Do chưa có triết lý giáo dục mang tính hệ
thống phù hợp và tiên tiến nên cố nhiên, một chương trình giáo dục thỏa
đáng là không thể có!
Cùng thời gian trên, ở nhiều quốc gia,
nhiều thể chế khác trong đó có cả chế độ Sài Gòn cũ, một triết lý giáo
dục khác được thực hành: Dân tộc – Khai phóng – Nhân bản.
Thời gian và thực tiễn đã đủ cho chúng
ta nhận biết các giá trị nào là đích thực có lợi nhất cho sự phát triển
của đất nước. “Dân tộc” là cái gốc, không phải bàn. “Khai phóng” là khai
mở và giải phóng, cho phép con người được tận cùng sáng tạo: tiêu chí
hàng đầu của nhân loại hôm nay!
Điều thiết cốt là sự sáng tạo cởi mở
được xây trên nền tảng dân tộc và nhân bản. Hai cột trụ vĩnh hằng, đang
là nền móng xây dựng ngôi nhà nhân loại trong kỷ nguyên mới. Cũng công
bằng mà nói, đó là kết tinh cao của không chỉ trí tuệ mà cả tinh thần
Việt.
Nhìn vào cuộc đổi mới giáo dục hôm nay
không khỏi lo và buồn vì chúng ta chưa đưa ra được mô hình cũng như hệ
thống triết lý thật chuẩn, thật khoa học, dựa trên những thành tựu giáo
dục của truyền thống dân tộc, trên các tinh hoa của nhân loại để có khả
năng dẫn dắt nền giáo dục cũng như dân tộc đi lên trong tương lai một
cách bền vững, tạo những nền móng cho dân tộc trở nên một dân tộc hùng
cường.
Do chưa có triết lý giáo dục mang tính
hệ thống phù hợp và tiên tiến nên cố nhiên, một chương trình giáo dục
thỏa đáng là không thể có!
Việc Bộ GD&DT đưa ra một đề án với
nội dung chưa xác định cùng số tiền khủng có khác nào xây lâu đài trên
bãi cát hay việc đặt cái cày trước con trâu? Sao người ta có thể đùa dai
như thế với vận mệnh dân tộc?!
Hà Văn Thùy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét