng đào tạo con cái theo hướng nào thì tôi ưu tiên theo định hướng làm chủ hơn là làm công.

Người làm công giỏi đôi khi chỉ là người biết khép mình, tuân thủ trong một tổ chức tốt nhất mà không có khả năng suy nghỉ, hành động đột phá, sáng tạo. Mà hai yếu tố này là quan trọng trong làm chủ ( bản thân, doanh nghiệp ), kích thích xã hội phát triển.
  Vĩnh Khang
11:35 - Ngày 23/4/2014
Thực ra ai chẳng muốn làm chủ, nhưng làm chủ trong môi trường nào mới được chứ!
  Nguyễn Duy Thành
10:59 - Ngày 23/4/2014
Sao chúng ta không hiểu gọn lại là muốn làm chủ thì hãy là người làm thuê xuất sắc đã!!!!
  Bang Nguyen
10:41 - Ngày 23/4/2014
Cha mẹ là người hiểu nhất tính cách và khả năng của con cái mình đẻ ra. Biết con mình có điểm gì mạnh điểm gì yếu để định hướng con cái vào đời. Nếu con mình không tài giỏi thực sự và không có khả năng để làm ông chủ mà cứ tìm mọi cách từ nâng đỡ, luồn cúi, chạy chọt, lợi dụng các mối quan hệ, mua chức, chạy quyền, chạy chọt bằng cấp để cho con bằng mọi giá phải ngoi lên làm một ông chủ ngu dốt rồi không biết quán xuyến, không biết điều hành thì có phải là mang tội với xã hội, với dân với nước hay không? Chắc chắn ông chủ ấy chỉ làm cho đất nước lụn bại. Điều ấy có đáng xấu hổ hay không?
  I Love Freedom
10:36 - Ngày 23/4/2014
Theo tôi nhận định của cựu bộ trưởng Trần Xuân Giá là hoàn toàn chính xác và phù hợp với hoàn cảnh đất nước hiện tại.
Bởi vì chính bản thân Ông đã nếm trải những đau xót và thất vọng khi Ông làm chủ xã hội. Những điều Ô đạt được cuối cùng cũng là só 0. Bởi vì làm lớn càng bị trù dập, và dễ vào tù thà đi làm công mà có được 2 chữ An Nhàn- Thanh Thản
  dân chủ và thượng tôn pháp luật
10:35 - Ngày 23/4/2014
Nếu cứ làm thuê thì sao mà giàu được, đất nước sao phồn vinh? Phải tiến bước thôi, phải cống hiến cho dân tộc,phải cải tạo thế giới và nhân sinh quan của con người. Nếu ai cúng yên phận thì sự ngu dốt sẽ ngự trị, đất nước lại bị thôn tính...Mỗi người trên cương vị nhỏ nhất của mình phải thượng tôn pháp, đòi các cơ quan công quyền phải thượng tôn pháp luật, đòi sự trung thực, sự dân chủ...
  Nguyễn Sơn
10:34 - Ngày 23/4/2014
Về làm thuê, theo tôi, nếu hầu hết dân mình là người làm thuê có chuyên môn giỏi thì nước mình chẳng mấy mà giống với nước Nhật. Ai cũng đòi làm giám đốc thì làm gì có công ty mạnh, thà 1 tàu to kiếm được cá to ngoài biển còn hơn nhiều tàu nhỏ đánh ven bờ chỉ bắt được tôm tép. Làm lãnh đạo, ít người làm được lắm, phải có tố chất xuất chúng mới làm chủ được ở giai đoạn này.
  Bút Chì Xanh
10:31 - Ngày 23/4/2014
Mình cũng là người quản lý mình chỉ nghĩ tiếc là nhiều người làm thuê còn chưa chuyên nghiệp chứ đừng nói là làm nọ làm kia. Mình thích ý tưởng của bác Trần Xuân Giá là hãy làm thuê chuyên nghiệp đi đã!
Nguyễn Sơn SG
Ngày 24/4/2014
Theo tôi chỉ khi nào các bác ở đây hiểu Được "nền kinh tế thị trường định hướng XHCN" của VN thì khi đó mấy bác sẽ hiểu được lời khuyên cua ông TXG về chuyện "làm chủ hay làm thuê" tại VN , kinh tế XHCN thì làm gì có làm thuê (tất cả là làm chủ tập thể) cán bộ là đầy tớ của nhân dân mà. Nếu nói làm thuê thì chỉ có cán bộ mới làm thuê thôi chứ toàn dân làm chủ hết mà. Với quan điểm đó bao nhiêu con người, bao nhiêu thế hệ không tiếc xương máu mình để đánh đổ chế độ tư bản bóc lột của bọn chủ giàu có hút máu nhân dân, thì ta cứ tiếp tuc đi theo hướng đó, sao lại quay ngoặc lại kinh tế thị trường làm chi, theo tôi, ông TXG có kinh nghiệm kinh tế XHCN chứ có hiểu biết gì về kinh tế thị trường đâu mà không bị bắt bỏ tù, chuyện ông TXG khuyên con cháu ông ta thì kệ ông ta, những người hiện nay có xu hướng tôn lãnh tụ, hể là quan chức cấp cao thì phải giỏi, cái gì cũng biết, tư duy rất phong kiến, và độc tài kiểu đó thì sao mà khá cho nổi, có thể ông TXG hiểu biết về kinh tế XHCN, chứ ông TXG làm sao biết được kinh tế thị trường, đã ngu dốt thì bị bỏ tù là đúng, đã ngu dốt thì chỉ làm công cho tư bản chứ sao đủ sức làm chủ haha, mà chưa chắc ông TXG hiểu hết về kinh tế XHCN, một nền kinh tế duy ý chí không theo quy luật phát triễn vì vậy các quan chức hiên nay cho con đi du học ở các nước tư bản chủ yếu để làm công, trong giòng máu của các ông cán bộ XHCN chứa nhiều tố chất phá hoại, cướp bóc, chụp giưt, mượn đầu heo nấu cháo, ăn xin,chủ yếu lo cho mình, nhiệm kỳ của mình hơn các tố chất xây dựng, chia sẻ, cống hiến, phát triễn bền vững cho con cháu nhiều đời sau ( bởi vậy mới có bịnh thành tích) kinh tế thị trường không bao giờ khoe, không bao giờ báo cáo thành tich, vì chuyện có được là đương nhiên là quy luật, bỏ công bỏ của ra thì phải đạt kết quả, chừ gì phải khoe, ...........


đọc nhiều sách

Tôi tên là Action, cặp bài trùng với một cô bạn tên Bookaholic. Bạn tôi là người đọc rất nhiều sách, đặc biệt về chủ đề phát triển bản thân, ví như: “7 thói quen của người thành đạt”, “Tôi tài giỏi”… Khi tôi hỏi bạn: “Cậu có nhớ hết tất cả những gì cậu từng đọc không?”, bạn cười: “Có cái nhớ. Nhiều cái không”
Gia đình bạn ấy thường ngán ngẩm khi thấy bạn vác một đống sách về nhà mỗi lần nhận lương. “Em đọc nhiều thì rất tốt, nhưng đọc được thì phải làm được” – chị bạn nói.
Tôi nghĩ rằng, chị bạn hoàn toàn đúng. Bạn ấy biết rất nhiều nhưng chẳng làm bao nhiêu. Bạn ấy đọc kỹ năng, nhưng không đưa được vào thực tế. Tôi quan sát nhiều và thấy rằng đây chẳng phải căn bệnh của riêng ai. Rất nhiều đứa “đầu to mắt cận”, trữ một kho tàng sách trong nhà cũng giống hệt bạn. Đọc thì giỏi lắm, nhưng ngu ngơ với cuộc đời.
Tôi không biết bạn ấy có nhận thức được điều này không. Nhưng dạo gần đây, tôi thấy bạn ít mua sách lại. Khi hội sách TP.HCM tưng bừng diễn ra với cả chục ngàn người hăm hở mua sắm, bạn ấy chỉ tham quan, cầm những cuốn sách mới, lật vu vơ vài trang đầu rồi để lại.
Tôi hỏi thì bạn trả lời: “Đọc nhiều cuốn sách, thấy ai viết cũng giống nhau”. Rồi bạn hỏi tôi: “Tại sách sao, tớ thì đọc quá trời mà bản thân vẫn chưa tiến bộ như mức mình muốn nhỉ?”
Tôi nhún vai. Làm sao tôi dám trả lời chứ. Bookaholic rất dữ. Bạn ấy đọc nhiều, biết lý thuyết nhiều nên nói nhiều. Còn tôi làm ít, thiếu trải nghiệm, thiếu thực tế. Tôi chỉ là Action, một đứa tuân theo mệnh lệnh của Bookaholic.
 
Một buổi tối cuối tháng 4, Bookaholic vừa về đến nhà đã chụp lấy tay tôi và kể rằng: “Action ơi, tớ hoang mang quá. Hôm nay một người đã nói thẳng những câu này vào mặt tớ. Nghe xong tớ thấy lòng buốt kinh khủng, như bị tạt một xô nước đá vậy. Đó là: “Em biết không? Khi một người đọc về các kỹ năng tốt, họ sẽ có 2 hướng phát triển. Một là đi rất nhanh, hai là đi rất chậm. Em thuộc dạng thứ hai! Em nhìn mình đi! Em phát triển không tương xứng với kiến thức và tư duy em đã có! Anh thấy tiếc cho những bạn khác. Nếu họ may mắn được đọc và biết nhiều như em, họ có thể làm tốt hơn em!” Rồi Bookaholic hỏi tôi: “Action, có đúng là tớ tồi tệ như thế không?”
Tôi nhìn bạn ấy trong 5 giây, cân nhắc xem khi tôi trả lời thật thì bạn có tức giận cầm gậy đánh tôi không. Rồi tôi gật đầu.
Tôi lấy hết can đảm của mình ra để nói: “Cậu biết không, tớ cũng đã gặp anh ấy rồi. Anh bảo với tớ rằng, mấu chốt của việc tiến nhanh hay chậm này chính là do hành động quyết liệt hay dở dang. Cậu có thể đọc 100 lời khuyên để thành công, nhưng hãy chọn ra một cái mình thích thôi. Rồi cậu tập trung 100% tâm trí và thời gian luyện nó trong vòng 1 đến 2 tuần, cậu sẽ thấy bản thân khác ngay”.
“Cậu có nhớ cuốn sách “7 thói quen của người thành đạt” chứ? Cậu rất tâm đắc với thói quen thứ ba: “Ưu tiên cho điều quan trọng nhất”, nhưng hành động của cậu thì cực kỳ tệ hại, thiếu cam kết và quyết tâm. Cậu đã bắt tớ duy trì thói quen thứ ba trong bao lâu? Hai ngày, rồi bỏ dở! Rồi cậu than thở với tớ là cậu không quản lý được thời gian. Nếu cậu theo đuổi thói quen thứ 3 đến cùng, thì vấn đề đó với cậu chỉ là muỗi!”
“Lỗi không phải tại sách sai hay sách chém gió. Lỗi tại cậu! Cậu đọc nhiều mà chẳng gì nên hồn. Cậu biết nhiều, mà chẳng quyết liệt làm cái gì đến cực điểm. Anh ấy nói hoàn toàn đúng. Cậu đi rất chậm. Và chính cậu, chứ chẳng phải ai khác, phải là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc đó!”
Bookaholic ngây người nhìn tôi. Tôi tưởng cậu ấy sẽ đánh tôi. Nhưng cậu im lặng. Một tuần sau, cậu mới nói: “Khi gặp lại, tớ sẽ cảm ơn anh ta. Cậu đi cùng với tớ nhé?”

 
Rồi Bookaholic không còn đọc sách ngấu nghiến nữa. Cậu bắt tôi, Action, nai lưng ra làm nhiều hơn. Mỗi sáng khi Bookaholic thức dậy đánh răng, cậu lại toe toét nhìn tôi ở trong gương và và bảo: “Thời gian chúng ta sống trên đời rất ít. Mình phải đi nhanh hơn! Đọc nhiều, chọn ra một thứ mình thích, và làm nó tới mức cực điểm! Chặng đường còn khó khăn lắm. Cậu hãy luôn đồng hành với tớ nhé!”
Ngày 21.4.2014 là ngày sách Việt Nam. Có thể giống như 8.3 hay 20.11, facebook sẽ ứ đầy các status cảm ơn, tâm sự về ngày sách. Nhưng bao nhiêu phần trăm sẽ làm? Hay lại như người bạn chí cốt của tôi, Bookaholic, đọc nhiều nhưng quyết tâm ít? Bảo Action tôi đây làm mỗi thứ một tí rồi chẳng đi đến đâu?
Bạn ơi, đừng giống như chúng tôi trong một năm qua. Đọc thế đủ rồi. Hãy chọn ngay ra một kỹ năng bạn tâm đắc, và bắt đầu tập luyện nó ngay đi. Làm tốt rồi thì mới đọc tiếp. Chứ nhà để nhiều sách để mà làm chi, khi bạn chưa bao giờ làm quyết liệt đến tận cùng?

Đỗ Thanh Lam

triết lý giáo dục

Do chưa có triết lý giáo dục mang tính hệ thống phù hợp và tiên tiến nên cố nhiên, một chương trình giáo dục thỏa đáng là không thể có!
Cùng thời gian trên, ở nhiều quốc gia, nhiều thể chế khác trong đó có cả chế độ Sài Gòn cũ, một triết lý giáo dục khác được thực hành: Dân tộc – Khai phóng – Nhân bản. 
Thời gian và thực tiễn đã đủ cho chúng ta nhận biết các giá trị nào là đích thực có lợi nhất cho sự phát triển của đất nước. “Dân tộc” là cái gốc, không phải bàn. “Khai phóng” là khai mở và giải phóng, cho phép con người được tận cùng sáng tạo: tiêu chí hàng đầu của nhân loại hôm nay!
Điều thiết cốt là sự sáng tạo cởi mở được xây trên nền tảng dân tộc và nhân bản. Hai cột trụ vĩnh hằng, đang là nền móng xây dựng ngôi nhà nhân loại trong kỷ nguyên mới. Cũng công bằng mà nói, đó là kết tinh cao của không chỉ trí tuệ mà cả tinh thần Việt.
Nhìn vào cuộc đổi mới giáo dục hôm nay không khỏi lo và buồn vì chúng ta chưa đưa ra được mô hình cũng như hệ thống triết lý thật chuẩn, thật khoa học, dựa trên những thành tựu giáo dục của truyền thống dân tộc, trên các tinh hoa của nhân loại để có khả năng dẫn dắt nền giáo dục cũng như dân tộc đi lên trong tương lai một cách bền vững, tạo những nền móng cho dân tộc trở nên một dân tộc hùng cường.
Do chưa có triết lý giáo dục mang tính hệ thống phù hợp và tiên tiến nên cố nhiên, một chương trình giáo dục thỏa đáng là không thể có!
Việc Bộ GD&DT đưa ra một đề án với nội dung chưa xác định cùng số tiền khủng có khác nào xây lâu đài trên bãi cát hay việc đặt cái cày trước con trâu? Sao người ta có thể đùa dai như thế với vận mệnh dân tộc?!
Hà Văn Thùy

đến sau

Em biết anh đã từng có một tình yêu rất đẹp, một quãng thời gian dài hạnh phúc và tưởng chừng như hai người sẽ mãi cùng đi chung một con đường, cùng xây dựng tổ ấm bé xinh của mình. Em cũng hiểu anh đã phải vất vả như thế nào để gượng dậy bước tiếp sau khi cuộc tình ấy tan vỡ và mở rộng cánh cửa trái tim mình thêm một lần nữa để đón nhận em- người con gái đến sau.

Và em cũng nhận ra rằng: anh chưa dành hết trọn vẹn tình yêu cho em.

Có thể anh vẫn còn yêu người trước…

Có thể anh quá khứ vẫn còn ám ảnh anh…

Có thể vết thương lòng quá sâu khiến lòng tin của anh về tình yêu không còn tràn đầy như trước nữa…

Nhưng anh ơi, đưa tay anh đây, em sẽ chỉ cho anh đâu là hạnh phúc.....

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

TÌM HIỂU "THẾ GIỚI CỦA CHÚNG TA”


Mời xem thống kê bên dưới để thấy MÌNH CÒN HẠNH PHÚC
 
TÌM HIỂU "THẾ GIỚI CỦA CHÚNG TA”                 
                                         
 
      Nếu ta ta thu nhỏ nhân loại thế giới thành 1 làng nhỏ có 100 người thì ta sẽ có:
  * 57 người Châu Á, 21 người Châu Âu, 14 người Châu Mỹ và 8 người Châu Phi.
  * Trong đó chia ra: 52 Phụ nữ, 48 Đàn ông, 70 người da màu , 30 người da trắng.
  * Về tài sản có: 6 người sở hữu 59% tổng số tài sản của cả Làng và cả 6 người đều là người Mỹ.
·       Trong số 100 người của làng sẽ như sau:
·       80 người sẽ không có nhà ở cho đúng nghĩa một căn nhà.
·       70 người mù chữ
·       60 người sẽ không được ăn no.
·       01 người sẽ chết trong đêm nay.
·       02 trẻ em được sinh ra trong ngày.
·       Chỉ có 1người có trình độ đại học trở lên.
·       01 người có máy tính.
·       09 người thất nghiệp
·    Nhìn thế giới một cách cụ thể như thế, bạn sẽ thấy rằng bạn hạnh phúc hơn nhiều người, và chúng ta cần thông cảm ,chia sẻ, thân ái vì loài người vẫn còn quá nhiều bất công, khoảng cách giữa giầu nghèo quá lớn, và thiếu thốn tri thức đến mức không thể tưởng tượng.
·     Nếu bạn có 1 căn nhà, trong tủ lạnh có thức ăn , bạn được ăn mặc tử tế…bạn đã giàu có hơn 75% nhân loại.
·    Nếu bạn có tài khoản trong ngân hàng, có tiền trong túi.. bạn đã thuộc vào 8% những người đầy đủ trên thế giới.
·       Nếu bạn đã từng được đi học, đang đi học, bạn biết chữ, bạn thực sự may mắn hơn ít nhất 800 triệu người.
·       Nếu bạn có việc làm,bạn hạnh phúc hơn 600 triệu người đang thất nghiệp (hiện ở Mỹ có 14,6 triệu người.
·       Nếu bạn lành lặn, bạn đã may mắn hơn hàng chục triệu ngừơi bị thương tật, khuyết tật và khiếm thị.
·       Nếu sáng nay, bạn thức dậy khoẻ mạnh nghĩa là bạn đã sung sướng hơn hàng ngàn  người vừa chết đêm qua.
·       Nếu bạn chưa bao giờ trải qua chiến tranh, bạn chưa từng hấp hối vì thương tật và đói khát, chưa từng bị mất tự do trong nhà tù, thưa bạn, bạn thật sự có thể tự hào bạn là người hạnh phúc và may mắn hơn 500 triệu người trên hành tinh còn nhiều đau thương tang tóc này.
·       Nếu bạn được đọc tài liệu này,đọc những dòng chữ này, bạn đã hạnh phúc thêm một lần nữa vì:
1.   Đã có một người bạn nào đó đã quan tâm đến bạn đã tặng bạn tài liệu này để bạn có dịp… nhìn lại mình để thấy mình là người may mắn, hạnh phúc hơn rất nhiều người.! 
        2. Bạn sẽ không còn than vãn, bạn khổ quá, bạn không được may mắn như người khác.
       3.Bạn sẽ không còn trách đời, trách cha mẹ, trách số phận, trách Chúa,trách Phật vv… đã đối xử không công bằng với bạn ,vì bạn vẫn còn thiếu nhiều món chưa mua sắm được, bạn vẫn chưa bằng người lối xóm, người đồng nghiêp ,hoặc người bà con của bạn.
     4 Và bạn hãy nhớ rằng: nơi bạn đang sinh sống,xung quanh bạn và thế giới này,vẫn còn quá nhiều nơi còn chiến tranh,thương tật,thiếu thốn,nghèo khổ.đói rét,bệnh tật,khiếm thị,và đang hấp hối ở đâu đó…
    Đã có biết bao người hy sinh,đóng qua nhiều thế hệ để chúng ta có được cuộc sống như ngày hôm nay.
 
Hồ Minh Châu