Sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào
Cho mãi đến năm 1960, người ta còn nghĩ rằng hiện tượng lão hóa và sự chết đã bắt đầu bám theo sự xuất hiện của các sinh vật đa bào (pluricellulaire, multicellulaire), chẳng hạn như các loài thực vật và động vật trong đó có cả loài người từ hơn một tỉ năm.
Để lưu truyền nòi giống các tế bào sinh dục (tinh trùng và noãn) đã phối hợp lại với nhau để tạo ra một sinh vật mới.
Còn đối với các sinh vật đơn bào (unicellulaire) như vi khuẩn và các loài men hoặc nấm vi sinh, chúng chỉ có một tế bào duy nhất nên cách sinh sản của chúng là phân cắt làm đôi thành hai tế bào y như nhau và sau đó thì mỗi tế bào này phân cắt tiếp thành hai tế bào khác, vân vân và vân vân...
Qua sự kiện nầy, theo lý thuyết có nghĩa là chúng không bao giờ già và chết đi được.
Thực tế gần đây, khoa học đã cho biết là sinh vật đơn bào vẫn bị chi phối và program bởi hiện tượng già và chết đi như tất các loại sinh vật đa bào. Bằng chứng là một vài loại vi khuẩn và nấm có nguồn gốc từ 3 - 4 tỉ năm về trước, đều phải kinh qua giai đoạn lão hóa cũng như tất cả mọi sinh vật khác.
Một tế bào nấm hay là tế bào mẹ chỉ sinh sản ra lối 20 thế hệ tế bào con (cellules filles) sau đó thì trở nên triệt sản (stérile) và chết đi. Cái vẻ vĩnh cửu của một khối men (levure) không phải là hình ảnh của một khối tế bào mãi mãi trẻ trung nhưng là sự kết tụ tiếp nối theo mãi mãi của hằng hằng sa số tế bào phù du.
Lý do tế bào mẹ phải chết đã bắt nguồn từ việc tích tụ dần dần các thành phần sát thủ, là phân tử có hại cho tế bào... Khi phân cắt ra tế bào con, tế bào mẹ vẫn giữ lại cho mình những sát thủ nên phải gánh chịu hậu quả theo thời gian. Ngược lại, tế bào con thì bắt đầu bằng một gia sản mới và trọn vẹn, không một vẩn đục trong cuộc sống.
Sự bất tương đồng giữa thế hệ mẹ có thể xem như là một cơ chế thiết yếu của sự tiến hóa để làm xuất hiện và lưu truyền một hiện tượng bí hiểm đó là sự trẻ trung hóa. Mỗi một tế bào con khi sinh ra đều thụ hưởng, như tổ tiên chúng cách đây trên một tỉ năm, một tiềm năng để được trẻ trung và có thể sinh sản.
Qua hiện tượng lão hóa của tế bào để rồi sau đó chúng chết đi, chúng ta tự hỏi phải chăng đây là một sự nhiệm mầu của tạo hóa, một tế bào khi chết đi sẽ tạo điều kiện cho một tế bào khác xuất hiện ra...Trong cái sống đã hiện hữu cái chết và ngược lại.
Thời gian già có giống nhau ở tất cả mọi chủng loại hay không?
Giai đoạn già rất thay đổi tùy theo từng chủng loại. Ngày nay khoa học cho biết con người có thể tăng thêm tuổi thọ không phải bằng cách kéo dài tuổi già ra nhưng thật sự là bằng cách kéo giai đoạn trẻ trung...dài thêm ra.
Tuổi thọ tăng nhiều tại các quốc gia kỹ nghệ
Từ 150 năm nay, tuổi thọ không ngừng tăng thêm lên mãi trong cộng đồng nhân loại trên thế giới.
Tuổi thọ trung bình là:
Năm 1850: 40 tuổi
Năm 1950: 65 tuổi
Ngày nay: 75-80 tuổi
Từ 50 năm qua, tuổi thọ không ngừng gia tăng là nhờ vào sự giảm tử suất ở trẻ sơ sanh cũng như ở người truởng thành.
Tại Nhật bản ngày nay, một người phụ nữ ở lứa tuổi 65 có xác xuất để bà ta sống qua khỏi tuổi 80, là 50 lần nhiều hơn năm 1950.
25 năm trước đây, có 1000 cụ Nhật bản thọ trên 100 tuổi và ngày nay số này đã tăng lên 2800 người.
Tại Pháp, 35 năm về trước, có 1000 cụ ông, cụ bà sống trên 100 tuổi và ngày nay số này nhảy vọt lên 1500 người.
Vậy, tuổi thọ có giới hạn không? Câu trả lời là có, nhưng không ai có thể xác định chính xác được đến mức nào thì tuổi thọ phải dừng lại...
Các tiến bộ về khoa học, về y khoa, phòng bệnh, dinh dưỡng, môi sinh, về nếp sống mà chúng ta đang thụ hưởng hiện nay đã dự phần đáng kể trong việc làm gia tăng tuổi thọ trong tương lai.
Tăng tuổi thọ là một chuyện, nhưng phải là tuổi thọ trong sức khỏe mới là chánh yếu
Ngày nay, tổng số cụ ông và cụ bà thọ trên 100 tuổi cũng nhiều hơn ngày xưa gấp bội, và đặc biệt hơn nữa là số người sống trên 100 tuổi trong điều kiện "sức khỏe bình thường" của tuổi tác cao cũng rất nhiều.
Các dấu hiệu bên ngoài của lão hóa đã thay đổi một cách kín đáo, đến độ mà chúng ta không còn ý thức đến nó nữa. Hình một cụ ông 65 tuổi chụp cách đây 60 năm, có vẻ già hơn một cụ ông cùng lứa tuổi ngày nay.
Thật vậy, càng ngày các dấu hiệu của sự già nua càng bị đẩy lùi ra xa. Cùng với tuổi già, bệnh tật cùng bắt đầu xuất hiện ra mà đặc biệt nhất và nguy hiểm nhất là khoảng từ 60 đến trên 80 tuổi. Đó là bệnh ung thư, bệnh tim mạch, và các bệnh lý về sự thoái hóa của hệ thần kinh (neurodégénérative).
Từ 90 tuổi trở đi, xác suất chết sẽ giảm thiểu đi so với giai đoạn trước đó.
Người ta thường không chết cùng một nguyên nhân ở tuổi 70 và ở tuổi 100.
Trong giai đoạn từ 90 tuổi trở lên, các cụ chết vì cơ thể yếu đi, lực cơ giảm nhiều khiến dễ bị té ngã chấn thương, bắt buộc phải nằm liệt giường, không thể ăn uống được như xưa và bị mất sức. Hệ miễn dịch bị suy giảm đi rất nhiều nên dễ bị bệnh, để cuối cùng...thì quy tiên mà chúng ta thường gán cho các cụ chết vì bệnh già.
Có thể nào rút ngắn lại giai đoạn nguy hiểm của tuổi 60-80 hay không?
Các nhà khoa học hy vọng có thể làm giảm bớt sự xuất hiện của bệnh tật bằng các biện pháp phòng ngừa. Thí nghiệm ở thú cho biết, mỗi khi tuổi thọ của con vật tăng lên 30%, thì không những hiện tượng lão hóa được làm chậm lại mà các bệnh liên hệ đến tuổi già cũng ít xuất hiện ra hơn.
Vật thí nghiệm tuy già nhưng sinh hoạt như những vật còn trẻ tuổi.
Ngoài các loại thuốc men ra, một số phương pháp khác cũng có thể được đem sử dụng. Chẳng hạn như việc giúp chuột vận động thường xuyên, bằng cách cho nó chạy trong bánh xe đặt trong lồng, sẽ giúp nó cải thiện trí nhớ và làm chậm sự xuất hiện của các bệnh liên hệ đến tuổi già.
Ảnh hưởng của di thể (gène) và ảnh hưởng của môi trường
Thí nghiệm ở các cặp song sinh thật (vrais jumeaux) cho thấy, môi trường sống ảnh hưởng đến 75%, so với 25% ảnh hưởng của gène trên tình trạng sức khỏe của một sinh vật.
Ảnh hưởng của y khoa và môi trường
Lối sống của chúng ta, thí dụ như có rượu chè hút xách không, có cuộc sống lành mạnh không, v.v... chắc chắn là sẽ có ảnh hưởng đến tuổi thọ.
Thật vậy, y khoa giữ một vai trò thiết yếu trong việc phòng và trị bệnh tật, nhưng thuốc men không thể giúp giải quyết được hết tất cả các vấn đề sức khỏe của chúng ta.
Để cho sức khỏe và tuổi thọ được tốt, thì cần phải có sự phối hợp và hổ trợ của nhiều lãnh vực khác nhau chẳng hạn như sinh học, y khoa, tâm lý học, xã hội học, văn hóa, pháp lý và kinh tế, v.v...
Ai cũng biết là tình trạng béo phì (obésité) càng ngày càng gia tăng tại các quốc gia Tây phương, và nó có ảnh hưởng rất nhiều trên tuổi thọ của người dân.
Vấn đề nghỉ hưu cũng có thể ảnh hưởng trên tuổi thọ của một số người. Đối với nhiều người, nghỉ hưu là sự gián đoạn trong sinh hoạt chuyên môn và có thể kéo theo sự gián đoạn với xã hội và với môi trường sống.
Già và chết chỉ là lẽ thường tình của tạo hóa mà thôi!
Hiện tượng già không phải là một tai nạn đáng tiếc, nhưng đó là hậu quả tất yếu của tuổi trẻ và sinh sản.
Chết để tạo điều kiện cho một sự sống khác có thể tiếp nối được.
Cũng như hình ảnh hào hùng của loài cá hồi saumon sống ngoài biển nhưng can đảm, bất chấp mọi khó khăn và hiểm nguy, vượt ghềnh, vượt thác, ngược dòng trở về lại thượng lưu, nơi mà ngày xưa chúng được sinh ra. Và tại nơi nầy, vùng nước ngọt hiền hoà, cá mẹ sẽ đẻ trứng và chết liền ngay sau đó. Thân xác của mẹ trở thành nguồn thực phẩm vô cùng quý báu giúp cho bầy cá con có đủ sức mà tìm đường ra biển, để trưởng thành, và để tiếp nối một cuộc sống khác!.
Người già mất giá.
Họ là một gánh nặng cho gia đình, cho xã hội và cho quốc gia. Họ phải chịu đựng thành kiến từ những lớp người trẻ tuổi, và than ôi, trong đó có cả những người hằng ngày có nhiệm vụ chăm sóc họ như bác sĩ, y tá, y công, nhân viên xã hội và cả con cháu, hoặc thân nhân ruột thịt trong gia đình.
Trong y khoa, lão y (gériatrie) chỉ mới được nhìn nhận như một chuyên ngành tại Quebec từ gần đây mà thôi, nghĩa là từ giữa những năm 80. Tuy nhiên, giới sinh viên trẻ tuổi không mấy mặn mà với lãnh vực quá phức tạp nầy vì nó đòi hỏi ở người thầy thuốc phải có một tinh thần vững chắc, một thể lực cao và nhứt là một tấm lòng biết thương người vô bờ bến.
Ông Phó thủ tướng, đồng thời là Tổng trưởng tài chánh Nhật Bản Taro Aso (72 t), tuyên bố một câu xanh dờn: "Mấy cụ già mau mau chết đi, sống thọ làm chi tốn tiền vô ích quá"!
Họ có muốn sống thọ không?
"Trung tâm nghiên cứu Pew thực hiện khảo sát trên 2.012 người trong khoảng một tháng. Kết quả, khoảng 56% người tham dự khảo sát cho biết họ không muốn áp dụng các biện pháp y học để làm chậm tiến trình lão hóa.
Hiện có khoảng 13% dân số Mỹ trên 65 tuổi, con số này tăng gấp bốn lần kể từ năm 1900. Tỷ lệ người cao niên gia tăng do y học tiến bộ và giảm tỷ lệ sinh sản. Theo ước tính của Cơ quan điều tra dân số Hoa Kỳ, sẽ có khoảng 400.000 người sống trên 100 tuổi vào năm 2050.
Tuổi thọ trung bình của người dân Mỹ hiện nay là 78,7. Đa số những người được hỏi đều trả lời rằng họ muốn sống từ 79 đến 100 tuổi."
(Ngưng trích: Nhiều người Mỹ không muốn sống thọ hơn100 tuổi, Thoi Bao Online 13Aug 2013)
Kiếp nhân sinh rất phù du hư ảo.
Chúng ta chỉ là một dân tộc ô hợp được kết tinh bởi hằng tỉ tế bào tác động lẫn nhau để tạo nên thân xác và trí tuệ.
Ngày nay, mọi người đều biết rằng tất cả tế bào đều có khả năng tự hủy diệt trong vòng vài tiếng đồng hồ. Sự tồn vong của tế bào ngày nầy qua ngày nọ tùy thuộc vào khả năng tiếp nhận được các tín hiệu khả dĩ giúp ngăn chặn lại việc tự sát của chúng. Sự mong manh và tính hổ tương giữa các tế bào lẫn nhau để tồn tại là động lực vô cùng mạnh mẽ giúp cho thân xác chúng ta có thể tái tạo lại được một cách thường xuyên.
Chết, không còn được biểu hiện qua hình ảnh ghê rợn của lưỡi hái tử thần, nhưng thay thế vào đó là một hình ảnh thật mới mẻ của nhà điêu khắc tài ba trong lòng cuộc sống, tẩn mẩn nhồi nắn để dần dần làm ló dạng ra một hình thể mới với tất cả sự phức tạp của nó.
Nhãn quan mới mẻ này đã làm đảo lộn ý niệm của con người về cuộc sống.
Nó giúp chúng ta có thể lý giải lại được hầu hết các bệnh tật, tạo thêm niềm hy vọng về cách chữa trị, và đồng thời làm thay đổi nhận thức về tuổi già.
Kết luận
"Theo Phật giáo,vũ trụ này nằm trong quy luật luân hồi, Thành Trụ Hoại Diệt, không có đầu và cũng không có cuối - vô thủy, vô chung." (Trích Thuvienhoasen)
Vậy, sanh lão bệnh tử chỉ là lẽ thường tình của tạo hóa mà thôi!.
Chẳng mất mà cũng chẳng còn, chỉ là biến đổi lẫn nhau mà thôi… (rien ne se perd, rien ne se crée, tout se transforme. Lavoisier)./.
Montreal, 2013
Cho mãi đến năm 1960, người ta còn nghĩ rằng hiện tượng lão hóa và sự chết đã bắt đầu bám theo sự xuất hiện của các sinh vật đa bào (pluricellulaire, multicellulaire), chẳng hạn như các loài thực vật và động vật trong đó có cả loài người từ hơn một tỉ năm.
Để lưu truyền nòi giống các tế bào sinh dục (tinh trùng và noãn) đã phối hợp lại với nhau để tạo ra một sinh vật mới.
Còn đối với các sinh vật đơn bào (unicellulaire) như vi khuẩn và các loài men hoặc nấm vi sinh, chúng chỉ có một tế bào duy nhất nên cách sinh sản của chúng là phân cắt làm đôi thành hai tế bào y như nhau và sau đó thì mỗi tế bào này phân cắt tiếp thành hai tế bào khác, vân vân và vân vân...
Qua sự kiện nầy, theo lý thuyết có nghĩa là chúng không bao giờ già và chết đi được.
Thực tế gần đây, khoa học đã cho biết là sinh vật đơn bào vẫn bị chi phối và program bởi hiện tượng già và chết đi như tất các loại sinh vật đa bào. Bằng chứng là một vài loại vi khuẩn và nấm có nguồn gốc từ 3 - 4 tỉ năm về trước, đều phải kinh qua giai đoạn lão hóa cũng như tất cả mọi sinh vật khác.
Một tế bào nấm hay là tế bào mẹ chỉ sinh sản ra lối 20 thế hệ tế bào con (cellules filles) sau đó thì trở nên triệt sản (stérile) và chết đi. Cái vẻ vĩnh cửu của một khối men (levure) không phải là hình ảnh của một khối tế bào mãi mãi trẻ trung nhưng là sự kết tụ tiếp nối theo mãi mãi của hằng hằng sa số tế bào phù du.
Lý do tế bào mẹ phải chết đã bắt nguồn từ việc tích tụ dần dần các thành phần sát thủ, là phân tử có hại cho tế bào... Khi phân cắt ra tế bào con, tế bào mẹ vẫn giữ lại cho mình những sát thủ nên phải gánh chịu hậu quả theo thời gian. Ngược lại, tế bào con thì bắt đầu bằng một gia sản mới và trọn vẹn, không một vẩn đục trong cuộc sống.
Sự bất tương đồng giữa thế hệ mẹ có thể xem như là một cơ chế thiết yếu của sự tiến hóa để làm xuất hiện và lưu truyền một hiện tượng bí hiểm đó là sự trẻ trung hóa. Mỗi một tế bào con khi sinh ra đều thụ hưởng, như tổ tiên chúng cách đây trên một tỉ năm, một tiềm năng để được trẻ trung và có thể sinh sản.
Qua hiện tượng lão hóa của tế bào để rồi sau đó chúng chết đi, chúng ta tự hỏi phải chăng đây là một sự nhiệm mầu của tạo hóa, một tế bào khi chết đi sẽ tạo điều kiện cho một tế bào khác xuất hiện ra...Trong cái sống đã hiện hữu cái chết và ngược lại.
Thời gian già có giống nhau ở tất cả mọi chủng loại hay không?
Giai đoạn già rất thay đổi tùy theo từng chủng loại. Ngày nay khoa học cho biết con người có thể tăng thêm tuổi thọ không phải bằng cách kéo dài tuổi già ra nhưng thật sự là bằng cách kéo giai đoạn trẻ trung...dài thêm ra.
Tuổi thọ tăng nhiều tại các quốc gia kỹ nghệ
Từ 150 năm nay, tuổi thọ không ngừng tăng thêm lên mãi trong cộng đồng nhân loại trên thế giới.
Tuổi thọ trung bình là:
Năm 1850: 40 tuổi
Năm 1950: 65 tuổi
Ngày nay: 75-80 tuổi
Từ 50 năm qua, tuổi thọ không ngừng gia tăng là nhờ vào sự giảm tử suất ở trẻ sơ sanh cũng như ở người truởng thành.
Tại Nhật bản ngày nay, một người phụ nữ ở lứa tuổi 65 có xác xuất để bà ta sống qua khỏi tuổi 80, là 50 lần nhiều hơn năm 1950.
25 năm trước đây, có 1000 cụ Nhật bản thọ trên 100 tuổi và ngày nay số này đã tăng lên 2800 người.
Tại Pháp, 35 năm về trước, có 1000 cụ ông, cụ bà sống trên 100 tuổi và ngày nay số này nhảy vọt lên 1500 người.
Vậy, tuổi thọ có giới hạn không? Câu trả lời là có, nhưng không ai có thể xác định chính xác được đến mức nào thì tuổi thọ phải dừng lại...
Các tiến bộ về khoa học, về y khoa, phòng bệnh, dinh dưỡng, môi sinh, về nếp sống mà chúng ta đang thụ hưởng hiện nay đã dự phần đáng kể trong việc làm gia tăng tuổi thọ trong tương lai.
Tăng tuổi thọ là một chuyện, nhưng phải là tuổi thọ trong sức khỏe mới là chánh yếu
Ngày nay, tổng số cụ ông và cụ bà thọ trên 100 tuổi cũng nhiều hơn ngày xưa gấp bội, và đặc biệt hơn nữa là số người sống trên 100 tuổi trong điều kiện "sức khỏe bình thường" của tuổi tác cao cũng rất nhiều.
Các dấu hiệu bên ngoài của lão hóa đã thay đổi một cách kín đáo, đến độ mà chúng ta không còn ý thức đến nó nữa. Hình một cụ ông 65 tuổi chụp cách đây 60 năm, có vẻ già hơn một cụ ông cùng lứa tuổi ngày nay.
Thật vậy, càng ngày các dấu hiệu của sự già nua càng bị đẩy lùi ra xa. Cùng với tuổi già, bệnh tật cùng bắt đầu xuất hiện ra mà đặc biệt nhất và nguy hiểm nhất là khoảng từ 60 đến trên 80 tuổi. Đó là bệnh ung thư, bệnh tim mạch, và các bệnh lý về sự thoái hóa của hệ thần kinh (neurodégénérative).
Từ 90 tuổi trở đi, xác suất chết sẽ giảm thiểu đi so với giai đoạn trước đó.
Người ta thường không chết cùng một nguyên nhân ở tuổi 70 và ở tuổi 100.
Trong giai đoạn từ 90 tuổi trở lên, các cụ chết vì cơ thể yếu đi, lực cơ giảm nhiều khiến dễ bị té ngã chấn thương, bắt buộc phải nằm liệt giường, không thể ăn uống được như xưa và bị mất sức. Hệ miễn dịch bị suy giảm đi rất nhiều nên dễ bị bệnh, để cuối cùng...thì quy tiên mà chúng ta thường gán cho các cụ chết vì bệnh già.
Có thể nào rút ngắn lại giai đoạn nguy hiểm của tuổi 60-80 hay không?
Các nhà khoa học hy vọng có thể làm giảm bớt sự xuất hiện của bệnh tật bằng các biện pháp phòng ngừa. Thí nghiệm ở thú cho biết, mỗi khi tuổi thọ của con vật tăng lên 30%, thì không những hiện tượng lão hóa được làm chậm lại mà các bệnh liên hệ đến tuổi già cũng ít xuất hiện ra hơn.
Vật thí nghiệm tuy già nhưng sinh hoạt như những vật còn trẻ tuổi.
Ngoài các loại thuốc men ra, một số phương pháp khác cũng có thể được đem sử dụng. Chẳng hạn như việc giúp chuột vận động thường xuyên, bằng cách cho nó chạy trong bánh xe đặt trong lồng, sẽ giúp nó cải thiện trí nhớ và làm chậm sự xuất hiện của các bệnh liên hệ đến tuổi già.
Ảnh hưởng của di thể (gène) và ảnh hưởng của môi trường
Thí nghiệm ở các cặp song sinh thật (vrais jumeaux) cho thấy, môi trường sống ảnh hưởng đến 75%, so với 25% ảnh hưởng của gène trên tình trạng sức khỏe của một sinh vật.
Ảnh hưởng của y khoa và môi trường
Lối sống của chúng ta, thí dụ như có rượu chè hút xách không, có cuộc sống lành mạnh không, v.v... chắc chắn là sẽ có ảnh hưởng đến tuổi thọ.
Thật vậy, y khoa giữ một vai trò thiết yếu trong việc phòng và trị bệnh tật, nhưng thuốc men không thể giúp giải quyết được hết tất cả các vấn đề sức khỏe của chúng ta.
Để cho sức khỏe và tuổi thọ được tốt, thì cần phải có sự phối hợp và hổ trợ của nhiều lãnh vực khác nhau chẳng hạn như sinh học, y khoa, tâm lý học, xã hội học, văn hóa, pháp lý và kinh tế, v.v...
Ai cũng biết là tình trạng béo phì (obésité) càng ngày càng gia tăng tại các quốc gia Tây phương, và nó có ảnh hưởng rất nhiều trên tuổi thọ của người dân.
Vấn đề nghỉ hưu cũng có thể ảnh hưởng trên tuổi thọ của một số người. Đối với nhiều người, nghỉ hưu là sự gián đoạn trong sinh hoạt chuyên môn và có thể kéo theo sự gián đoạn với xã hội và với môi trường sống.
Già và chết chỉ là lẽ thường tình của tạo hóa mà thôi!
Hiện tượng già không phải là một tai nạn đáng tiếc, nhưng đó là hậu quả tất yếu của tuổi trẻ và sinh sản.
Chết để tạo điều kiện cho một sự sống khác có thể tiếp nối được.
Cũng như hình ảnh hào hùng của loài cá hồi saumon sống ngoài biển nhưng can đảm, bất chấp mọi khó khăn và hiểm nguy, vượt ghềnh, vượt thác, ngược dòng trở về lại thượng lưu, nơi mà ngày xưa chúng được sinh ra. Và tại nơi nầy, vùng nước ngọt hiền hoà, cá mẹ sẽ đẻ trứng và chết liền ngay sau đó. Thân xác của mẹ trở thành nguồn thực phẩm vô cùng quý báu giúp cho bầy cá con có đủ sức mà tìm đường ra biển, để trưởng thành, và để tiếp nối một cuộc sống khác!.
Người già mất giá.
Họ là một gánh nặng cho gia đình, cho xã hội và cho quốc gia. Họ phải chịu đựng thành kiến từ những lớp người trẻ tuổi, và than ôi, trong đó có cả những người hằng ngày có nhiệm vụ chăm sóc họ như bác sĩ, y tá, y công, nhân viên xã hội và cả con cháu, hoặc thân nhân ruột thịt trong gia đình.
Trong y khoa, lão y (gériatrie) chỉ mới được nhìn nhận như một chuyên ngành tại Quebec từ gần đây mà thôi, nghĩa là từ giữa những năm 80. Tuy nhiên, giới sinh viên trẻ tuổi không mấy mặn mà với lãnh vực quá phức tạp nầy vì nó đòi hỏi ở người thầy thuốc phải có một tinh thần vững chắc, một thể lực cao và nhứt là một tấm lòng biết thương người vô bờ bến.
Ông Phó thủ tướng, đồng thời là Tổng trưởng tài chánh Nhật Bản Taro Aso (72 t), tuyên bố một câu xanh dờn: "Mấy cụ già mau mau chết đi, sống thọ làm chi tốn tiền vô ích quá"!
Họ có muốn sống thọ không?
"Trung tâm nghiên cứu Pew thực hiện khảo sát trên 2.012 người trong khoảng một tháng. Kết quả, khoảng 56% người tham dự khảo sát cho biết họ không muốn áp dụng các biện pháp y học để làm chậm tiến trình lão hóa.
Hiện có khoảng 13% dân số Mỹ trên 65 tuổi, con số này tăng gấp bốn lần kể từ năm 1900. Tỷ lệ người cao niên gia tăng do y học tiến bộ và giảm tỷ lệ sinh sản. Theo ước tính của Cơ quan điều tra dân số Hoa Kỳ, sẽ có khoảng 400.000 người sống trên 100 tuổi vào năm 2050.
Tuổi thọ trung bình của người dân Mỹ hiện nay là 78,7. Đa số những người được hỏi đều trả lời rằng họ muốn sống từ 79 đến 100 tuổi."
(Ngưng trích: Nhiều người Mỹ không muốn sống thọ hơn100 tuổi, Thoi Bao Online 13Aug 2013)
Kiếp nhân sinh rất phù du hư ảo.
Chúng ta chỉ là một dân tộc ô hợp được kết tinh bởi hằng tỉ tế bào tác động lẫn nhau để tạo nên thân xác và trí tuệ.
Ngày nay, mọi người đều biết rằng tất cả tế bào đều có khả năng tự hủy diệt trong vòng vài tiếng đồng hồ. Sự tồn vong của tế bào ngày nầy qua ngày nọ tùy thuộc vào khả năng tiếp nhận được các tín hiệu khả dĩ giúp ngăn chặn lại việc tự sát của chúng. Sự mong manh và tính hổ tương giữa các tế bào lẫn nhau để tồn tại là động lực vô cùng mạnh mẽ giúp cho thân xác chúng ta có thể tái tạo lại được một cách thường xuyên.
Chết, không còn được biểu hiện qua hình ảnh ghê rợn của lưỡi hái tử thần, nhưng thay thế vào đó là một hình ảnh thật mới mẻ của nhà điêu khắc tài ba trong lòng cuộc sống, tẩn mẩn nhồi nắn để dần dần làm ló dạng ra một hình thể mới với tất cả sự phức tạp của nó.
Nhãn quan mới mẻ này đã làm đảo lộn ý niệm của con người về cuộc sống.
Nó giúp chúng ta có thể lý giải lại được hầu hết các bệnh tật, tạo thêm niềm hy vọng về cách chữa trị, và đồng thời làm thay đổi nhận thức về tuổi già.
Kết luận
"Theo Phật giáo,vũ trụ này nằm trong quy luật luân hồi, Thành Trụ Hoại Diệt, không có đầu và cũng không có cuối - vô thủy, vô chung." (Trích Thuvienhoasen)
Vậy, sanh lão bệnh tử chỉ là lẽ thường tình của tạo hóa mà thôi!.
Chẳng mất mà cũng chẳng còn, chỉ là biến đổi lẫn nhau mà thôi… (rien ne se perd, rien ne se crée, tout se transforme. Lavoisier)./.
Montreal, 2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét