Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Người Việt chi 3 tỉ USD/năm cho bia rượu

TT - Là người tham gia khởi thảo Chính sách quốc gia về phòng chống lạm dụng rượu bia, phó viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách y tế (Bộ Y tế) Vũ Thị Minh Hạnh rất lo ngại trước thực trạng lạm dụng bia rượu ở VN.

Trao đổi với với Tuổi Trẻ, bà Hạnh nói:
- Những năm gần đây trong khi nhiều ngành sản xuất điêu đứng, khó khăn thì ngành rượu, bia, nước giải khát ở nước ta vẫn tăng trưởng rất ấn tượng. Tháng 4-2013, sản xuất bia tại VN ước đạt 233,4 triệu lít, tăng 15% so với tháng 4-2012. Trong Báo cáo toàn cầu về thực trạng sử dụng rượu bia và sức khỏe năm 2011, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhận định VN là một trong số ít các quốc gia có xu hướng gia tăng nhanh về mức độ tiêu thụ bình quân rượu bia/người/năm, trong khi trên phạm vi toàn cầu suốt cả thập kỷ qua mức tiêu thụ hầu như không thay đổi.
"Nhiều loại bệnh liên quan đến rượu bia như loạn thần do rượu, sảng rượu, tai nạn giao thông do rượu, bệnh gan do rượu... đều đã gia tăng ở mức độ đáng ngại"
Bà Vũ Thị Minh Hạnh
Bằng chứng là mức tiêu thụ rượu bia bình quân của những người từ 15 tuổi trở lên ở nước ta (quy đổi thành rượu nguyên chất) đã tăng từ 1,35 lít năm 2001 lên 3,3 lít năm 2007, 3,54 lít năm 2008 và 4 lít vào năm 2010, trong đó mức tiêu thụ bia tăng nhanh hơn so với mức tiêu thụ rượu. Theo quy hoạch phát triển ngành bia - rượu - nước giải khát VN đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025, mức tiêu thụ rượu bia quy rượu nguyên chất bình quân (với người từ 15 tuổi trở lên) ở VN năm 2025 có thể sẽ tăng lên 7 lít/người/năm, cao hơn mức trung bình chung của thế giới hiện nay (6,13 lít).
* Lạm dụng rượu bia dẫn tới hàng loạt hệ lụy trong đời sống xã hội, nhưng theo bà, điều gì đáng ngại nhất hiện nay ở VN?
- Tôi cho rằng điều đáng chú ý là tỉ lệ sử dụng rượu bia ở tuổi vị thành niên, thanh niên và phụ nữ đều đang gia tăng nhanh. Tỉ lệ sử dụng rượu/bia trong vị thành niên và thanh niên đã tăng 10% sau năm năm (2003-2008). Vào năm 2008, tỉ lệ nam vị thành niên và thanh niên có sử dụng rượu, bia xấp xỉ 80%, và tỉ lệ nữ trong nhóm này có sử dụng là trên 36%, trong đó có 60% nam và 22% nữ cho biết từng say rượu/bia. Tỉ lệ có sử dụng trong độ tuổi pháp luật không cho phép (14-17 tuổi) là 45%, trong đội tuổi 18-21 là 67%, trong khi số liệu điều tra y tế quốc gia năm 2002 cho thấy tỉ lệ thấp hơn rất nhiều: nữ uống rượu bia
 trong một tuần chỉ là 1,9%, nam là 46%. Đến năm 2010, đã có 6% nữ và 70% nam có uống rượu bia trong tháng. Hiện nay trong số nam giới có sử dụng rượu bia hằng ngày có 25% đã dung nạp vượt ngưỡng cho phép, với mức >5 đơn vị rượu tương đương 50g cồn rượu nguyên chất/ngày.
* Những con số bà vừa nói là bằng chứng cho thấy lạm dụng rượu bia ở VN đã đến mức đáng ngại. Nhưng nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng VN uống rượu bia còn thua xa các nước. Bà có cùng quan điểm này?
Không uống quá một chai bia/ngày
Theo WHO, có bốn mức độ nguy cơ trong sử dụng rượu bia, bao gồm: sử dụng rượu bia an toàn, nguy cơ thấp; sử dụng rượu bia ở mức có hại; sử dụng rượu bia ở mức nguy hiểm và phụ thuộc/nghiện rượu bia. Để giảm thiểu hậu quả của sử dụng rượu bia đối với sức khỏe ở mức thấp nhất, nam giới chỉ nên dung nạp không quá 2 đơn vị rượu/ngày và nữ không quá 1 đơn vị rượu/ngày, trong đó 1 đơn vị rượu tương đương với 1 chai bia 330ml hoặc 1 chén rượu mạnh >40 độ (30ml) hoặc 1 ly rượu vang 150ml...
- Theo Tổ chức nghiên cứu thị trường Eurowatch, năm 2012 VN đã tiêu thụ 3 tỉ lít bia, gấp 3,5 lần so với năm 2004. Lượng bia sử dụng trung bình/người/năm là 32 lít, xếp thứ nhất khu vực ASEAN và thứ ba châu Á (sau Trung Quốc và Nhật Bản). Nếu chỉ tính trung bình 22.000 đồng/ lít bia lấy theo giá bia Hà Nội, thì người Việt đã tiêu 3 tỉ USD/năm. Trong khi thu nhập bình quân của người VN chỉ đứng 8/11 nước trong khu vực Đông Nam Á, thì VN lại đang nắm giữ vị trí quán quân về kỷ lục tiêu thụ bia, vượt xa so với hai nước đứng ở vị trí tiếp theo là Thái Lan và Philippines. VN được xếp là 1 trong số 25 quốc gia đứng đầu trong danh sách có mức tiêu thụ bia gia tăng nhiều nhất (Nigeria tăng 17,2%, Ấn Độ tăng 17%, Brazil tăng 16% và VN tăng 15%).
* Những năm qua, đã có rất nhiều văn bản liên quan đến phòng chống lạm dụng rượu bia, có thể nói VN không thiếu quy định cấm rượu bia nhưng rượu bia vẫn ngày càng tràn lan. Theo bà, lý do vì sao các quy định cấm cán bộ công chức uống rượu bia  trong giờ làm việc tỏ ra chưa hiệu quả?
- Để hạn chế những hậu quả bất lợi do sử dụng rượu bia của cán bộ viên chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ, từ
 năm 2007 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 129 về quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước, năm 2008 lại có chỉ thị 05 về việc nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Một số tỉnh thành đã cụ thể hóa những quy định nêu trên bằng các văn bản hướng dẫn thực hiện trên địa bàn, như ở Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn, Tiền Giang... Mặc dù vậy, hiệu lực thực thi của các quyết định, chỉ thị này trong thực tế còn rất hạn chế. Một bộ phận đáng kể công chức, viên chức hiện vẫn đang sử dụng rượu bia trong thời gian làm việc, nhất là trong những dịp liên hoan sơ kết, tổng kết và... tiếp khách.
Tôi cho là thời gian tới phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tuyên truyền phổ biến các quy định về nghiêm cấm sử dụng rượu bia trong và ngoài công sở, thời gian nghiêm cấm là toàn bộ khoảng thời gian thi hành công vụ, kèm theo đó là việc ban hành cơ chế kiểm tra, giám sát cùng các chế tài xử lý nghiêm minh...
* Chính sách quốc gia về phòng chống tác hại của lạm dụng bia rượu vừa ban hành, theo bà, có thêm được sức mạnh cho công cuộc này?

- Ngày 12-2 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 244 ban hành chính sách quốc gia phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn, thể hiện cam kết chính trị mạnh mẽ của Chính phủ VN đối với việc phòng chống lạm dụng rượu bia. Ngoài ra phòng chống lạm dụng rượu bia từng được đề cập trong 36 văn bản quy phạm pháp luật... Tuy nhiên phạm vi điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên thường bị giới hạn trong phạm vi cụ thể của từng bộ, ngành, từng lĩnh vực. Vì vậy, chính sách quốc gia sẽ xác định những định hướng chung, nhằm tạo nên sự đồng bộ trong các quy định của mọi lĩnh vực thuộc đời sống xã hội, đối với phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia. Theo tôi được biết, chính sách quốc gia vừa được Thủ tướng ban hành là bước khởi đầu, chuẩn bị cho việc xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn.
Mức tiêu thụ rượu bia bình quân đầu người qua các năm (từ 15 tuổi)
Năm 2001
1,35 lít/người/năm
Năm 2007
3,3 lít/người/năm
Năm 2008
3,54 lít/người/năm
Năm 2010
4 lít/người/năm
Năm 2025 (dự kiến)
7 lít/người/năm

BỐN "CHUYỆN LẠ" Ở ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN-

1./ Trung thực
Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.

Sự trung thực của người Nhật, in đậm nét ở những "mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka... cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách.

Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ "ăn cắp vặt" gần như đã biến mất trong từ điển. Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 - 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.

2./ “No noise” - không ồn
Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn 1 hòn đảo nhân tạo để làm sân bay rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.

Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa khuyến mãi, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.

3./ Nhân bản
Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn để phần 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.

4./ Bình đẳng
Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng. Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.

Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.

Bản ngã” và “nhân quả”



Bản ngã” và “nhân quả”

Câu chuyện 1:

Một
 chàng trai đến tìm nhà sư , Anh hỏi:

-Thưa thầy con muốn buông xuôi vài thứ nhưng con do dự quá, con mệt mỏi vô cùng.

Nhà sư đưa anh ta 1 cái tách và bảo anh cầm, đoạn ông rót đầy tách trà nóng vừa mới pha xong.

Chàng trai nóng quá nhưng Anh vẫn không buông tay mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội đi rồi uống và cảm nhận thấy rất ngon. Lúc này nhà sư từ tốn nói:

- Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi!

Vấn đề là tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có thể làm cho nó tốt đẹp lên.

Câu chuyện 2:

Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi:

- Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá.

Nhà sư đưa cho cô gái 1 cốc nước và bảo cô cầm,đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào cốc,nước chảy tràn ra cả tay,làm cô bị phỏng,cô buông tay làm vỡ cốc. Lúc này nhà sư từ tốn nói:

- Đau rồi tự khắc sẽ buông!

Vấn đề là, tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?

Mỗi ngày qua đi, chúng ta không biết đối diện với bao nhiêu là cảm xúc, có vui buồn, giận hờn, có đôi lúc ta phẫn nộ chỉ vì một vài chuyện không đáng, hay tìm kiếm chút gì hạnh phúc qua những thứ rất bình dị và cũng lắm lúc ta như đi vào ngõ cụt, muốn đặt một dấu chấm để kết thúc tất cả. Ấy đó, cuộc sống là vậy như là một bản hòa tấu của cảm xúc, lúc trầm lúc bổng, lúc ta phải sống thật gấp như một bệnh nhân ung thư chỉ còn 3 tháng để sống, lúc ta lặng mình để chiêm nghiệm những gì đã qua. Mỗi con người không ai giống ai, hàng triệu người may ra có hai người có cùng dấu vân tay, hay để tìm một người tương hợp mô để ghép tủy cho một bệnh nhân ung thư máu cũng không phải là điều đơn giản, rồi là những suy nghĩ, lối tư duy hay biểu lộ cảm xúc mỗi người đều có một cách riêng. Ôi, sự phức tạp của con người.

Hai câu chuyện, có thể nói là chúng cùng trong một hoàn cảnh, có chăng khác ở đây là sự hiện hữu của con người, một nam một nữ. Chàng trai chọn cách chuyền cốc trà nóng sang tay khác để rồi được uống một tách trà thật ngon, cô gái lại chọn cách thả tách trà đi để khỏi bị phỏng, ấy vậy mà nhà sư vẫn không một lời phán xét ai đúng ai sai. Nếu đây giống như một bài toán thì dễ thiệt đó, cứ theo đáp án, ai làm giống thì cho là đúng, ai làm không giống thì người đó chịu sai, đằng này ta chẳng biết chàng trai đúng hay cô gái đúng.

Tôi có chia sẻ hai câu chuyện này cho mấy người bạn đọc thử, và thật bất ngờ mỗi người lại có những cách hiểu rất khác nhau, đứa thì nghĩ chàng trai đã làm đúng, đứa thì cho là cô gái, đứa lại cho rằng ông nhà sư này có vẻ như gàn dở, kiểu gì ổng nói cũng được, đứa thì chấm hết cho câu chuyện bằng “Không hiểu gì hết!”. Quả thật, tôi cũng không hiểu mấy về hai câu chuyện này lắm, vắt óc nặn đầu cũng không biết liệu câu chuyện này muốn truyền tải điều gì, liệu nhà sư, chàng trai, cô gái đại diện cho ai hay cái gì trong cuộc sống. Câu chuyện như đưa ta vào một đống rối rắm, một đầm lầy và muốn thoát khỏi đó chỉ có chính chúng ta mới giúp được chúng ta mà thôi. Chính tôi, tôi cũng muốn thoát khỏi mớ hỗn độn của những dòng suy nghĩ đó, thả mình vào đám mây trôi trên trời, vẽ vời ra những hình thù kỳ dị nhưng rồi chính mình cũng như vào ngõ cụt khi mà ý nghĩ này xọ xiên ý nghĩ kia, tôi ráng tìm ra cho mình một ý nghĩa từ hai câu chuyện này, ít ra tôi phải biết được liệu có khi mình trong hoàn cảnh đó thì mình sẽ là cô gái hay chàng trai, nhưng rồi cứ cố suy nghĩ thì tôi lại cảm nhận như đây là những câu chuyện vô bổ, cảm nhận như nhà sư giống như miệng đời thế gian, kiểu gì ông cũng nói được.

Rồi những ngày nghỉ cuối tuần, lâu lâu trường tôi mới có được những ngày nghỉ cuối tuần tuyệt vời như vậy, chứ trước giờ toàn học nguyên cả tuần, cuối tuần thì đầu óc cứ căng thẳng lên bởi những bài thi. Tôi trở về nhà, lâu lắm rồi mới có những bữa cơm ngon như vậy, thật ra cũng chẳng sơn hào hải vị gì, tôi cứ nói đùa rằng con đi học trên Sài Gòn ăn còn sang hơn ở nhà mình, mắm muối rau củ thôi nhưng thích cái hương vị của sum họp, và thích nhất là được ăn cơm cháy vì chỉ có ở nhà mới có cơm cháy mà ăn thôi. Dẹp mọi lo toan ở chốn thị thành xô bồ, không chút lo nghĩ gì, tâm tôi như một màu trong vắt, cũng ngắm mây, nhưng lần này tôi lại lắng nghe Kinh Chú Đại Bi, không biết mình đã nghe bao nhiêu lần nữa, chắc cỡ hơn một trăm lần thì phải, thực tình mà nói nghe tiếng Phạn nên cũng đâu có hiểu gì nhưng không hiểu sao tự thấy lòng mình nó nhẹ lắm, thấy biết bao những cảm xúc dồn nén được giải tỏa một cách kỳ diệu, cảm giác thấy trước mặt mình một niềm vui khó tả, bao ký ức đau buồn như được xóa tan, thấy tâm mình thật “tịnh”, thấy trí tuệ thật “minh”, thấy con người mình trào dâng một lòng khoan dung, độ lượng như muốn ôm vào lòng tất cả nghiệp báo của thế gian, cứu rỗi chúng sanh bằng sự kỳ diệu của Phật pháp. Và khi tâm “tịnh”, trí “minh”, tôi chợt hiểu chút gì về câu chuyện của nhà sư với chàng trai, cô gái.

Không một chút phán xét đúng sai, không là lời chỉ trích hay răn dạy, mà đó là bài học để chính bản thân chàng trai, cô gái tự đúc kết. Con người phức tạp là thế, mỗi người trước mỗi hoàn cảnh sẽ có những thái độ, ứng xử khác nhau, đấy chính là “bản ngã”. Vậy “bản ngã” là gì và từ đâu mà có?

Tôi chẳng phải là một nhà nghiên cứu triết học, tôi chỉ là một cậu sinh viên Y khoa 22 tuổi, kiến thức vẫn còn nông cạn nên đâu thể phán xét đúng sai, nhất nhất đưa ra một khái niệm và tự quy kết nguồn gốc xa xôi của nó. Nhưng “bản ngã” của tôi thì có thể lên tiếng. “Bản ngã” họa chăng từ hàng triệu triệu tế bào cấu thành nên một cơ thể hoàn chỉnh hay từ sự miệt mài học tập mà có được? Cứ nghĩ đơn giản tại sao có khi hai anh em, chị em sinh đôi cùng trứng, về mặt di truyền gần như là giống 100% nhưng cái suy nghĩ, thái độ lại không giống nhau 100%. Khi gặp lần đầu tiên, ta thấy họ như hai giọt nước, khó tài nào mà phân biệt được nhưng rồi có tiếp xúc, có là những người bạn thì cho dù họ có ăn mặc giống nhau đến cỡ nào ta vẫn phân biệt được rất dễ dàng. Tại sao cũng hai người sinh ra và lớn lên cùng một nơi, cùng một cha mẹ chăm sóc, giáo dục, nhưng có người lại một mực hiếu thảo, thờ cha kính mẹ nhưng lại có người đối xử với cha mẹ thật tàn nhẫn? Tất cả đều khó hiểu và khó đi đến được một cái kết thỏa mãn, chúng ta hãy cứ thử đi tìm “bản ngã” của chính mình. Liệu chăng đó là sự đúc kết của nghiệp duyên của bao đời? Cứ để cái “bản ngã” của mình “làm việc” vì đó chính là con người thật của mình, “bản ngã” của tôi là không nề hà khó khăn trước mắt thì tôi “chuyền cốc trà sang tay kia để rồi có tách trà thật thơm ngon để uống”, còn “bản ngã” tôi là dễ gục ngã trước khó khăn thì “tôi sẽ làm rơi chiếc cốc”. Ôi, sự phức tạp của “bản ngã”.

Tôi vẫn đề cao cái “bản ngã”, nhưng nhà sư vẫn cho chàng trai và cô gái lời khuyên, rõ ràng ta không biết “bản ngã” từ đâu mà có, liệu là nghiệp duyên thì thật ra ta cũng không biết được, tôi thì hiểu “bản ngã” có thể thay đổi được. Thay đổi bằng cách nào ư? Bằng tu tâm dưỡng tính, bằng sự kỳ diệu của Phật pháp. Tất cả đều có “nhân quả”.

Phật giáo ra đời tại Ấn Độ cách đây hơn 2500 năm nhưng “nhân quả” thì ra đời từ lúc khai thiên lập địa. Vũ trụ là do từ vụ nổ Big Bang mà hình thành ra, đó là “nhân quả”, có người sẽ chột miệng hỏi rằng vậy vụ nổ Big Bang từ đâu mà có, chắc chắn sẽ có nguyên nhân mà có lẽ với khả năng hiểu biết của con người thì nó vẫn là một ẩn số. Không có gì tự đến, cũng không có gì mà tự đi, nó chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, tất cả đều có “nhân” và có “quả”. Con người cũng vậy, có “nhân” ắt sẽ có “quả”.

Một ông cụ 75 tuổi được chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn cuối, theo bác sĩ tiên lượng thì khả năng sống còn chỉ khoảng 6 tháng. Vì tuổi đã cao khó lòng mà chống chọi nỗi những lần hóa trị nên gia đình đành đắng lòng mà xin cho ông về nhà vui vẻ những tháng ngày còn lại của cuộc đời bên con cháu. Suốt bao năm vất vả “gà trống nuôi con” kể từ khi bà nhà mất, ông cụ cứ mỗi day dứt khi để người vợ thân yêu cô đơn một mình ở thế giới bên kia nên khi đón nhận cái chết gần kề đối với ông không có gì là sợ hãi cả, cái chết chỉ như là một sự đoàn viên với người vợ mà ông vẫn dành trọn tình yêu suốt bao nhiêu năm cách biệt.

Con cái thì giờ đã trưởng thành hết, sống chung với hai vợ chồng người con trai út nhưng cuối tuần nào hàng xóm cũng thấy gia đình ông rộn ràng như có tiệc, tiếng trẻ con nô đùa râm ran cả một góc xóm, đó là những đứa con lớn, những đứa cháu dễ thương tuần nào cũng đòi về thăm ông nội, ông ngoại. Anh em, dâu con ai cũng sống hòa thuận nên ông cũng hưởng được cái vui của tuổi già. Đứa con dâu út ngày ngày tìm tài liệu để chữa bệnh cho ông, thấy bài thuốc nào hay chị cũng nấu cho cha uống, chị tìm thấy cách uống nước canh củ cải cộng thêm vài vị thuốc của người Nhật có lợi cho sức khỏe của ông nên ngày ngày chăm sóc, nấu cho cha từng bát canh củ cải, bát canh chứa đựng trọn niềm yêu thương của đứa con dâu hiếu thảo. Ông cụ đã sống thêm được 5 năm, một con số khó thể nào tin nổi đối với một bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối.

Tôi đã từng nghe thầy cô ở Khoa chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viên Ung Bướu nói có lẽ không có cái chết nào đau đớn bằng cái chết ung thư, dù đã chích morphin với liều cao nhất vẫn không thể nào giảm đau cho bệnh nhân ung thư được, họ ra đi trước sự bất lực của bác sĩ, họ ra đi trong cái đau đớn đến tột cùng. Ấy vậy mà ông cụ ung thư phổi giai đoạn cuối ấy ra đi trong một ngày nắng không gay gắt lắm, ông biết rõ giờ phút mình chuẩn bị sắp ra đi, ông gọi đúng tên từng đứa con, đứa cháu của mình, dặn dò những lời sau cuối và ra đi thật thanh thản, nhẹ nhàng. Đó là cái “quả” mà ông đã nhận được khi suốt một cuộc đời với biết bao gian khổ, đôi lúc ông muốn gục ngã khi ngày ngày lo từng miếng cơm cho đàn con nheo nhóc, nhưng chưa bao giờ ông để cho đàn con ông một ngày đói, chưa để bất cứ đứa nào một lần dở dang việc học. Đó là “nhân quả”.

Tôi không nhớ rõ cô ấy tên gì nữa, bao nhiêu tuổi cũng quên mất, chỉ nhớ rằng đã từng đọc những tâm sự cô ấy chia sẻ trên báo về quyết tâm dành lấy sự sống cho đứa con trai mình mà đẫm nước mắt. Cô mang thai được 5 tuần thì không hiểu sao bị xuất huyết âm đạo trầm trọng, cứ tưởng lần ấy đã sảy thai nhưng may thay chỉ là dọa sẩy, về nhà cô ấy gần như phải bất động tại chỗ ròng rã suốt 40 ngày để mong cái thai sẽ phát triển cứng cáp hơn. Cô ấy đã sụt 6 kg và người xanh xao vì mất máu nhiều. Áp lực từ bạn bè, người thân, thậm chí là từ người chồng của cô mong muốn cô bỏ thai vì thấy cô ngày càng tiều tụy sau những lần mất máu. Tâm trí cô đôi lúc đấu tranh tư tưởng giữa bỏ và giữ lại thai, nhưng chính cô cảm nhận được một sinh linh vô tội đang vẫy đạp trong bụng mình như muốn nói rằng mẹ hãy cố gắng lên, hai mẹ con mình sẽ vượt qua thôi. Ngày thai được 13 tuần 1 ngày, cô đã òa khóc khi bác sĩ thông báo rằng đứa bé sinh ra có nguy cơ rất cao bị Down và có một thai trứng đang cùng tồn tại với đứa bé. Bác sĩ khuyên cô nên bỏ thai vì khó lòng mà giữ được thai, hơn nữa cần phải điều trị sớm thai trứng nếu không sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như mất máu nặng, ung thư nguyên tế bào nuôi, một trong những loại ung thư ác nhất, có thể di căn rất nhanh và tỷ lệ tử vong rất cao. Một lần nữa cô lại chịu áp lực giữa việc giữ và bỏ thai, nhưng bằng tình yêu thương vô bờ bến của một người mẹ, cô đã dám chấp nhận được cược tính mạng của mình ký cam kết với bệnh viện sẽ giữ lấy thai và điều trị thai trứng sau khi sinh. Và thật bất ngờ, những chỉ số theo dõi ung thư hạ xuống đến mức khó tin, kết quả siêu âm cho thấy đứa bé phát triển rất tốt. Đền đáp tình yêu thương đó, đứa bé sinh ra hoàn toàn bình thường. Sau đó cô tiếp tục điều trị ung thư, dù bao lần sống dở chết dở với những liều hóa trị nhưng chỉ nhìn thấy con là cô có được sức mạnh để vượt qua. Giờ đứa bé đã 3 tuổi, cũng là 3 năm cô vẫn điều trị và theo dõi ung thư. Chính cô giờ là tấm gương cho những bà mẹ cũng trong hoàn cảnh như cô năm nào đang điều trị tại khoa Ung thư Bệnh viện Từ Dũ. Đó là “nhân quả”.

Mỗi chúng ta sinh ra đều có riêng một “bản ngã” nhưng “nhân quả” sẽ chi phối cuộc đời của chúng ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Hãy ráng sống thật tốt. Đó là “nhân quả”.

- Tuệ -
c

32 tướng tốt và cách để sửa tướng

32 tướng tốt và cách để sửa tướng

Theo môn tướng số, câu nói "Tướng do tâm sanh, tướng do tâm diệt" ảnh hưởng nhiều đến cuộc đời mỗi con người. Việc xem tướng chính là xem tâm vì người tốt thì có tướng tốt, kẻ xấu thì tướng bạc nhược.

Chúng ta đều biết rằng cơ thể cấu tạo từ những chất rất nhỏ gọi là tế bào. Các tế bào này được tạo nên từ tế bào khi mới sơ sinh với bộ gen di truyền từ cha mẹ. Vì sự trao đổi chất là rất cần thiết cho cơ thể nên các tế bào luôn luôn thay đổi không ngừng, ngoại trừ một số tế bào quan trọng không thể sinh ra.

Khi mới sinh ra thì trẻ em chưa bị nhiễm tính xấu của xã hội "Nhân chi sơ, tính bổn thiện" rồi tùy duyên mà đứa trẻ ấy trở thành người tốt hay người xấu. Sở dĩ như vậy vì trên cơ thể có một số thứ không thể thay đổi được mà ta phải chấp nhận chúng cả đời như vân tay, chỉ tay, trán....

Đó là các nét chính khái quát về cuộc đời của mỗi người. Nếu người sinh ra trong môi trường toàn người tốt thì chắc chắn họ cũng sẽ có phần thiện tâm trong người, thậm chí, họ hay làm việc tốt đó một cách không suy nghĩ hơn thiệt.

Hoặc có người thì lấy từ bi bác ái làm trọng, gặp người hiền lành thì ta cũng tự nhiên kính phục và sẽ cảm nhận rõ được thần khí mà họ phát ra. Đến như cây cỏ cũng còn có thần khí. Ông bà ta cũng thường nói "Nuôi cá dưỡng tâm, Nuôi chim dường trí, Nuôi cây dưỡng thần". 3 thứ đó là rất quan trọng với con người.
John F. Kennedy là người có tướng tốt, ông có cặp mắt tam bạch
Dưới đây là 32 tướng tốt của bậc đại nhân, một con người chỉ cần có đến 1 tướng thôi thì cũng có thể nói là quý cách, vinh hiển.

Lòng bàn chân bằng phẳng
Bàn chân có bánh xe ngàn cánh
Ngón tay thon dài
Gót chân rộng
Ngón tay ngón chân cong lại
Tay chân mềm mại
Sống chân cong lên
Thân người như con sơn dương
Tay dài quá gối
Nam căn ẩn kín
Thân thể mạnh mẽ
Thân toả màu vàng ròng, lông tóc xanh biếc
Lông tóc hình xoáy
Thân thể vàng rực
Thân phát ánh sáng
Da mềm
Tay vai và đầu tròn
Hai nách đầy đặn
Thân người như sư tử
Thân thẳng
Vai mạnh mẽ
Có bốn mươi răng
Răng đều đặn
Răng trắng
Hàm như sư tử
Nước miếng có chất thơm ngon
Lưỡi rộng
Giọng nói như Phạm thiên
Mắt xanh trong
Lông mi như bị rừng
Lông xoáy giữa hai chân mày (bạch hào)
Chóp nổi cao trên đỉnh đầu

Về sự nghiệp, danh vọng, tiền tài khi có những tướng ấy đã được nêu rõ trong các sách xem tướng từ cơ bản đến nâng cao. Tuy có sự cao thấp nhưng tất cả vẫn phải lấy chủ thể là (Tâm) làm gốc để luận xét về Nhân (tức người). Một người nếu làm việc phước đức lớn thì tướng có thể sửa ngay tức khắc chứ nói gì người có tâm từ bi. Lật từng trang của tất cả quyển sách xem tướng thì đều coi trọng người có tâm biết hối lỗi, sửa sai. Họ tuy là trước kia xấu nhưng biết hối lỗi nên là người cũng có bản tính nhân hậu, từ thiện nên cũng có thể phú quý lớn được. Những lợi ích, ứng nghiệm khi sửa tâm thì quá rõ ràng, chính xác nên hiếm có chuyện được đưa lên để mọi người cùng tham khảo.

- Tuệ -

trăng tỏ

Trăng tỏ.

Trên trời có chị Hằng Nga.
Có chút nhan sắc thế là bị yêu
Ai bảo chị cứ mỹ miều?
Bạn cùng mây gió ra chiều: Lẳng lơ.
Lam nham cả bầu trời thơ.
Bút văn trường trận , Đâu ngờ tiểu nhân.
Trăng thu không tính trăng xuân?
Đương nhiên : Á hậu , đằng vân về giời.
Đêm xuân in bóng giữa trời
Bao thi nhân? gục ngã rồi... Vẫn yêu.

- Tuệ ST -

gai cột sống

CHỮA BỆNH GAI CỘT SỐNG (Ad Tuệ)
(Up lại cho các bạn chưa được đọc có thể xem & tự chữa bệnh)
Tôi có một ông bạn già bị bệnh gai cột sống, đau đớn lắm. bác sĩ lắc đầu không chữa được nữa, ông coi như vô phương khỏi bệnh. Tình cờ một hôm ông nói chuyện này với một người bạn ở VN. Ông bạn này bèn chỉ cho một liều thuốc gia truyền, xưa nay ai uống cũng khỏi. Ông bạn đã làm theo đúng lời chỉ dẫn, và chỉ uống có hai tuần lễ là hoàn toàn hết bệnh. Bác sĩ Mỹ coi lại cột sống và đã công nhận đây là một phép lạ. Tôi xin chép ra đây toa thuốc thần dược này, những ai đã tuyệt vọng về thuốc tây, hãy thử uống xem, có mất mát gì đâu, vì nó chỉ là một ly nước giải khát.
Bạn hãy tới hiệu bán thuốc bắc, hỏi mua HẠT ĐƯỜI ƯƠI (đó là cái hạt các xe bán nước đá ở Saigon năm xưa ưa bán chung với hạt é và nước đá)
Về nhà lựa ra những trái mầu còn mẩy và vàng vàng, giống như mầu hạt giẻ, và chỉ dùng những hạt này mà thôi , nhớ bỏ đi những hạt đã có mầu xỉn, màu đen.
Mỗi ngày dùng chừng 20 hạt.
Đun nước sôi, để nguội dần, khi nước còn nóng âm ấm thì bỏ 20 hạt này vào ngâm. Ngâm chừng 2 giờ.
Sau 2 giờ ngâm, lấy ra bóc bỏ, bỏ hạt, bỏ những gân sơ, chỉ lấy thịt của trái này, giống như cùi trái nhãn.
Bỏ những cùi này vào ly, pha chút đường, uống làm 3 lần trong một ngày, vừa uống nước vừa ăn cùi
Bạn tôi đã uống như vậy trong 2 tuần lễ là hết bệnh gai xương sống hoàn toàn.
Bạn mua chừng 10 đô la, tại các hiệu bán thuốc bắc, cứ hỏi ‘hạt đươi ươi’. Tôi không biết tên tiếng Tàu là gì, ở Saigon xưa vẫn gọi là ‘hạt đười ươi’.
Phương pháp thứ 2: https://www.facebook.com/thegioihuyenbi/photos/a.730164746999062.1073741828.729029277112609/826931890655680/?l=11be5edfb4
(Hãy tham gia page https://www.facebook.com/thegioihuyenbi, ấn nút THÍCH để có thể cập nhất các bài thuốc hay cho mình nhé các bạn).
Nguồn: (Thầy ATOANMT: Một cao nhân về Phong Thủy - Mật Tông - Độn Giáp, kiếm thầy thuốc nam và là bác sỹ tại 1 bệnh viện ở Mỹ)
P/S: Hãy chia sẻ để mọi người cùng đọc và tự chữa bệnh nhé các bạn bệnh chữa không khó nếu như gặp đúng thầy đúng thuốc, có thể ta không bị bệnh này, nhưng còn có rất nhiều người đang mắc phải căn bệnh như trên, hãy chia sẻ bài viết này lên dòng thời gian của bạn, vì nhỡ đâu nếu ai đó đi qua đọc được, nó có thể giúp được cho họ cũng nên, như vậy là bạn đã tạo công đức cho mình rùi đó Hãy tag bạn bè và người thân của bạn nếu như ai đó bị bệnh này nhé, chúc các bạn mau khỏe.
Nguồn bài viết được đăng tải từ ngày 4/3/2012, vì vậy tất cả các website đăng tải sau ngày này không ghi rõ nguồn tên tác giả đều là bài ăn cắp không ghi rõ nguồn, bài viết được đăng tải vợi sự cho phép từ tác giả. Các page copy chia sẻ xin vui lòng ghi rõ nguồn tên tác giả.

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Những tuyên ngôn đanh thép về tình yêu cho bạn gái

Bài học 1: Hãy nói yêu thôi, đừng nói yêu là cưới!

Với con gái, người đến trước hay người đến sau, ai cũng có thể là tình yêu đầu. Và họ luôn tìn rằng đó chính là chú rể của đời họ, là một nửa mà họ kiếm tìm. Phần lớn con gái đều có ước mơ được làm đám cưới với người mình đang yêu, dẫn đến họ đặt quá nhiều ước vọng vào người đàn ông bên cạnh. Cho đi rất nhiều, hy sinh rất nhiều, và dĩ nhiên lúc bị bỏ rơi, họ sẽ mất hết, mất sạch.

Bài học 2: Đừng bao giờ đặt chàng trai ấy lên đầu, hãy thương mình trước

Con gái luôn yêu đối phương trước rồi mới nghĩ đến mình, đây là một điều dại dột. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có một ngày, người ta hả hê nhìn bạn cầm dao tự đâm thẳng vào tim. Thật lạ, có những cô gái mù quáng đến độ năm lần bảy lượt bị phản bội nhưng vẫn nhắm mắt bao dung, bị đánh đến máu chảy xước da vẫn cam tâm để tình yêu vẫy gọi. Hãy nhớ, không ai khen thưởng một cô gái si tình.

Bài học 3: Hạnh phúc thì không có chân, nhưng chàng có chân và những cô gái xung quanh thì biết chạy

"Mình là người duy nhất mà chàng yêu, không cần phải giữ, có cho cũng chẳng ai lấy đâu". Suy nghĩ này chỉ đúng trong điều kiện bạn là người phụ nữ duy nhất còn sót lại trên thế giới sau mẹ anh ấy mà thôi. Đừng bao giờ chủ quan, hãy nâng cao cảnh giác và học cách gìn giữ tình yêu của mình. "Cũ người mới ta", dù chàng không muốn tán tỉnh ai nhưng xung quanh vẫn có rất nhiều cô muốn ve vãn người đàn ông của bạn.

Bài học 4: Nước mắt là vũ khí, nhưng khóc nhiều thì vũ khí… bị ẩm

Đừng nghĩ cứ yếu mềm khóc lóc, tỏ ra nhỏ bé đáng thương, cần được chở che thì anh chàng nào cũng thích. Dù bản chất đàn ông muốn thể hiện mình mạnh mẽ để bảo vệ người yêu nhưng sự thực là đàn ông sẽ yêu một cô gái biết giả vờ dựa dẫm hơn là một cô nàng không biết đứng. Vì vậy, cứng rắn và bản lĩnh sẽ không thừa.

Bài học 5: Cái gì là của mình, không giữ thì thành của người.

Và cuối cùng, chính thói quen giận dỗi vô cớ rồi là tuyên bố chia tay cùng suy nghĩ “yên trí đi, chàng sẽ phải van xin mình!” sẽ khiến bạn mất người yêu.
Sức chịu đựng của nam giới cũng có giới hạn. Hơn nữa, đừng bao giờ mặc định người chủ động mọi thứ, kể cả níu kéo trong một mối quan hệ luôn phải là đàn ông. Gái – trai bình đẳng, không phải là tuyên bố của con gái sao?

chúc buổi sáng tốt lành

CHÚC cho Nam Bắc gần xa
MỘT ngày vui mới, nhà nhà ấm no.
BUỔI nào cũng chẳng phải lo.
SÁNG thêm may mắn, hát hò thả ga.
TỐT tiền đến với mọi nhà.
LÀNH nhiều dữ ít, đẩy đà tươi xinh.

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Nguyên nhân khiến bạn không bao giờ giàu có


Đừng ngồi đó chờ một khoản tiền thừa kế kếch xù, hoặc chiếc vé độc đắc rơi vào tay mình. Bạn phải tiết kiệm ngay từ bây giờ và có kế hoạch chi tiêu, đầu tư nếu thực sự muốn giàu có. 
1. Tiêu xài quá mức
Nếu có sở thích vung tay quá trán, bạn không phải là người duy nhất. Theo một khảo sát, khoảng 52% người dân có xu hướng tiêu dùng phóng tay, nhiều người bị mất cân bằng chi tiêu tạm thời và 22% ăn lẹm vào các thẻ ngân hàng. Tiêu xài hết sạch tiền lương mỗi tháng không phải là cách khả thi để trở nên giàu có. Hãy bắt đầu để ý xem tiền của mình thường đi đâu, kiểm tra xem khoản nào có thể cắt bỏ, và tạo ra một ngân quỹ “thực” cho phép bạn thanh toán các hóa đơn, đầu tư khi về già và một khoản dành cho trường hợp khẩn cấp.
Rất ít người tự dưng giàu có, mà đều là sự nỗ lực kinh doanh và tiết kiệm. Ảnh: lifespan.
2. Tiết kiệm không đủ
Tiết kiệm nên là ưu tiên hàng đầu nếu bạn muốn tích lũy tài sản. Hãy bắt đầu với quỹ khẩn cấp. Một khi quỹ này đã khá đầy đặn, bạn có thể chuyển hướng một chút sang các mục tiêu khác như mua một căn nhà hay trả tiền học cao học.
3. Bạn có quá nhiều khoản nợ
Chắc chắn nợ là tiền thân của sự thành công tài chính, chẳng hạn khi bạn vay để mua bất động sản, hoặc bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên, không nên để cán cân tài chính của bạn quá mất cân bằng. Tự thanh toán được càng nhiều càng tốt.
4. Bạn không có kế hoạch
Nếu không có một bản kế hoạch chi tiết, rõ ràng, để trở nên giàu có là điều không tưởng. Bản thân điều này sẽ dễ dàng đẩy bạn tới việc chi tiêu quá tay hoặc không tiết kiệm. Và như một câu nói cổ điển “Những ai làm kế hoạch thất bại, hãy chuẩn bị để nhận lấy thất bại”. Việc lập một kế hoạch tài chính là điều buồn tẻ, nhưng bạn sẽ sớm quen được với nó.
5. Bạn không có quỹ khẩn cấp
Các chuyên gia cho biết bạn cần ít nhất 6 tháng thu nhập để dành cho khoản quỹ khẩn cấp (dùng cho tình huống khẩn cấp). Cuộc sống rất lắt léo, và việc không dự phòng an toàn có thể đẩy một cuộc sống thoải mái đến thảm họa.
6. Bạn bắt đầu tiết kiệm quá muộn
Điều khó khăn nhất trong việc tiết kiệm là thời điểm bắt đầu. Ngay cả khi đang có một khoản nợ, hoặc khi thu nhập của bạn ít ỏi, hoặc có quá nhiều chi phí phát sinh, bạn vẫn có thể tiết kiệm được gì đó, dù chỉ là một khoản nhỏ.
7. Bạn phàn nàn thay vì cam kết
“Mình sẽ chẳng kiếm đủ tiền”, “Cuộc sống sao mà đắt đỏ”, “Vô vọng thôi, mình sẽ chẳng bao giờ hết nợ”… Bạn đã bao giờ có những lời than thở kiểu như thế này, hoặc là tất cả những lời than thở ấy? Thói quen thì khó bỏ, nhưng nếu bạn càng bỏ phí nhiều thời gian để mặc mọi chuyện, chuyển biến sẽ chẳng bao giờ xuất hiện. Hãy dừng phàn nàn và đưa ra các cam kết cho bản thân. Hãy chịu trách nhiệm về những thói quen vô bổ của mình, và tập trung vào cách thay đổi nó.
8. Bạn sống cho hôm nay, quên mất ngày mai
Chẳng có gì thú vị khi nghĩ đến lúc phải nghỉ hưu và những chuyện liên quan. Tuy nhiên, cuối cùng chuyện đó sẽ xảy ra. Vấn đề là những khoản chi tiêu bốc đồng và không có kế hoạch đã khiến bạn rơi vào nợ nần. Hãy thực hiện lời khuyên sau đây: Vứt bỏ suy nghĩ “mua ngay bây giờ, tính toán sau”, thành thói quen “tiết kiệm bây giờ, giàu về sau”.
9. “Để tất cả trứng vào một rổ”
Bạn có thể may mắn khi đánh cược tất cả tiền vào một khoản đầu tư. Nhưng điều đó chỉ giống như khi bạn trúng sổ xố. Đó không phải là chiến lược hay để sống, hoặc để trở nên giàu có. Đầu tư tất cả vào một thứ đẩy bạn vào nguy cơ nguy hiểm quá lớn. Hãy đầu tư vào nhiều khoản khác nhau, với các độ rủi ro khác nhau.
10. Bạn không tự mình cố gắng giàu có
Bạn có thể là một trong số nhiều người tin rằng mọi việc cứ thuận theo tự nhiên và tiền bạc tự nhiên sẽ bay đến với bạn, vậy cần gì phải cố gắng tiết kiệm hoặc trả nợ? Có thể bạn sẽ gặp may và nhận được một công việc như mơ, hoặc được thừa kế, hoặc trúng số độc đắc… Nhưng dù là điều gì xảy cũng sẽ không thể biến bạn trở nên giàu có. Bởi cuộc sống luôn là bấp bênh. Không ai biết điều gì, chuyện gì sẽ xảy ra, vì thế, tại sao bạn không tập trung vào những gì mình có thể kiểm soát hôm nay. Hãy tự mình tiết kiệm, trong trường hợp không có ai, hoặc không có điều gì kỳ diệu xảy ra.
 
Theo Thuận An (VnExpress.net)

Cháo cá

Cháo cá


Nguyên liệu: (4 người ăn)

- 1 lon gạo tẻ ngon (150g – 200g)
- 1 muỗng canh gạo nếp
- 1,5 lít nước lọc
- 500g cá lóc hay cá chẽm cắt khoanh (vuông) tùy thích.
- 50g muối
- 3 muỗng cà phê đường
- 2 muỗng canh dầu ăn
- 200g nấm rơm tươi
- 100g nấm kim châm tươi
- 100g cải mầm
- 200g rau tần ô (cải cúc)
- Bột bắp (bột năng) vừa đủ
- Gia vị: bột nêm hương vị hải sản, tiêu xay, nước mắm ngon, ớt xay và cắt lát
- Hành lá, ngò, hành tím và tỏi phi vàng, cà rốt sợi trang trí.

Thực hiện:

Gạo, nếp vo sạch để ráo, sau đó rang gạo trong nồi cho khô và se lại, nhưng không vàng. Cho 1 lít nước và nếp vào nồi nấu sôi trong lửa lớn, vớt bọt, đậy nắp và hạ lửa, đun tiếp khoảng 1 giờ cho tới khi gạo nhừ và sánh (nếu cháo đặc quá thì thêm nước).

Cá ướp đường + muối khoảng 15 phút, sau đó vớt ra để ráo, lăn qua lớp bột bắp.

Nấm rơm và nấm kim châm cắt gốc, làm sạch, rửa, để ráo.

Khi cháo đã nhừ nêm nếm đường + muối + nước mắm + bột nêm hương vị hải sản vừa ăn.

Tiếp tục cho cá vào, đun thêm từ 2 -3 phút, vớt bọt, khi thịt cá từ màu trong chuyển sang màu đục là được.

Cuối cùng cho nấm rơm, dầu ăn vào, quấy nhẹ tay.

Khi ăn múc cháo ra tô, cho tiêu xay, ngò, tỏi và hành phi lên trên, dọn cùng dĩa nấm kim châm, cải mầm, tần ô, nước mắm ớt chấm cá. Món này ăn nóng mới ngon.

Lẩu nấm - Món ăn siêu bổ dưỡng

Lẩu nấm - Món ăn siêu bổ dưỡng

Không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, kháng ung thư và kháng virus, giải độc và bảo vệ tế bào gan, hạ đường máu và chống phóng xạ, thanh trừ các gốc tự do và chống lão hóa và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch…

Điều quan trọng đầu tiên là chọn nấm. Mỗi loại nấm lại thường xuất hiện theo mùa, có hương vị đặc trưng và công dụng khác nhau. Một số loại nấm thường được dùng làm lẩu:

Nấm Hương: có tác dụng điều tiết chuyển hóa, tăng cường năng lực miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hóa…


Nấm Rơm: là thức ăn rất tốt cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tiểu đường, ung thư và các bệnh lý mạch vành tim.


Ngân Nhĩ (mộc nhĩ trắng): có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, nâng cao năng lực tạo máu của tủy xương, cải thiện chức năng của gan và thận, thúc đẩy quá trình tổng hợp protid trong gan, làm giảm cholesterol máu, chống phù và chống phóng xạ.


Mộc Nhĩ đen: có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản. Ngoài ra, còn có tác dụng chống lão hóa, chống ung thư và phóng xạ.


Nấm Mỡ: mũ tròn, chân ngắn, màu trắng. Nấm có tác dụng làm giảm lượng đường, cholesterol trong máu và phòng chống ung thư.


Nấm Kim Châm: màu trắng, thân dài khoảng 20cm, mũ nhỏ. Nấm Kim Châm chứa nhiều vitamin, acid amin. Đặc biệt, chất lysin giúp cải thiện chiều cao, trí tuệ của trẻ em.


Nấm Bào Ngư: mũ màu xám, sẫm nâu hoặc nâu nhạt. Thịt nấm dày, màu trắng. Thực phẩm này thích hợp cho người bị rối loạn tiêu hóa, giúp phục hồi chức năng của gan.


Chế biến và sử dụng lẩu nấm

Để làm thành công món lẩu nấm, các bà nội trợ sẽ yên tâm với giá cả hợp lý bởi đây là món ăn dùng tới 80% là từ thiên nhiên. Lẩu nấm không phải là món khó làm, chỉ khó trong việc mua các loại nấm. Để có lẩu nấm ngon bổ, bạn hãy ra chợ lớn hoặc vào siêu thị, tìm mua được nấm tươi ngon, càng nhiều loại càng tốt. Các loại nấm tươi như nấm Thủy Tiên, Đùi Gà, nấm Hương Tươi, nấm Rơm, nấm Mỡ, Kim Châm, Bào Ngư hay nấm Tràm, nấm Thông thì cắt chân rễ, cạo sạch lớp bụi đất bám trên mũ và thân. Nấm khô như Mộc Nhĩ, Đông Cô thì ngâm nước, xé làm đôi.
Nước lẩu nấm cũng có thể được chế biến thêm rất cầu kỳ từ các loại thuốc bắc và thảo dược như táo đỏ, hạt kỳ tử, rễ sâm tươi cắt khúc… Chính những thành phần này đã làm cho món lẩu nấm thiên nhiên dễ tiêu hóa và có chất bổ dưỡng cao hơn hẳn so với những loại lẩu khác. Nấm sẽ ngon hơn với bát nước chấm chuyên dùng cho nấm được pha chế với hương vị đặc biệt từ 12 loại nguyên liệu: vừng, lạc, gừng, ớt, hành, mùi… Thêm lẩu nấm vào thực đơn hàng tuần chẳng những giúp gia đình bạn có bữa ăn ngon miệng mà còn đảm bảo dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe cho cả gia đình

Đậu phụ trứng xào thập cẩm

Đậu phụ trứng xào thập cẩm


Chọn những loại rau giàu vitamin, thêm trứng, nấm hương, bạn đã có một món xào ngon lạ, giàu năng lượng mà lại không quá ngấy.

Nguyên liệu
2 bìa đậu phụ, ớt chuông xanh và đỏ mỗi loại ½ quả; Nấm hương, lòng đỏ trứng gà ta, gia vị…

Cách làm

- Trứng chỉ lấy lòng đỏ đánh tan.

- Đậu phụ cắt thành những miếng vừa ăn.

- Ớt chuông cắt thành những miếng nhỏ.

- Nấm hương để nguyên cái, ngâm với nước ấm pha muối loãng và rửa sạch.

- Cho dầu vào chảo đợi nóng già, nhúng từng miếng đậu phụ qua lòng đỏ trứng, sau đó rán vàng.
- Lấy một cái chảo khác, phi hành cho thơm. Đầu tiên cho ớt vào xào, sau đó là nấm, và cuối cùng và đậu phụ đã rán vàng. Nêm gia vị, nếu thích cho thêm một thìa con nước tương món ăn sẽ có vị thơm đặc trưng.

Bún nước lèo Sóc Trăng

Bún nước lèo Sóc Trăng




Bún nước lèo Sóc Trăng là một món ăn Nam bộ đặc trưng rất ít dầu mỡ, giàu đạm, ăn kèm các loại rau nên nhiều chất xơ. Để nấu món này, nên có cây ngải bún vì đây là gia vị khử mùi tanh của mắm và làm thơm nước lèo.

NGUYÊN LIÊU (CHO 10 TÔ LỚN):

- Mắm sặc ngon: 500g
- Tép bạc đất : 500g
- Cá lóc : 700g / 1 con
- Thịt heo quay: 200g
- Ngải bún: 200g, đập dập
- Sả: 5 cây, đập dập
- Dừa xiêm: 2 trái
- Hẹ: 100g
- Giá: 200g
- Rau ghém: rau sống, bắp chuối, rau muống…
- Chanh, ớt
- Muối, đường
- Bún

CÁCH LÀM:

Mắm sặc nấu với 1 lít nước, sôi hớt bọt kỹ, lọc bỏ xương lấy nước. Cho nước mắm vào nấu chung với nước luộc tép, cá, nước dừa xiêm và thêm nước cho đủ 10 tô. Sau đó cho ngải bún, sả cây vào nấu sôi, đây là giai đoạn quan trọng phải hớt bọt thật kỹ thì nồi nước lèo mới trong. Nêm nếm lại cho vừa ăn là được.

Trình bày:

Cho bún đã trụng vào tô, xếp cá đã gỡ bỏ xương, thịt heo quay cắt miếng mỏng, tép, cho thêm hẹ cắt khúc cỡ 2cm lên trên mặt. Múc nước lèo sôi cho vào tô ăn kèm với rau ghém, chanh, ớt.

Phở cuốn

Phở cuốn

Nguyên liệu:

- 200g thịt bò hay thịt heo nạc dăm
- Sả bằm, tỏi.
- Nước mắm, hạt nêm, đường, dầu ăn.
- 500g bánh phở (chưa cắt)
- Rau xà lách, húng cây, ngò rí

Nước chấm:
100 ml tương bần, chè đậu trắng (mua khoảng 1.000đ ngoài chợ), mè rang xay nhuyễn ( hay đậu phộng) , tỏi xay, ớt .

Thực hiện:

1. Chuẩn bị:
• Thịt cắt miếng vừa ăn, ướp thịt với sả, tỏi, nước mắm, hạt nêm, đường, dầu ăn. Ướp khoảng 30 phút cho mềm và thấm gia vị.
• Bánh phở cắt miếng chữ nhật 7cm x 15cm.
• Rau xà lách, rau thơm làm sạch, để ráo nước.

2. Cuốn :
• Thịt nướng chín.
• Trải một lá bánh phở ra khay, đặt rau xà lách, húng cây, ngò rí, cho thịt vào, cuốn lại. Tất cả đều vừa phải để cuốn phở đẹp và dễ ăn.

3. Nước chấm :
• Xào tỏi thơm, cho tương bần vào, thêm chút nước sôi, nấu riu riu.
• Cho chè đậu trắng tán nhuyễn vào. Cuối cùng cho thêm mè hay đậu phộng, ớt.
• Có thể dùng nước mắm chua ngọt nếu không thích mùi vị của tương bần .

Cá chép kho riềng


Nguyên liệu

300g cá chép (Cá càng to, càng chắc thịt và ít xương); 100g thịt ba chỉ; 1 khúc riềng, gừng; 1/4 quả ớt; lá trá tươi: một bó nhỏ; Nước mắm, đường, và 1 gói Knorr gia vị hoàn chỉnh cá kho riềng 30g; 1/4 muỗng cà phê tiêu xay.

Thực hiện

- Cá chép làm rửa sạch, cắt khúc dày vừa, ướp với gói Gia vị hoàn chỉnh - Cá Kho Riềng, để khoảng 15 phút cho thấm gia vị

- lá trà tươi rửa sạch, một nửa xếp xuống đáy nồi, một nửa đem ngâm nước.

- Thịt ba chỉ xắt miếng mỏng

- Riềng rửa sạch đem xắt miếng mỏng. Ớt xắt lát mỏng

- Xếp vào nồi lần lượt một lớp trà, một lớp riềng + gừng, thịt, một lớp cá và một lớp riềng trên cùng, chế nước cho xăm xắp cá.

- Lấy chừng 2 muỗng đường lớn vào một chảo nhỏ, cứ thế đảo đến khi đường chảy chuyển sang màu cánh gián rồi dội lên bề mặt cá.

- Cho nước mắm vào chén (chừng nửa chén) + bột nêm + 1/2 muỗng đường rồi khuấy đều cho tan và dội lên bề mặt cá.

- Bắc nồi lên bếp, đun lửa lớn cho sôi, chừng 5 phút cho cá ngấm mắm, muối sau đó vặn nhỏ lửa kho thêm khoảng 45 phút cho đến khi cá chín và thấm gia vị. Trong khi đun nghiêng nồi cho nước mắm ngấm đều cá, đun liu riu cho đến khi cạn nước, cá có màu cánh gián là được.

- Cho cá ra đĩa, trang trí với ớt và tiêu xay. Dùng nóng với cơm.

Lưu ý: Trong cả quá trình đun không đảo cá và để cá nguội thì mới gắp ra để tránh miếng cá bị vỡ vụn.

Hướng dẫn nhanh

Dùng nước trà xanh kho cá để vừa khử mùi tanh của cá vừa tạo hương thơm cho món cá kho ngon hơn.
Hạ nhỏ lửa để kho cá liu riu, trong khi kho không đảo cá để cá không bị vỡ.




Bò nướng lá tía tô

Bò nướng lá tía tô



"Bò nướng lá tía tô" là món ăn chơi luôn có mùi vị rất hấp dẫn. Việc thực hiện lại rất dễ dàng. Nhưng làm sao cho ngon đây?
Nguyên liệu

300g thịt bò xay; 4 nhánh lá tía tô; 1/2 củ hành tây; 1/2 thìa súp sả bằm; 1/2 thìa súp tỏi bằm; 5 nhánh hành lá; 3 thìa súp đậu phộng
8 cái que xiên; 1,5 thìa cà phê hạt nêm; 1/2 thìa cà phê đường; 1/2 thìa cà phê tiêu xay; 1/4 thìa cà phê ngũ vị hương; 3 thìa súp dầu ăn; Nước mắm chua ngọt hoặc mắm nêm; Rau sống, bánh tráng ăn kèm.

Thực hiện

- Trộn đều thịt bò với sả bằm, tỏi bằm, hạt nêm, đường, tiêu xay, ngũ vị hương và 1 thìa súp dầu ăn.

- Cho thịt bò vào lá tía tô, cuốn chặt tay, dùng que xiên, xiên đều.

- Nướng chín bò cuộn trên lửa than.

- Hành lá cắt nhuyễn, cho vào chén sành. Nấu sôi dầu, trút vào chén hành để làm mỡ hành.

- Đậu phộng rang vàng, giã giập. Rau sống nhặt rửa sạch, vẩy ráo.
- Sắp bò nướng lá tía tô vào đĩa, chế mỡ hành, rắc đậu phộng lên, cuốn bánh tráng, rau sống. Thêm bún nếu thích. Chấm nước mắm chua ngọt hoặc mắm nêm.

Mách nhỏ:

- Cho thịt bò vào lá tía tô, cuốn chặt tay, dùng que xiên, xiên đều.

- Nướng chín bò cuộn trên lửa than sẽ ngon hơn.

Dầu cháo quẩy

Dầu cháo quẩy

Phương thức và cách làm:
- 5 cups bột seft rising ( mua ở chợ Mỹ,  hiệu Gold Medal)
- 3 cups nước ấm.
Quậy chung bột với nước ấm trong một chậu, phủ kín bằng tấm plastic. Sau 6 tiếng, lấy bột ra cán mỏng, dầy khỏang 1/2 cm, cắt chiều ngang 2 ngón tay, dài 1 gang tay. Lấy 2 miếng bột đã cắt chồng lên nhau, dùng sống dao ấn một đường dài tren 2 cục bột. Bỏ bột đã cắt vào chảo dầu nóng chiên cho vàng, nếu nhiều thi bỏ bánh đã chiên vào túi nylon, để vào freezer ăn dần.
Mỗi lần làm như vậy thì được đầy khay, vùa rẻ vừa ngon.

Thanh Hà

Cà tím cuốn sốt mayonnaise

Cà tím cuốn sốt mayonnaise


Nguyên liệu:
-  3 trái cà tím
- 8 muỗng canh dầu ăn (125ml)
- 2 muỗng canh sốt mayonnaise
- 3 củ tỏi, bóc vỏ, xay nhuyễn, xào thơm
- 100g hạt điều rang, giã dập (có thể thay bằng đậu phộng)
- ½ chén ngò rí cắt nhỏ.
Thực hiện:
Cà tím rửa sạch, dùng một con dao sắc cắt cà tím thành những lát mỏng theo chiều từ cuống xuống (trung bình một quả cắt khoảng 8 lát).


Ngâm cà trong chậu nước lạnh có pha 2 muỗng canh muối và ít viên đá lạnh, để cà không bị thâm và mất đi hương vị chát. Ngâm khoảng 30 phút thì vớt cà lên rổ chờ ráo.


Đặt chảo trên bếp, cho dầu ăn vào, đợi dầu nóng cho từng lát cà vào chiên, khi nào cà có màu vàng nâu là được. Bạn cũng có thể cho cà vào trong lò nướng với một chút dầu ăn, nhớ lật trở để hai mặt vàng đều.
Trải miếng cà tím trên một mặt phẳng, dùng muỗng múc sốt mayonnaise (nhiều hay ít tùy thích) phết đều lên miếng cà, sau đó rắc tỏi đã xào thơm, hạt điều (đậu phộng), ngò rí… rồi dùng tay cuốn lại thành những vòng tròn đều nhau, xếp vào đĩa.

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

cho phép 80km/g chạy 30km/g

 
Luật vn chỉ tổ làm tốn tiền của dân thôi. Làn đường thì vạch đứt nhưng 60km thì ko biết bao nhiêu cái biển cấm vượt, đa vậy tốc độ chạy là 80km/H nhưng thưc tế ko đi dc 30km/h vì bò sau xe tẢi

SWOT


Ma trận SWOT - Nguồn gốc và ý nghĩa!

Thứ ba, 11/02/2014
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ...

I. Nguồn gốc mô hình phân tích SWOT

Mô hình phân tích SWOT là kết quả của một cuộc khảo sát trên 500 công ty có doanh thu cao nhất do tạp chí Fortune bình chọn và được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Standford trong thập niên 60-70, nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Nhóm nghiên cứu gồm có Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert Stewart và Birger Lie.

Việc Du Pont lập kế hoạch kinh doanh dài hạn vào năm 1949 đã khơi mào cho một phong trào “tạo dựng kế hoạch” tại các công ty. Cho tới năm 1960, toàn bộ 500 công ty được tạp chí Fortune bình chọn đều có “Giám đốc kế hoạch” và các “Hiệp hội các nhà xây dựng kế hoạch dài hạn cho doanh nghiệp”, hoạt động ở cả Anh quốc và Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, tất cả các công ty trên đều thừa nhận rằng các kế hoạch dài hạn này không xứng đáng để đầu tư công sức bởi không có tính khả thi, chưa kể đây là một khoản đầu tư tốn kém và có phần phù phiếm.

Trên thực tế, các doanh nghiệp đang thiếu một mắt xích quan trọng: làm thế nào để ban lãnh đạo nhất trí và cam kết thực hiện một tập hợp các chương trình hành động mang tính toàn diện mà không lệ thuộc vào tầm cỡ doanh nghiệp hay tài năng của các chuyên gia thiết lập kế hoạch dài hạn.

Để tạo ra mắt xích này, năm 1960, Robert F. Stewart thuộc Viện Nghiên cứu Standford, Menlo Park, California, đã tổ chức một nhóm nghiên cứu với mục đích tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp nhằm tìm ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định, điều mà ngay nay chúng ta gọi là “thay đổi cung cách quản lý”.

Công trình nghiên cứu kéo dài 9 năm, từ 1960 đến 1969 với hơn 5000 nhân viên làm việc cật lực để hoàn thành bản thu thập ý kiến gồm 250 nội dung thực hiện trên 1100 công ty, tổ chức. Và sau cùng, nhóm nghiên cứu đã tìm ra 7 vấn đề chính trong việc tổ chức, điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Tiến sĩ Otis Benepe đã xác định ra “Chuỗi lôgíc”, hạt nhân của hệ thống như sau:

1. Values (Giá trị)
2. Appraise (Đánh giá)
3. Motivation (Động cơ)
4. Search (Tìm kiếm)
5. Select (Lựa chọn)
6. Programme (Lập chương trình)
7. Act (Hành động)
8. Monitor and repeat steps 1 2 and 3 (Giám sát và lặp lại các bước 1, 2 và 3).

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, không thể thay đổi giá trị của nhóm làm việc hay đặt ra mục tiêu cho nhóm làm việc, vì vậy nên bắt đầu bước thứ nhất bằng cách yêu cầu đánh giá ưu điểm và nhược điểm của công ty. Nhà kinh doanh nên bắt đầu hệ thống này bằng cách tự đặt câu hỏi về những điều “tốt” và “xấu” cho hiện tại và tương lai. Những điều “tốt” ở hiện tại là “Những điều hài lòng” (Satisfactory), và những điều “tốt” trong tương lai được gọi là “Cơ hội” (Opportunity); những điều “xấu” ở hiện tại là “Sai lầm” (Fault) và những điều “xấu” trong tương lai là “Nguy cơ” (Threat). Công việc này được gọi là phân tích SOFT.

Khi trình bày với Urick và Orr tại Hội thảo về Lập kế hoạch dài hạn tại Dolder Grand, Zurich, Thụy Sĩ năm 1964, nhóm nghiên cứu quyết định đổi chữ F thành chữ W và từ đó SOFT đã chính thức được đổi thành SWOT.

Sau đó, SWOT được Urick và Orr quảng bá tại Anh quốc như một dạng bài tập cho tất cả mọi người. Những điều cần phải làm trong khi lập kế hoạch chỉ là phân loại các vấn đề theo một số danh mục được yêu cầu.

Bước thứ hai được điều chỉnh thành “Nhóm sẽ làm gì?” với từng phần trong danh mục. Quá trình lập kế hoạch này sau đó được thiết kế thông qua phương pháp “Thử và sai” mà kết quả là một quá trình gồm 17 bước, bằt đầu bằng SOFT/SWOT với mỗi mục ghi riêng vào từng trang.

Phiên bản đầu tiên được thử nghiệm và xuất bản năm 1966 dựa trên hoạt động của công ty Erie Technological Corp. ở Erie Pa. Năm 1970, phiên bản này được chuyển tới Anh dưới sự tài trợ của công ty W.H.Smith & Sons PLC và được hoàn thiện năm 1973. Phương pháp phân tích này cũng đã được sử dụng khi sáp nhập các cơ sở xay xát và nướng bánh của CWS vào J.W.Frenhch Ltd.

Kể từ đó, quá trình này đã được sử dụng thành công rất nhiều lần ở nhiều doanh nghiệp và tổ chức thuộc các lĩnh vực khác nhau. Và tới năm 2004, hệ thống này đã được phát triển đầy đủ, đã chứng minh được khả năng giải quyết hàng loạt các vấn đề hiện nay trong việc xác lập và nhất trí các mục tiêu mang tính thực tiễn hàng năm của doanh nghiệp mà không cần dựa vào các cố vấn bên ngoài.

II. Vai trò và ý nghĩa của SWOT

Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Các mẫu SWOT cho phép kích thích suy nghĩ hơn là dựa trên các phản ứng theo thói quen hoặc theo bản năng. Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats. Lưu ý rằng cần xác định rõ ràng chủ đề phân tích bởi SWOT đánh giá triển vọng của một vấn đề hay một chủ thể nào đó, chẳng hạn một:

- Công ty (vị thế trên thị trường, độ tin cậy...),
- Sản phẩm hay nhãn hiệu,
- Đề xuất hay ý tưởng kinh doanh,
- Phương pháp
- Lựa chọn chiến lược (thâm nhập thị trường mới hay đưa ra một sản phẩm mới...),
- Cơ hội sát nhập hay mua lại,
- Đối tác tiềm năng,
- Khả năng thay đổi nhà cung cấp,
- Thuê ngoài hay gia công (outsourcing) một dịch vụ, một hoạt động hay một nguồn lực,
- Cơ hội đầu tư.

Hơn nữa, SWOT có thể được áp dụng phân tích tình hình của đối thủ cạnh tranh.

Chủ đề phân tích SWOT cân được mô tả chính xác để những người khác có thể thực hiện tốt quá trình phân tích và hiểu được, hiểu đúng các đánh giá và ẩn ý của kết quả phân tích.

Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản: (1) SO (Strengths - Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường. (2) WO (Weaks - Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường. (3) ST (Strengths - Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường. (4) WT (Weaks - Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.

Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một công ty, người ta thường tự đặt các câu hỏi sau:

- Strengths: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác. Cần thực tế chứ không khiêm tốn. Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm chất lượng cao thì một quy trìh sản xuất với chất lượng như vậy không phải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để tồn tại trên thị trường.

- Weaknesses: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi nhất? Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.

- Opportunities: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vự hoạt động cuat công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay cấu trúc thời trang..., từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không. Cũng có thể làm ngược lại, rà soát các yếu điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ được chúng.

- Threats: Những trở ngại đang phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe doạ công ty? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng.

Mô hình phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của công ty thông qua việc phân tích tinh hình bên trong (Strengths và Weaknesses) và bên ngoài (Opportunities và Threats) công ty. SWOT thực hiện lọc thông tin theo một trật tự dễ hiểu và dễ xử lý hơn.

Các yếu tố bên trong cần phân tích có thể là:

- Văn hóa công ty.
- Hình ảnh công ty.
- Cơ cấu tổ chức.
- Nhân lực chủ chốt.
- Khả năng sử dụng các nguồn lực.
- Kinh nghiệm đã có.
- Hiệu quả hoạt động.
- Năng lực hoạt động.
- Danh tiếng thương hiệu.
- Thị phần.
- Nguồn tài chính.
- Hợp đồng chính yếu.
- Bản quyền và bí mật thương mại.

Các yếu tố bên ngoài cần phân tích có thể là:

- Khách hàng.
- Đối thủ cạnh tranh.
- Xu hướng thị trường.
- Nhà cung cấp.
- Đối tác.
- Thay đổi xã hội.
- Công nghệ mới.
- Môi truờng kinh tế.
- Môi trường chính trị và pháp luật.

Chất lượng phân tích của mô hình SWOT phụ thuộc vào chất lượng thông tin thu thập được. Thông tin cần tránh cái nhìn chủ quan từ một phía, nên tìm kiếm thông tin từ mọi phía: ban giám đốc, khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, đối tác chiến lược, tư vấn... SWOT cũng có phần hạn chế khi sắp xếp các thông tin với xu hướng giản lược. Điều này làm cho nhiều thông tin có thể bị gò ép vào vị trí không phù hợp với bản chất vấn đề. Nhiều đề mục có thể bị trung hòa hoặc nhầm lẫn giữa hai thái cực S-W và O-T do quan điểm của nhà phân tích

Thư tình tuổi 90,



Anh ngồi bấu tay vào thành giường nhìn ra ngoài trời. Hình như mưa. Mắt anh mấy ngày nay thấy nắng loà nhoà lại tưởng mưa, thấy mưa thì nhìn như đang nắng xuống. Thằng chắt nội nói, mắt cụ nhìn không rõ nữa, cụ đi đâu để cháu dắt. Nó nói thật em nhỉ, nhưng mình cần gì nó dắt, ví thử có em đến ngoài ngõ kia, anh nhìn thấy rõ mồn một. 

Anh vẫn khoẻ. Mỗi ngày các cháu nó cho ăn năm bữa, mỗi bữa một bát cháo đã nát nhừ. Anh chỉ dám viết thư cho em mà không dám gọi điện vì tiếng của anh nói em chỉ có thể nghe như tiếng rừng phi lao xào xạc.

 Sáng nào anh cũng đi thể dục, đi từ mép giường ra tới bậc cửa sổ, vị chi là bốn bước. Bốn bước mà đi mất hai giờ, mồ hôi đổ vã ra, sảng khoái ghê!

 Nay con cháu đông rồi, anh không phải đánh máy như ngày xửa ngày xưa nữa, các cháu giúp ông. Nhưng khi viết thư cho em, anh phải tự đánh máy lấy. Thư này anh viết từ mùa hè, giữa hè, đến đúng mùa đông thì xong, mỗi ngày anh viết quần quật được hai dòng. Ngày nào viết đến ba dòng thì phải truyền một lọ đạm. 

  Nhớ cách đây chừng 50 năm em nhỉ, chúng mình chạy ào ào trên bãi biển. Em thì lúc nào cũng hét lên: Thích quá cơ! Còn anh thì chạy theo sau nhìn em, thấy đôi chân em trắng loáng trong ánh chiều hoàng hôn ở bãi biển mà nhớ mãi. Giờ vẫn nhớ đấy. Hôm rồi, nhớ em quá bảo đứa cháu nó đưa ra biển. Định nhấc chân bước, định hổn hển nhắc lại lời em nói, thích quá cơ, nhưng suýt nữa người anh đổ chúi xuống vì gió biển thổi. 

  Nhận được tin em đã hết ốm, đã ăn được mỗi bữa năm thìa cháo bột mà mừng quá. Ăn năm thìa là tốt rồi, ăn nhiều quá không nên em ạ. Anh khoẻ thế này mà chỉ ăn bốn thìa thôi là thấy no căng. Nhớ ngày xửa ngày xưa vẫn thích ăn cơm nguội với nước cá kho. Vừa rồi, tự dưng thèm cơm nguội cá kho, ăn một chút thôi mà miệng anh như ăn phải đá hộc, đau tê tái. 

  Anh nhắc nhé, nếu ngoài trời có gió là em không được ra ngoài. Hôm qua, mấy đứa cháu bảo ông ơi, ra sân hóng mát, gió nồm mát lắm ông ạ. Theo chân nó vừa ra tới sân, ngọn gió nồm suýt thổi anh bay lên nóc nhà, may có hai thằng cháu giữ chặt. 

  Sắp tới ngày sinh nhật em nhỉ? Thế là em đã tròn tuổi 80. Hôm đó anh sẽ cố gắng điện thoại. Nhưng anh nói trước, nếu em nghe tiếng xào xào tức là anh nói rằng em đấy hả. Khi nghe tiếng thùm thùm tức là anh đang chúc em sinh nhật vui vẻ. Đến khi nghe tiếng phù phù nhiều lần là anh đang hôn em. 

 Nhớ hồi ấy, anh đưa hai tay lên nhấc bổng em quay mấy vòng giữa trời, em cười rất to. Giờ anh nhìn lại đôi tay mình, hình như tay ai, nhìn rất tội. Hôm qua anh cố nhấc con búp bê bé tý lên cao mà nghe tiếng xương cốt kêu răng rắc, sợ quá nên thôi. 

Em ngủ ngon không ? Anh chợp mắt từ chập tối. đến khoảng 9 giờ là dậy, ngồi, nhìn ra trời đêm. Mấy đứa cháu nói ông ngủ ít quá. Anh bảo, thì đến khi ông ra đi, xuống đất, ông ngủ cả ngày lo gì. 

 Thỉnh thoảng, anh vẫn mở máy tính, xem lại mấy bài viết trên blog hồi ấy, thấy rất vui. Chắc giờ mấy ông, mấy bà blogger cũng không còn mấy ai nữa, lâu chẳng thấy ai vào blog nữa. Lũ cháu hỏi, ông ơi, blog là gì. Chúng nó bây giờ chẳng có blog. Ngồi bô đi ị mà vẫn có màn hình máy tính ở miệng bô, thích thật. Thời buổi giờ hiện đại quá, mình chẳng biết gì. Nhà anh, có cái máy giặt, con cháu nó đi làm, điều khiển từ xa, điều khiển cả rôbốt. Anh ngồi, rôbốt nó đến, nó cởi áo anh ra, nó gội đầu cho anh, tắm táp, rồi còn mang áo quần đi giặt. Lũ trẻ bây giờ yêu nhau cũng nhờ rôbốt làm hộ. Máy chữ không cần đánh, muốn viết gì, chỉ cần đọc là máy tính tự gõ chữ. Nhưng tiếng anh phì phèo quá nên máy chữ nó đánh sai hết cả. Ai đời anhviết, em ơi, anh nhớ em lắm nhưng vì miệng anh móm mém phì phò nên máy nó nghe không rõ, nó đánh thành: Phem phơi, phanh phớ phem phắm. Thế mới bực! 

 Anh không muốn gọi em là bà. Cứ gọi nhau bằng anh, bằng em thế nghe ngọt ngào. Hai ngày nữa anh tròn 90 tuổi. Anh đợi thư em. Mà nếu không gửi được thư thì bảo rôbốt nó mang thư đến cho anh em nhé. 

Anh dừng bút. 

PS - Thằng chắt nội đang mang chén cháo bột đến để cho anh ăn. Chúc em ngủ ngon nhé. Nhớ đừng ra gió! 
Êu em !!!!!