Ngày xưa vào thời đức Phật, mỗi sáng các thầy ôm bình bát của mình đi vào làng để khất thực. Khất thực có nghĩa là xin vật thực của người để nuôi thân. Các thầy thong thả đi từ nhà này sang nhà khác, không chọn lựa, mắt nhìn xuống và yên lặng đứng đợi trước cửa. Và họ tiếp nhận hết bất cứ những vật thực nấu sẵn nào được người dân bỏ vào bình bát của mình, không khen chê, vui buồn, và cũng không phân biệt. Với một tâm bình đẳng.
Tôi thích hình ảnh
ấy. Tôi nghĩ trên con đường thực tập chúng ta cũng như những vị tu sĩ
đi khất thực. Mỗi sáng thức dậy, chúng ta bước vào cuộc sống với chiếc
bình bát của mình. Và chúng ta đâu biết trước hôm nay cuộc đời sẽ trao
tặng hay thảy bỏ những gì vào chiếc bình bát của mình? Những niềm vui
hay những lo âu nào? Nhưng như các vị ấy, chúng ta hãy thực tập theo
lời Phật dạy, hãy giữ cho bình bát mình được trống không, và tập tiếp
nhận những gì cuộc đời trao cho ta hôm nay, với một tâm bình đẳng không
phân biệt. Tất cả dẫu có là khó khăn, nhưng đều cũng có thể là những
chất liệu để làm tăng trưởng và nuôi dưỡng cho sự thực tập của mình.
****Có Mặt Trong Mọi Hoàn Cảnh****
Sáng hôm nay trời trong xanh và có gió mát, tiếng suối chảy réo rắt vang lại từ bên kia bờ rừng. Mùa hè về núi rừng xanh cỏ lá. Bạn biết không, tôi nghĩ nghệ thuật để có hạnh phúc trong cuộc sống là làm sao chúng ta có thể chấp nhận những gì đang có mặt. Không nắm bắt và cũng không xua đuổi những gì xảy ra. Tôi chợt nhớ câu chuyện này của ông Joseph Goldstein kể.
“Thời gian tu tập ở Ấn độ, tôi sống trong một chiếc cốc nhỏ, chiều ngang chừng 6 bộ (feet) và chiều dài 7 bộ. Cánh cửa ra vào ngôi cốc của tôi chỉ là một tấm màn che mỏng. Mỗi ngày trong khi tôi ngồi thiền trên giường, có một con mèo không biết ở đâu lang thang đi vào, và rồi nó leo lên nằm gọn trong lòng của tôi. Tôi phải đứng dậy ẳm con mèo ấy và thả nó ra ngoài. Nhưng chỉ chừng vài phút sau, nó cũng đi vào trở lại và leo lên lòng của tôi. Tôi với con mèo, dường như là cả hai đang cùng múa với nhau theo một vũ điệu nào đó vậy. Tôi mang thả nó ra ngoài, và rồi nó leo trở lại vào trong lòng tôi. Và sự việc cứ tiếp tục lặp đi lặp lại như vậy mãi. Tôi đem nó bỏ ra ngoài là vì tôi đang ngồi thiền, tôi đang cố gắng công phu để được giác ngộ. Nhưng con mèo ấy cứ tiếp tục quay trở lại phá rối sự thực tập của tôi.
Và càng lúc tôi lại càng cảm thấy bực mình và rất khó chịu vì sự lì lợm của con mèo này. Cuối cùng, sau hơn một giờ rưỡi đồng hồ mang nó trở ra và nó lại quay trở vào, tôi phải đầu hàng! Tôi chấp nhận! Không còn biết cách nào khác để làm nữa hết. Cánh cửa ra vào chỉ là một tấm màn, tôi không thể nào đóng lại được. Tôi ngồi xuống thiền, và một chút sau con mèo lại thong thả đi vào và leo vào lòng của tôi. Nhưng tôi không thèm làm gì hết. Buông bỏ hết! Tôi chấp nhận nó như một phần của buổi ngồi thiền, một phần công phu của mình. Chỉ chừng vài phút sau, con mèo từ từ đứng dậy và nó bỏ đi ra ngoài. Và lúc ấy tôi chợt ý thức rằng, những vị thầy của ta đang có mặt trong tất cả mọi hoàn cảnh!”
Trong cuộc đời đôi khi cũng sẽ có những khó khăn và muộn phiền mà chúng cứ quay trở lại với mình mãi, dầu ta có cố gắng để buông bỏ. Có lẽ cũng như ông Joseph, ta phải tập để yên cho nó thôi. Ta để yên cho nó bằng cách giữ yên cho mình. Mà khi ta được yên rồi thì nó cũng sẽ được yên thôi. Bạn biết không, đôi khi không làm gì hết mà mình vẫn có thể chuyển hóa được những khó khăn. Ta hãy tập tiếp nhận tất cả bằng chiếc bình bát trống không của mình.
***Khất Pháp***
Chiều hôm qua tôi lên núi một mình. Con đường lên núi có những khoảng cỏ mọc thật cao, và phủ đầy lá vàng của mùa thu năm ngoái. Tôi đi lại bờ núi, ngồi nhìn sang bên kia thung lũng là một dãy rừng núi kéo dài xa xăm. Trên cao bầu trời mùa hè trong xanh. Ngồi nơi đây thì ta dễ cảm thấy yên. Nhưng tôi nghĩ sự thực tập của chúng ta không thể nào tách rời với sự sống. Sự sống và những sinh hoạt hằng ngày vẫn có thể là một môi trường tốt để cho ta thực tập, và thực tập một cách sâu sắc. Nếu ta có một không gian yên tĩnh để cho mình ngồi xuống trên tọa cụ và thực tập thì không còn gì bằng. Nhưng cuộc đời ít khi cho chúng ta có được cơ hội ấy!
Trong cuộc sống bận rộn hằng ngày ta nên có những lúc dừng lại để ý thức được hơi thở của mình. Hơi thở sẽ mang ta trở về với chính mình cho dù ta đang làm bất cứ một chuyện gì. Trong kinh có dạy, hơi thở có ý thức sẽ mang lại cho ta một sự an tĩnh, một niềm vui. Tôi không nghĩ rằng mục đích của thiền tập chỉ là để đi tìm một sự an lạc. Nhưng sự tĩnh lặng, an vui là kết quả của thiền tập. Tôi nhớ có một câu thơ nào đó viết rằng, ta hãy đào một ao nước trong đi, thì không cần mời mọc, mảnh trăng sáng cũng vẫn sẽ đến chiếu sáng nơi đây. Khi ta có được một sự thực tập vững chãi, một sự buông xả lớn rồi, thì an lạc và tĩnh lặng là một điều tự nhiên.
Bạn biết không, các vị tu sĩ ngày xưa còn được gọi là khất sĩ, mendicant. Khất sĩ có nghĩa là khất thực và khất pháp. Khất pháp có nghĩa là xin pháp, dharma, để thực tập, để chuyển hóa khổ đau. Trên con đường tu học thì có lẽ mỗi người chúng ta cũng là một khất sĩ bạn nhỉ? Mỗi buổi sáng thức dậy ta mang bình bát trống không của mình bước vào cuộc đời, và ta tập tiếp nhận với một tâm bình thản và buông xả. Hoàn cảnh nào cũng có thể là một vị thầy. Dẫu biết rằng con đường dài và khó đi nhưng tất cả cũng phải được bắt đầu bằng một bước chân nhỏ. Cho dù có là chập chững...
Nắng chiều chầm chậm trôi về vướng ngang trên đỉnh núi cao. Ở miền này có rất nhiều những cây tùng, trên đường xuống núi tôi nhặt một hạt acorn nhỏ trong lòng bàn tay. Hạt tuy nhỏ bé nhưng nó cũng có tàng chứa trong ấy một cây Tùng thật lớn. Tôi chợt nghĩ, mỗi hơi thở có ý thức của mình cũng là một hạt acorn nhỏ bé. Chỉ cần đất thơm, cần nước mát, cần sự thực tập và một tình thương lớn, nếu khéo gìn giữ, một ngày chắc chắn rồi nó cũng sẽ trở thành một cây tùng cao xanh và rộng tàng bóng mát.
Nguyễn Duy Nhiên
****Có Mặt Trong Mọi Hoàn Cảnh****
Sáng hôm nay trời trong xanh và có gió mát, tiếng suối chảy réo rắt vang lại từ bên kia bờ rừng. Mùa hè về núi rừng xanh cỏ lá. Bạn biết không, tôi nghĩ nghệ thuật để có hạnh phúc trong cuộc sống là làm sao chúng ta có thể chấp nhận những gì đang có mặt. Không nắm bắt và cũng không xua đuổi những gì xảy ra. Tôi chợt nhớ câu chuyện này của ông Joseph Goldstein kể.
“Thời gian tu tập ở Ấn độ, tôi sống trong một chiếc cốc nhỏ, chiều ngang chừng 6 bộ (feet) và chiều dài 7 bộ. Cánh cửa ra vào ngôi cốc của tôi chỉ là một tấm màn che mỏng. Mỗi ngày trong khi tôi ngồi thiền trên giường, có một con mèo không biết ở đâu lang thang đi vào, và rồi nó leo lên nằm gọn trong lòng của tôi. Tôi phải đứng dậy ẳm con mèo ấy và thả nó ra ngoài. Nhưng chỉ chừng vài phút sau, nó cũng đi vào trở lại và leo lên lòng của tôi. Tôi với con mèo, dường như là cả hai đang cùng múa với nhau theo một vũ điệu nào đó vậy. Tôi mang thả nó ra ngoài, và rồi nó leo trở lại vào trong lòng tôi. Và sự việc cứ tiếp tục lặp đi lặp lại như vậy mãi. Tôi đem nó bỏ ra ngoài là vì tôi đang ngồi thiền, tôi đang cố gắng công phu để được giác ngộ. Nhưng con mèo ấy cứ tiếp tục quay trở lại phá rối sự thực tập của tôi.
Và càng lúc tôi lại càng cảm thấy bực mình và rất khó chịu vì sự lì lợm của con mèo này. Cuối cùng, sau hơn một giờ rưỡi đồng hồ mang nó trở ra và nó lại quay trở vào, tôi phải đầu hàng! Tôi chấp nhận! Không còn biết cách nào khác để làm nữa hết. Cánh cửa ra vào chỉ là một tấm màn, tôi không thể nào đóng lại được. Tôi ngồi xuống thiền, và một chút sau con mèo lại thong thả đi vào và leo vào lòng của tôi. Nhưng tôi không thèm làm gì hết. Buông bỏ hết! Tôi chấp nhận nó như một phần của buổi ngồi thiền, một phần công phu của mình. Chỉ chừng vài phút sau, con mèo từ từ đứng dậy và nó bỏ đi ra ngoài. Và lúc ấy tôi chợt ý thức rằng, những vị thầy của ta đang có mặt trong tất cả mọi hoàn cảnh!”
Trong cuộc đời đôi khi cũng sẽ có những khó khăn và muộn phiền mà chúng cứ quay trở lại với mình mãi, dầu ta có cố gắng để buông bỏ. Có lẽ cũng như ông Joseph, ta phải tập để yên cho nó thôi. Ta để yên cho nó bằng cách giữ yên cho mình. Mà khi ta được yên rồi thì nó cũng sẽ được yên thôi. Bạn biết không, đôi khi không làm gì hết mà mình vẫn có thể chuyển hóa được những khó khăn. Ta hãy tập tiếp nhận tất cả bằng chiếc bình bát trống không của mình.
***Khất Pháp***
Chiều hôm qua tôi lên núi một mình. Con đường lên núi có những khoảng cỏ mọc thật cao, và phủ đầy lá vàng của mùa thu năm ngoái. Tôi đi lại bờ núi, ngồi nhìn sang bên kia thung lũng là một dãy rừng núi kéo dài xa xăm. Trên cao bầu trời mùa hè trong xanh. Ngồi nơi đây thì ta dễ cảm thấy yên. Nhưng tôi nghĩ sự thực tập của chúng ta không thể nào tách rời với sự sống. Sự sống và những sinh hoạt hằng ngày vẫn có thể là một môi trường tốt để cho ta thực tập, và thực tập một cách sâu sắc. Nếu ta có một không gian yên tĩnh để cho mình ngồi xuống trên tọa cụ và thực tập thì không còn gì bằng. Nhưng cuộc đời ít khi cho chúng ta có được cơ hội ấy!
Trong cuộc sống bận rộn hằng ngày ta nên có những lúc dừng lại để ý thức được hơi thở của mình. Hơi thở sẽ mang ta trở về với chính mình cho dù ta đang làm bất cứ một chuyện gì. Trong kinh có dạy, hơi thở có ý thức sẽ mang lại cho ta một sự an tĩnh, một niềm vui. Tôi không nghĩ rằng mục đích của thiền tập chỉ là để đi tìm một sự an lạc. Nhưng sự tĩnh lặng, an vui là kết quả của thiền tập. Tôi nhớ có một câu thơ nào đó viết rằng, ta hãy đào một ao nước trong đi, thì không cần mời mọc, mảnh trăng sáng cũng vẫn sẽ đến chiếu sáng nơi đây. Khi ta có được một sự thực tập vững chãi, một sự buông xả lớn rồi, thì an lạc và tĩnh lặng là một điều tự nhiên.
Bạn biết không, các vị tu sĩ ngày xưa còn được gọi là khất sĩ, mendicant. Khất sĩ có nghĩa là khất thực và khất pháp. Khất pháp có nghĩa là xin pháp, dharma, để thực tập, để chuyển hóa khổ đau. Trên con đường tu học thì có lẽ mỗi người chúng ta cũng là một khất sĩ bạn nhỉ? Mỗi buổi sáng thức dậy ta mang bình bát trống không của mình bước vào cuộc đời, và ta tập tiếp nhận với một tâm bình thản và buông xả. Hoàn cảnh nào cũng có thể là một vị thầy. Dẫu biết rằng con đường dài và khó đi nhưng tất cả cũng phải được bắt đầu bằng một bước chân nhỏ. Cho dù có là chập chững...
Nắng chiều chầm chậm trôi về vướng ngang trên đỉnh núi cao. Ở miền này có rất nhiều những cây tùng, trên đường xuống núi tôi nhặt một hạt acorn nhỏ trong lòng bàn tay. Hạt tuy nhỏ bé nhưng nó cũng có tàng chứa trong ấy một cây Tùng thật lớn. Tôi chợt nghĩ, mỗi hơi thở có ý thức của mình cũng là một hạt acorn nhỏ bé. Chỉ cần đất thơm, cần nước mát, cần sự thực tập và một tình thương lớn, nếu khéo gìn giữ, một ngày chắc chắn rồi nó cũng sẽ trở thành một cây tùng cao xanh và rộng tàng bóng mát.
Nguyễn Duy Nhiên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét