Diễn đàn: Làm chủ hay làm thuê?
Ông Trần Xuân Giá, cựu bộ trưởng,
giờ là bị can trong vụ án liên quan đến bầu Kiên. Ông Giá được coi là người có
nhiều trải nghiệm trong cuộc sống, sau khi kinh qua nhiều công việc, nhiều vị
trí với nhiều tư cách khác nhau...
>> Làm chủ hay làm thuê? Tiếng nói của một công dân 7x
>> Làm chủ hay làm thuê? Tiếng nói của một công dân 7x
Mới đây, khi trò chuyện với báo chí,
ông đã nói: “Tôi định hướng các cháu 3 điều không”, trong đó có điều thứ 3 là
không làm ông chủ, hãy làm thuê mà sống, nhưng muốn sống tốt thì phải giỏi
chuyên môn để là người làm thuê giỏi, để được tôn trọng.
Nhiều người nói rằng, đây là lời
khuyên mang tính “nội bộ” của ông Trần Xuân Giá đối với con cháu mình sau một
"chuyến đi dài" gần hết cuộc đời, nên không có gì phải bàn.
Nhưng cũng có nhiều ý kiến ngược
lại, thậm chí khá gay gắt. Nhà văn Lưu Trọng Văn thốt lên: Chao ôi! Nếu thế hệ
trẻ hôm nay lại nhận những lời khuyên có thể nói là bạc nhược ấy từ bậc cha mẹ
thân yêu của mình... Dân tộc Việt này sẽ ra sao đây nếu con cái của các “tinh
hoa cốt lõi đất nước” từ bỏ sứ mệnh làm chủ để can tâm và “tự hào” cái phận kẻ
làm thuê - dù là kẻ làm thuê số 1?
Phản hồi trên Một Thế Giới,
độc giả Kiều Oanh viết: "Bao nhiêu năm đất nước đã bị lệ thuộc nước ngoài,
không thể ngóc đầu lên được, hàng trăm ngàn người Việt phải đi làm thuê khắp
nơi trên thế giới. Hàng triệu người Việt làm thuê trên chính tổ quốc mình, chưa
đủ hay sao? Đất nước sẽ ra sao nếu tuổi trẻ chỉ có tâm thức của một kẻ làm thuê
cuốc mướn...".
Bỏ qua cảm xúc, bỏ qua ngữ cảnh của
ông Trần Xuân Giá, nhân chuyện này Một Thế Giới đặt ra câu hỏi: Làm
chủ hay làm thuê? như một diễn đàn mở để bạn đọc phân tích, trao đổi,
xem như một cách gợi mở hướng vào đời cho giới trẻ.
Mời bạn đọc cùng tham gia bằng cách
gửi phản hồi ở bên dưới bài viết này, tòa soạn sẽ chọn đăng những ý kiến phù
hợp với câu hỏi đặt ra.
Nguyễn Quang Thân
11:47 - Ngày 24/4/2014
Một người sinh ra trong gia đình
nghèo, không có vốn kinh doanh thì dù có mong muốn làm chủ thì trước tiên vẫn
phải đi làm thuê cho người khác.
Làm thuê có tư cách, đáng đồng tiền bát gạo thì vẫn được tôn trọng, vì nể, thậm chí còn được trải thảm chào mới.
Tiến lên được nữa thì làm chủ có đâu xa. Ngược lại thì kiếm được bát cơm cũng khó và nhiều khi còn nhục nhã.
Một quốc gia có dân số trẻ, chưa kịp đào tạo nghề nghiệp chuyên môn, kinh tế phát triển thấp, việc làm ít nên nhân công rẻ mạt. Tất nhiên phải tìm cách làm thuê cho nước ngoài như thế nào đó để có công ăn việc làm, ổn định xã hội.
Làm thuê cho người ngoài ngay tại nước mình thì giá tất phải rẻ, lương phải thấp. Nhưng đây là “thuận mua vừa bán”, không ai bắt ép ai. Nhà nước chỉ làm chức năng điều tiết và bảo vệ quyền công dân và quyền kinh doanh của cả hai phía mà thôi.
Ra nước ngoài làm thuê thì lương cao, chóng đổi đời. Nhưng đâu có dễ. Không thể bắt một ông chủ người Anh, người Nhật học nói tiếng Việt mới thuê được mình mà ngược lại, mình phải học tiếng Anh hay tiếng Nhật, kỹ thuật nữa, thậm chí phải am hiểu cả văn hóa để “được” làm thuê cho họ.
Khi ai đó khuyên con cái “nên” chọn làm thuê không phải người cha muốn con mình hèn kém, không cần khát vọng. Mà muốn nói tình trạng kinh doanh của các ông chủ trong kinh tế thị trường chưa hoàn chỉnh hiện nay không suôn sẻ như những xã hội hoàn thiện khác.
Quả thật làm ông chủ ăn sung mặc sướng hơn nhưng khó hơn làm thuê, đương nhiên. Và cũng nguy hiểm hơn, có thể vào tù ra tội, cũng đương nhiên!
Tuy thế, nguy cơ ấy đâu có làm nhụt chí những người say mê làm chủ?
Xin yên tâm, làm chủ hay làm thuê không phải do muốn hay không mà do các điều kiện luôn luôn phát sinh, luôn luôn mất đi của mỗi người.
Nói chung con cái sẽ làm theo chỉ dẫn của số phận chúng chứ không răm rắp nghe “lời mẹ dạy” đâu. Đó là hiện thực cuộc đời.
Làm thuê có tư cách, đáng đồng tiền bát gạo thì vẫn được tôn trọng, vì nể, thậm chí còn được trải thảm chào mới.
Tiến lên được nữa thì làm chủ có đâu xa. Ngược lại thì kiếm được bát cơm cũng khó và nhiều khi còn nhục nhã.
Một quốc gia có dân số trẻ, chưa kịp đào tạo nghề nghiệp chuyên môn, kinh tế phát triển thấp, việc làm ít nên nhân công rẻ mạt. Tất nhiên phải tìm cách làm thuê cho nước ngoài như thế nào đó để có công ăn việc làm, ổn định xã hội.
Làm thuê cho người ngoài ngay tại nước mình thì giá tất phải rẻ, lương phải thấp. Nhưng đây là “thuận mua vừa bán”, không ai bắt ép ai. Nhà nước chỉ làm chức năng điều tiết và bảo vệ quyền công dân và quyền kinh doanh của cả hai phía mà thôi.
Ra nước ngoài làm thuê thì lương cao, chóng đổi đời. Nhưng đâu có dễ. Không thể bắt một ông chủ người Anh, người Nhật học nói tiếng Việt mới thuê được mình mà ngược lại, mình phải học tiếng Anh hay tiếng Nhật, kỹ thuật nữa, thậm chí phải am hiểu cả văn hóa để “được” làm thuê cho họ.
Khi ai đó khuyên con cái “nên” chọn làm thuê không phải người cha muốn con mình hèn kém, không cần khát vọng. Mà muốn nói tình trạng kinh doanh của các ông chủ trong kinh tế thị trường chưa hoàn chỉnh hiện nay không suôn sẻ như những xã hội hoàn thiện khác.
Quả thật làm ông chủ ăn sung mặc sướng hơn nhưng khó hơn làm thuê, đương nhiên. Và cũng nguy hiểm hơn, có thể vào tù ra tội, cũng đương nhiên!
Tuy thế, nguy cơ ấy đâu có làm nhụt chí những người say mê làm chủ?
Xin yên tâm, làm chủ hay làm thuê không phải do muốn hay không mà do các điều kiện luôn luôn phát sinh, luôn luôn mất đi của mỗi người.
Nói chung con cái sẽ làm theo chỉ dẫn của số phận chúng chứ không răm rắp nghe “lời mẹ dạy” đâu. Đó là hiện thực cuộc đời.
Hai Lê
11:35 - Ngày 24/4/2014
Tôi thông cảm và thấu hiểu lời
khuyên của bác Trần Xuân Giá.
Mọi người đã hiểu tư duy của Trần Xuân Giá theo hướng nào chưa mà đã vội vàng đánh giá?
Mọi người đã hiểu tư duy của Trần Xuân Giá theo hướng nào chưa mà đã vội vàng đánh giá?
Hoang Bui
11:21 - Ngày 24/4/2014
Phần lớn chúng ta đều đi làm thuê.
Các chính trị gia, công chức nhà nước thì đi làm thuê cho Nhà nước. Nhà nước thay mặt Người chủ là " Nhân dân" để quản lý.
Những người khác thì đi làm thuê cho các thành phần kinh tế khác như công ty tư nhân, công ty nước ngoài...
Quan trọng nhất là môi trường làm việc để phát huy sức sáng tạo, sự công hiến của người làm thuê.
Số ít trong chúng ta làm ông chủ, khi khởi nghiệp các công ty, tạo ra giá trị thặng dư cho bản thân và xã hội, đồng thời lo cho người lao động.
Và những ông chủ này cũng cần môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách do thể chế đem lại.
Lời của ông TXG rất đáng để chúng ta suy ngẫm về môi trường hiện nay.
Các chính trị gia, công chức nhà nước thì đi làm thuê cho Nhà nước. Nhà nước thay mặt Người chủ là " Nhân dân" để quản lý.
Những người khác thì đi làm thuê cho các thành phần kinh tế khác như công ty tư nhân, công ty nước ngoài...
Quan trọng nhất là môi trường làm việc để phát huy sức sáng tạo, sự công hiến của người làm thuê.
Số ít trong chúng ta làm ông chủ, khi khởi nghiệp các công ty, tạo ra giá trị thặng dư cho bản thân và xã hội, đồng thời lo cho người lao động.
Và những ông chủ này cũng cần môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách do thể chế đem lại.
Lời của ông TXG rất đáng để chúng ta suy ngẫm về môi trường hiện nay.
Đạo diễn Nguyễn Mạnh Hà
10:19 - Ngày 24/4/2014
Tôi ủng hộ diễn đàn này của báo Một
thế giới vì rõ ràng đây là vấn đề vô cùng cấp thiết nhưng cũng vô cùng mang
tính lâu dài không những cho mỗi bạn trẻ mà cho cả tương lai của dân tộc.
Thế hệ 7X của chúng tôi đang được coi là thế hệ nòng cốt của đất nước và chúng tôi luôn nhìn lên phía trước là thế hệ đi trước như những tấm gương lớn để noi theo với nhiều hoài bão và hy vọng.
Nhưng có 1 thực tế đáng buồn là mỗi ngày khi ánh bình minh đánh thức tôi dậy, tôi nhìn quanh nhà và nhiều lần giật mình chợt hỏi:
Tôi đi xe máy & ô tô của người Nhật, tôi dùng đồ gia dụng như tủ lạnh, ti vi, máy giặt, máy lạnh, nồi cơm điện, lò nướng, điện thoại di động… của Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan vv... Tôi dùng máy tính của Mỹ, tôi uống nước ngọt và ăn đồ ăn nhanh của các nước phương Tây, rồi một đất nước đất đai trù phú, khí hậu ôn hòa tôi phải ăn cả thực phẩm thậm chí không an toàn của Trung Quốc.
Nhìn rộng ra 1 chút, tôi thấy gần như tất cả đồng bào của mình cũng như vậy và tôi buồn bã hiểu rằng, với một nền kinh tế chủ yếu là gia công đã biến hàng chục triệu người Việt chúng ta thành những kẻ làm thuê, dẫn đến điều tất yếu phần lớn mồ hôi công sức của người Việt bỏ ra lao động từ sáng tới đêm để cuối cùng không ít những đồng tiền chân chính và khó khăn đó lại “khăn gói quả mướp” xếp hàng lũ lượt chui tọt vào túi các ông chủ ngoại quốc hoặc túi của bọn sâu mọt bầy đàn tham nhũng, ăn chặn, ăn cướp.
Nước Việt đang trở thành một hình thức thuộc địa kiểu mới của các tập đoàn nước ngoài cấu kết với những “nhóm lợi ích” trong nước.
Tức là chúng ta đang đứng trước nguy cơ bị mất chủ quyền về kinh tế, tức là mất vai trò làm chủ cuộc sống của mình, tức là sâu xa hơn mất chủ quyền quốc gia.
Tôi nghĩ câu hỏi làm chủ hay làm thuê trong bối cảnh thực tiễn lúc này của đất nước phải được mở biên tầm nhìn như thế.
Xem đầy đủ comment này tại đây: http://motthegioi.vn/tieu-diem/lam-chu-hay-lam-thue-tieng-noi-cua-mot-7x-65382.html
Thế hệ 7X của chúng tôi đang được coi là thế hệ nòng cốt của đất nước và chúng tôi luôn nhìn lên phía trước là thế hệ đi trước như những tấm gương lớn để noi theo với nhiều hoài bão và hy vọng.
Nhưng có 1 thực tế đáng buồn là mỗi ngày khi ánh bình minh đánh thức tôi dậy, tôi nhìn quanh nhà và nhiều lần giật mình chợt hỏi:
Tôi đi xe máy & ô tô của người Nhật, tôi dùng đồ gia dụng như tủ lạnh, ti vi, máy giặt, máy lạnh, nồi cơm điện, lò nướng, điện thoại di động… của Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan vv... Tôi dùng máy tính của Mỹ, tôi uống nước ngọt và ăn đồ ăn nhanh của các nước phương Tây, rồi một đất nước đất đai trù phú, khí hậu ôn hòa tôi phải ăn cả thực phẩm thậm chí không an toàn của Trung Quốc.
Nhìn rộng ra 1 chút, tôi thấy gần như tất cả đồng bào của mình cũng như vậy và tôi buồn bã hiểu rằng, với một nền kinh tế chủ yếu là gia công đã biến hàng chục triệu người Việt chúng ta thành những kẻ làm thuê, dẫn đến điều tất yếu phần lớn mồ hôi công sức của người Việt bỏ ra lao động từ sáng tới đêm để cuối cùng không ít những đồng tiền chân chính và khó khăn đó lại “khăn gói quả mướp” xếp hàng lũ lượt chui tọt vào túi các ông chủ ngoại quốc hoặc túi của bọn sâu mọt bầy đàn tham nhũng, ăn chặn, ăn cướp.
Nước Việt đang trở thành một hình thức thuộc địa kiểu mới của các tập đoàn nước ngoài cấu kết với những “nhóm lợi ích” trong nước.
Tức là chúng ta đang đứng trước nguy cơ bị mất chủ quyền về kinh tế, tức là mất vai trò làm chủ cuộc sống của mình, tức là sâu xa hơn mất chủ quyền quốc gia.
Tôi nghĩ câu hỏi làm chủ hay làm thuê trong bối cảnh thực tiễn lúc này của đất nước phải được mở biên tầm nhìn như thế.
Xem đầy đủ comment này tại đây: http://motthegioi.vn/tieu-diem/lam-chu-hay-lam-thue-tieng-noi-cua-mot-7x-65382.html
Tiến sỹ, Trần Văn Hùng
10:16 - Ngày 24/4/2014
Tôi không muốn bàn về vấn đề
"làm chủ" hay "làm thuê" ở đây, xin để vào dịp khác thuận
lợi hơn. Ở đây tôi chỉ muốn "bình" về lời khuyên của ông Trần Xuân
Giá - nguyên Bộ trưởng Bộ KH & ĐT.
Trước hết, chúng ta cần hết sức rộng lượng đối với ông Giá, vì ông đang trong hoàn cảnh hết sức bi đát (tuổi cao, đã về hưu, đi làm thuê để kiếm thêm, đang là bị cáo trước pháp luật, sức khỏe suy tàn...). Vì vậy, chúng ta cần hết sức thông cảm với ông về lời khuyên của ông đối với những người con đẻ của ông. Nhưng ở đây có 1 điều mà tôi hiểu được là trong sâu thẳm con người của ông Trần Xuân Giá hiện nay...
Trước hết, chúng ta cần hết sức rộng lượng đối với ông Giá, vì ông đang trong hoàn cảnh hết sức bi đát (tuổi cao, đã về hưu, đi làm thuê để kiếm thêm, đang là bị cáo trước pháp luật, sức khỏe suy tàn...). Vì vậy, chúng ta cần hết sức thông cảm với ông về lời khuyên của ông đối với những người con đẻ của ông. Nhưng ở đây có 1 điều mà tôi hiểu được là trong sâu thẳm con người của ông Trần Xuân Giá hiện nay...
Liem Nguyen
8:22 - Ngày 24/4/2014
Ở đây có lẽ ý tác giả muốn nói rộng
hơn, không phải làm chủ một xí nghiệp công ty, một phân xưởng... mà tác giả qua
chuyện ông Gía muốn nói những điều xa hơn, muốn thức tỉnh cho lớp trẻ, thế hệ
tương lai của đất nước, thế hệ sẽ làm chủ đất nước, đang bị mu muội "tuổi
trẻ phải giành lấy quyền nắm vận mệnh đất nước, vận mệnh tương lai của mình và
của dân tộc". mà theo tôi hiểu, đó mới là điều cốt lõi trong bài viết của
tác giả Văn.
hero
6:32 - Ngày 24/4/2014
nếu xét về mặt kinh tế, theo tôi chỉ
khi nào các bác ở đây hiểu ĐÚNG "nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN" của VN thì khi đó mấy bác sẽ hiểu được lời khuyên cua ông TXG về
chuyện "làm chủ hay làm thuê" tại VN hehe
dmh
22:30 - Ngày 23/4/2014
tuyệt
Minh Võ
22:5 - Ngày 23/4/2014
Cổ nhân xưa có phán "Thà làm tớ
thằng khôn, hơn làm thầy thằng ngu", Bác Giá khuyên con nên làm thuê là
đúng, thời nào cũng vậy, thằng khôn thì ít, thằng ngu thì hơi bị nhiều í.
le hoang
21:19 - Ngày 23/4/2014
mình hiện là chủ một công ty tnhh
nhưng giờ lại muốn đóng cửa vì thấy khó phát triển quá. Đất nước mình thật sự
khó làm một ông chủ đúng nghĩa. kinh doanh ở Việt nam rất khó! mình cho rằng
ông Giá nói đúng. làm chính trị thì quá nguy hiểm, làm một công chức nhà nước
trong sạch thì không đủ sống. làm thuê cho công ty nào trả lương cao là ok.
VanThanh
19:22 - Ngày 23/4/2014
Tôi quan niệm làm chủ ở đây là làm
lãnh đạo theo nghĩa đơn giản nhất. Tôi cho rằng tất cả mọi người đều phải đi từ
làm thuê rồi mới tới làm chủ.Và như một hệ quả tất yếu rằng mọi người đều có
khuynh hướng muốn trở thành chủ .Tuy nhiên trong thực tế thì không phải ai cũng
làm chủ được, đó là bởi vì để làm chủ cần thiết phải có một số phẩm chất và
năng lực.Nếu Anh có đầy đủ các phẩm chất đó Anh sẽ là một ông chủ tôt , mang
lại nhiều hạnh phúc cho người khác và góp phần vào việc xây dựng đất nước.
Ngược lại Anh ta sẽ là cội nguồn cho nhiều điều bất hạnh mà Anh ta và những
cộng sự sẽ phải gánh chịu, không chừng Anh ta còn trở thành kẻ tội đồ của đất
nước. Không có khả năng mà lãnh đạo một đội ngũ nhân viên thì điều đó xét cho
cùng vẫn là một sự dối trá , sự dối trá về đạo đức làm người.Thực tế có thời
gian Anh làm chủ được nhưng thời gian sau do phát triển Anh không còn có khả
năng làm chủ , lúc đó Anh nhất thiết phải từ bỏ nó. Đó chính là sự trung thực
mà mỗi người cần có.
Lương Duy Lan
18:16 - Ngày 23/4/2014
Đã có hàng nghìn hàng vạn lần câu
nói "nhân dân làm chủ' được khẳng định. Để có được câu nói đó "nhân
dân chúng tôi" nhiều thế hệ đã đổ cả xương máu và nước mắt thế mà chả bằng
các "đày tớ" của nhân dân ngồi mát ăn bát vàng, xây văn phòng như lâu
đài. Thế thì "làm chủ" để làm gì? bác Giá nói đúng quá rồi.
thanhchelsea
17:32 - Ngày 23/4/2014
phải làm chủ mới giúp được người làm
thuê
Trung Lập
15:11 - Ngày 23/4/2014
Số đông người lao động VN hay trên
toàn thế giới là làm thuê. Có nhiều người chăm chỉ hoàn thành công việc của
mình. Có nhiều người giỏi, sáng tạo dù họ đang làm thuê. Tất thảy họ đều đáng
được tôn trọng. Đâu phải chỉ "làm chủ" mới thể hiện "quyết
tâm", "lòng yêu nước", "ý chí vươn lên". Giá trị con
người ở chỗ họ làm được gì mang lại hạnh phúc cho họ và xã hội chứ đâu phải là
làm chủ hay làm thuê.
VN chúng ta thường hay tự huyễn hoặc là phải làm chủ trong khi chẳng đủ cơ hội và điều kiện để làm chủ nên nhiêu người trở thành kẻ lường gạt.
VN chúng ta thường hay tự huyễn hoặc là phải làm chủ trong khi chẳng đủ cơ hội và điều kiện để làm chủ nên nhiêu người trở thành kẻ lường gạt.
Chuột Chũi
12:13 - Ngày 23/4/2014
Không quan trọng làm thuê hay làm
chủ, em nghĩ là nên đi theo cái đam mê thì tốt hơn. Còn làm thuê hay làm chủ
thì tùy thời vận mà chọn không quan trọng tôi phải là cái này tôi phải là cái
kia.
Hưng Quốc
11:46 - Ngày 23/4/2014
Tôi nghĩ khi xã hội hình thành thì
đã phân công mỗi người một việc, có người làm chủ và có người làm thuê.
Nếu hỏi ước mơ của tôi thì tôi muốn được làm chủ. Làm chủ ở đây là để làm chủ được cuộc sống của mình, làm chủ ở đây thì phải lo được cuộc sống cho người làm thuê cho mình.
Còn hiện tại tôi đang làm thuê và cố gắng để làm tốt việc của một người làm thuê
Tóm lại, mỗi người một ước mơ, một suy nghĩ nhưng không phải ai cũng thành công nên Chỉ cần cố gắng hết mình trong vai trò mà mình được giao.
Nếu hỏi ước mơ của tôi thì tôi muốn được làm chủ. Làm chủ ở đây là để làm chủ được cuộc sống của mình, làm chủ ở đây thì phải lo được cuộc sống cho người làm thuê cho mình.
Còn hiện tại tôi đang làm thuê và cố gắng để làm tốt việc của một người làm thuê
Tóm lại, mỗi người một ước mơ, một suy nghĩ nhưng không phải ai cũng thành công nên Chỉ cần cố gắng hết mình trong vai trò mà mình được giao.
Nguyễn Thanh Hà
11:38 - Ngày 23/4/2014
Làm chủ thí mang tiếng bóc lột, ví
dụ người dân hiện nay
Làm thuê thì được tiếng bị bốc lột, ví dụ các quan chức ngày nay.
Làm chủ thì bị bọn làm thuê hạch sách làm tình làm tội đủ thứ rất khổ.
Còn làm thuê thì được hạch sách quát mắng vòi vỉnh , ở dinh thự sang trọng. Vậy sao không là người làm thuê như ý Bác Gía
Làm thuê thì được tiếng bị bốc lột, ví dụ các quan chức ngày nay.
Làm chủ thì bị bọn làm thuê hạch sách làm tình làm tội đủ thứ rất khổ.
Còn làm thuê thì được hạch sách quát mắng vòi vỉnh , ở dinh thự sang trọng. Vậy sao không là người làm thuê như ý Bác Gía
Tèo SG
11:36 - Ngày 23/4/2014
Làm thuê hay làm chủ ? Thật ra, cha
mẹ đào tạo con cái chắc đều theo mục tiêu định hướng là làm chủ ( bản thân, sự
nghiệp ).
Các trường học lớn, uy tín thế giới cũng hướng mục tiêu thành quả của trường trên tinh thần trên. Các trường danh tiếng trên thế giới không thể huyết phục cha, mẹ chi tiền học rất nhiều để đào tạo con cái của họ thành những người làm thuê số 1.
Cho dù việc làm chủ không đơn thuần là sở học mà còn nhiều yếu tố quan trọng khác như vốn, khả năng lãnh đạo ( leadership ), tư chất kinh doanh nhạy bén mà còn sở thích cá nhân của con bạn.
Nhưng nếu hỏi định hướng đào tạo con cái theo hướng nào thì tôi ưu tiên theo định hướng làm chủ hơn là làm công.
Người làm công giỏi đôi khi chỉ là người biết khép mình, tuân thủ trong một tổ chức tốt nhất mà không có khả năng suy nghỉ, hành động đột phá, sáng tạo. Mà hai yếu tố này là quan trọng trong làm chủ ( bản thân, doanh nghiệp ), kích thích xã hội phát triển.
Các trường học lớn, uy tín thế giới cũng hướng mục tiêu thành quả của trường trên tinh thần trên. Các trường danh tiếng trên thế giới không thể huyết phục cha, mẹ chi tiền học rất nhiều để đào tạo con cái của họ thành những người làm thuê số 1.
Cho dù việc làm chủ không đơn thuần là sở học mà còn nhiều yếu tố quan trọng khác như vốn, khả năng lãnh đạo ( leadership ), tư chất kinh doanh nhạy bén mà còn sở thích cá nhân của con bạn.
Nhưng nếu hỏi định hướng đào tạo con cái theo hướng nào thì tôi ưu tiên theo định hướng làm chủ hơn là làm công.
Người làm công giỏi đôi khi chỉ là người biết khép mình, tuân thủ trong một tổ chức tốt nhất mà không có khả năng suy nghỉ, hành động đột phá, sáng tạo. Mà hai yếu tố này là quan trọng trong làm chủ ( bản thân, doanh nghiệp ), kích thích xã hội phát triển.
Vĩnh Khang
11:35 - Ngày 23/4/2014
Thực ra ai chẳng muốn làm chủ, nhưng
làm chủ trong môi trường nào mới được chứ!
Nguyễn Duy Thành
10:59 - Ngày 23/4/2014
Sao chúng ta không hiểu gọn lại là
muốn làm chủ thì hãy là người làm thuê xuất sắc đã!!!!
Bang Nguyen
10:41 - Ngày 23/4/2014
Cha mẹ là người hiểu nhất tính cách
và khả năng của con cái mình đẻ ra. Biết con mình có điểm gì mạnh điểm gì yếu
để định hướng con cái vào đời. Nếu con mình không tài giỏi thực sự và không có
khả năng để làm ông chủ mà cứ tìm mọi cách từ nâng đỡ, luồn cúi, chạy chọt, lợi
dụng các mối quan hệ, mua chức, chạy quyền, chạy chọt bằng cấp để cho con bằng
mọi giá phải ngoi lên làm một ông chủ ngu dốt rồi không biết quán xuyến, không
biết điều hành thì có phải là mang tội với xã hội, với dân với nước hay không? Chắc
chắn ông chủ ấy chỉ làm cho đất nước lụn bại. Điều ấy có đáng xấu hổ hay không?
I Love Freedom
10:36 - Ngày 23/4/2014
Theo tôi nhận định của cựu bộ trưởng
Trần Xuân Giá là hoàn toàn chính xác và phù hợp với hoàn cảnh đất nước hiện
tại.
Bởi vì chính bản thân Ông đã nếm trải những đau xót và thất vọng khi Ông làm chủ xã hội. Những điều Ô đạt được cuối cùng cũng là só 0. Bởi vì làm lớn càng bị trù dập, và dễ vào tù thà đi làm công mà có được 2 chữ An Nhàn- Thanh Thản
Bởi vì chính bản thân Ông đã nếm trải những đau xót và thất vọng khi Ông làm chủ xã hội. Những điều Ô đạt được cuối cùng cũng là só 0. Bởi vì làm lớn càng bị trù dập, và dễ vào tù thà đi làm công mà có được 2 chữ An Nhàn- Thanh Thản
dân chủ và thượng tôn pháp luật
10:35 - Ngày 23/4/2014
Nếu cứ làm thuê thì sao mà giàu
được, đất nước sao phồn vinh? Phải tiến bước thôi, phải cống hiến cho dân
tộc,phải cải tạo thế giới và nhân sinh quan của con người. Nếu ai cúng yên phận
thì sự ngu dốt sẽ ngự trị, đất nước lại bị thôn tính...Mỗi người trên cương vị
nhỏ nhất của mình phải thượng tôn pháp, đòi các cơ quan công quyền phải thượng
tôn pháp luật, đòi sự trung thực, sự dân chủ...
Nguyễn Sơn
10:34 - Ngày 23/4/2014
Về làm thuê, theo tôi, nếu hầu hết
dân mình là người làm thuê có chuyên môn giỏi thì nước mình chẳng mấy mà giống
với nước Nhật. Ai cũng đòi làm giám đốc thì làm gì có công ty mạnh, thà 1 tàu
to kiếm được cá to ngoài biển còn hơn nhiều tàu nhỏ đánh ven bờ chỉ bắt được
tôm tép. Làm lãnh đạo, ít người làm được lắm, phải có tố chất xuất chúng mới
làm chủ được ở giai đoạn này.
Bút Chì Xanh
10:31 - Ngày 23/4/2014
Mình cũng là người quản lý mình chỉ
nghĩ tiếc là nhiều người làm thuê còn chưa chuyên nghiệp chứ đừng nói là làm nọ
làm kia. Mình thích ý tưởng của bác Trần Xuân Giá là hãy làm thuê chuyên nghiệp
đi đã!
Nguyễn Sơn SG
Ngày 24/4/2014
Theo tôi chỉ khi nào các bác ở đây hiểu Được "nền kinh tế thị trường định hướng XHCN" của VN
thì khi đó mấy bác sẽ hiểu được lời khuyên cua ông TXG về chuyện "làm chủ
hay làm thuê" tại VN , kinh tế XHCN thì làm gì có làm thuê (tất cả là làm chủ
tập thể) cán bộ là đầy tớ của nhân dân mà. Nếu nói làm thuê thì chỉ có cán bộ
mới làm thuê thôi chứ toàn dân làm chủ hết mà. Với quan điểm đó bao nhiêu con
người, bao nhiêu thế hệ không tiếc xương máu mình để đánh đổ chế độ tư bản bóc
lột của bọn chủ giàu có hút máu nhân dân, thì ta cứ tiếp tuc đi theo hướng đó,
sao lại quay ngoặc lại kinh tế thị trường làm chi, theo tôi, ông TXG có kinh
nghiệm kinh tế XHCN chứ có hiểu biết gì về kinh tế thị trường đâu mà không bị
bắt bỏ tù, chuyện ông TXG khuyên con cháu ông ta thì kệ ông ta, những người
hiện nay có xu hướng tôn lãnh tụ, hể là quan chức cấp cao thì phải giỏi, cái gì
cũng biết, tư duy rất phong kiến, và độc tài kiểu đó thì sao mà khá cho nổi, có
thể ông TXG hiểu biết về kinh tế XHCN, chứ ông TXG làm sao biết được kinh tế
thị trường, đã ngu dốt thì bị bỏ tù là đúng, đã ngu dốt thì chỉ làm công cho tư
bản chứ sao đủ sức làm chủ haha, mà chưa chắc ông TXG hiểu hết về kinh tế XHCN,
một nền kinh tế duy ý chí không theo quy luật phát triễn vì vậy các quan chức
hiên nay cho con đi du học ở các nước tư bản chủ yếu để làm công, trong giòng
máu của các ông cán bộ XHCN chứa nhiều tố chất phá hoại, cướp bóc, chụp giưt,
mượn đầu heo nấu cháo, ăn xin,chủ yếu lo cho mình, nhiệm kỳ của mình hơn các tố
chất xây dựng, chia sẻ, cống hiến, phát triễn bền vững cho con cháu nhiều đời
sau ( bởi vậy mới có bịnh thành tích) kinh tế thị trường không bao giờ khoe,
không bao giờ báo cáo thành tich, vì chuyện có được là đương nhiên là quy luật,
bỏ công bỏ của ra thì phải đạt kết quả, chừ gì phải khoe, ...........
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét