Kiếp Nhân Sinh
Nguyễn Thượng Chánh, DVM
Chết phải là một chuyến du lịch tuyệt
vời vì chưa có một ai đã trở về! ("La mort doit être un beau voyage
puisque personne n'en est revenue").
Không phải ai muốn chết lúc nào là chết được đâu. Phải tới số mới chết. Trời kêu ai nấy dạ mà.
Sống quá thọ có tốt, có cần thiết không?
Không có ai nghĩ giống ai hết. Đặt câu hỏi như trên có thể làm nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng đó là sự thật.
Tuổi thọ (longévité) trong điều kiện sức khoẻ bình thường, không ngừng gia tăng thêm mãi tại các quốc gia kỹ nghệ giàu có... Sự gia tăng nầy thật ra phải được xem như là một sự kéo dài của tuổi trẻ (jeunesse) hơn là một sự kéo dài của…tuổi già (vieillesse).
Tại sao chúng ta già? Tuổi thọ đến lúc nào sẽ dừng lại? Nhân loại đã đạt được đến mức nầy hay chưa?
Người gõ xin tóm lược sau đây những vấn đề tuổi thọ nhìn qua lăng kính hoàn toàn khoa học của giáo sư Jean Claude Ameisen qua tác phẩm nổi tiếng: "La Sculpture du vivant: le Suicide cellulaire ou la Mort créatrice". (Tác phẩm điêu khắc về sự sống: tự sát của tế bào hay sự chết sáng tạo)
Bs Jean Claude Ameisen là giáo sư môn miễn nhiễm học tại đại học Paris Diderot. Từ 20 năm qua, Gs chuyên tâm khảo cứu hiện tượng tự hủy của tế bào trong tiến trình của đời sống cũng như sự phát hiện ra bệnh tật.
Mấy năm trước đây, cụ bà Jeanne Calment người Pháp được chính thức xem là người có tuổi thọ cao nhất. Bà được sinh ra vào năm 1875, sống một mình đến 110 tuổi, sau đó tiếp tục sống đến giai đoạn cuối của cuộc đời trong viện dưỡng lão cho đến năm 1997 thì qua đời, thọ trên 122 tuổi.
Trong lãnh vực động vật, tuổi thọ là thước đo của sinh thái (biodiversité). Chim họa mi canari có thể sống đến 10 năm, bò 30 năm, quạ 100 năm, cá voi 150 năm, rùa 200 năm...
Sự khác biệt về tuổi thọ cũng có thể xảy ra cho các cá nhân trong cùng chung một chủng loại với nhau.
Tuy có cùng một hành trang di truyền y như nhau, nhưng ong chúa (reine) có thể sống đến 5 năm trong khi các ong thợ (ouvrière) chỉ sống không quá 2 tháng và lại tùy thuộc vào thực phẩm được cung cấp cùng mùi vị sinh dục (phéromones) của ong chúa tiết ra...
Tại sao tất cả mọi sinh vật đều phải già để cuối cùng chết đi?
Đây là một vấn đề hết sức phức tạp.
Từ lâu, các nhà khoa học đều gán cho mỗi chủng loại một khả năng thích ứng để tồn tại và truyền giống (reproduction).
Vậy, liệu sự già và sự chết có đem đến cho sinh vật một lợi ích gì không?
Kết quả của hiện tượng tiến hóa (évolution) trong một chủng loại được căn cứ trên sự kiện các sinh vật có thể sinh sản để bảo tồn nòi giống của chủng loại.
Những đột biến (mutation) có lợi cho tuổi già có thể tích tụ dần dần một cách ngẫu nhiên (aléatoire) trong mỗi chủng loại.
Kết quả của các đột biến vừa kể sẽ không làm tổn hại đến khả năng tiến hóa của chủng loại với điều kiện là đột biến không được xảy ra sau tuổi sinh sản và truyền giống.
Trong một môi trường càng khắc nghiệt hay không thích nghi, cộng thêm với sự hiện diện của thú ăn mồi (prédateurs) thì sự tích tụ đột biến càng gia tăng nhiều hơn nữa trong mỗi chủng loại.
Trong mỗi tế bào của cơ thể, hay còn gọi là tế bào mẹ, đều có sự hiện diện của những phân tử xấu (do độc tố, cặn bã, ảnh hưởng xấu từ môi trường bên ngoài, v.v...). Có thể gọi những thành phần nầy là những phân tử sát thủ (executeur) để hủy hoại tế bào.
Bên cạnh những phường gian ác hiếu thắng, tế bào cũng có chứa những phân tử bảo vệ (protecteur) nhờ đó mà có thể ngăn chặn được tác hại của sát thủ khi đến tuổi sinh dục.
Cũng may trong tiến hóa, cơ thể giữ lại các phân tử bất hảo lại cho chính nó chớ không truyền sang cho các tế bào mầm (cellules germinales) hoặc cội nguồn của tế bào con (cellules filles).
Bỏ lại sau lưng nỗi khổ đau nhọc nhằn đắng cay của tế bào mẹ, tế bào con (noãn và tinh trùng) khởi đầu cuộc hành trình của mình từ zéro với một di sản hoàn toàn trong sáng và mới mẻ để tạo lập ra một con người mới.
Như vậy,tuổi già không phải chỉ là một sự sai lầm đáng tiếc của tạo hóa, nhưng đó cũng là một mặt trái của cuộc đời, một cái giá phải trả cho tất cả sai lầm của chúng ta trong quá khứ.
Sự lão hóa cũng có thể được xem như là phần đối kháng của hiện tuợng sinh dục (reproduction), chẳng khác nào các bậc cha mẹ phải chấp nhận gánh chịu tất cả lỗi lầm hay tội lỗi trên thế gian nầy, để mong cho con cháu có được một tương lai tươi sáng và huy hoàng trong một xã hội hoàn mỹ hơn...
Qua một cái nhìn khác, lão hóa có thể được xem như là hậu quả tất yếu của những lỗi lầm, và món nợ phải trả cho thời niên thiếu. Nếu nhìn một cách lạc quan hơn, thì tuổi già là kết tinh của tất cả các thành tích chớ không phải chỉ là những sai lầm trong quá khứ!
Không phải ai muốn chết lúc nào là chết được đâu. Phải tới số mới chết. Trời kêu ai nấy dạ mà.
Sống quá thọ có tốt, có cần thiết không?
Không có ai nghĩ giống ai hết. Đặt câu hỏi như trên có thể làm nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng đó là sự thật.
Tuổi thọ (longévité) trong điều kiện sức khoẻ bình thường, không ngừng gia tăng thêm mãi tại các quốc gia kỹ nghệ giàu có... Sự gia tăng nầy thật ra phải được xem như là một sự kéo dài của tuổi trẻ (jeunesse) hơn là một sự kéo dài của…tuổi già (vieillesse).
Tại sao chúng ta già? Tuổi thọ đến lúc nào sẽ dừng lại? Nhân loại đã đạt được đến mức nầy hay chưa?
Người gõ xin tóm lược sau đây những vấn đề tuổi thọ nhìn qua lăng kính hoàn toàn khoa học của giáo sư Jean Claude Ameisen qua tác phẩm nổi tiếng: "La Sculpture du vivant: le Suicide cellulaire ou la Mort créatrice". (Tác phẩm điêu khắc về sự sống: tự sát của tế bào hay sự chết sáng tạo)
Bs Jean Claude Ameisen là giáo sư môn miễn nhiễm học tại đại học Paris Diderot. Từ 20 năm qua, Gs chuyên tâm khảo cứu hiện tượng tự hủy của tế bào trong tiến trình của đời sống cũng như sự phát hiện ra bệnh tật.
Mấy năm trước đây, cụ bà Jeanne Calment người Pháp được chính thức xem là người có tuổi thọ cao nhất. Bà được sinh ra vào năm 1875, sống một mình đến 110 tuổi, sau đó tiếp tục sống đến giai đoạn cuối của cuộc đời trong viện dưỡng lão cho đến năm 1997 thì qua đời, thọ trên 122 tuổi.
Trong lãnh vực động vật, tuổi thọ là thước đo của sinh thái (biodiversité). Chim họa mi canari có thể sống đến 10 năm, bò 30 năm, quạ 100 năm, cá voi 150 năm, rùa 200 năm...
Sự khác biệt về tuổi thọ cũng có thể xảy ra cho các cá nhân trong cùng chung một chủng loại với nhau.
Tuy có cùng một hành trang di truyền y như nhau, nhưng ong chúa (reine) có thể sống đến 5 năm trong khi các ong thợ (ouvrière) chỉ sống không quá 2 tháng và lại tùy thuộc vào thực phẩm được cung cấp cùng mùi vị sinh dục (phéromones) của ong chúa tiết ra...
Tại sao tất cả mọi sinh vật đều phải già để cuối cùng chết đi?
Đây là một vấn đề hết sức phức tạp.
Từ lâu, các nhà khoa học đều gán cho mỗi chủng loại một khả năng thích ứng để tồn tại và truyền giống (reproduction).
Vậy, liệu sự già và sự chết có đem đến cho sinh vật một lợi ích gì không?
Kết quả của hiện tượng tiến hóa (évolution) trong một chủng loại được căn cứ trên sự kiện các sinh vật có thể sinh sản để bảo tồn nòi giống của chủng loại.
Những đột biến (mutation) có lợi cho tuổi già có thể tích tụ dần dần một cách ngẫu nhiên (aléatoire) trong mỗi chủng loại.
Kết quả của các đột biến vừa kể sẽ không làm tổn hại đến khả năng tiến hóa của chủng loại với điều kiện là đột biến không được xảy ra sau tuổi sinh sản và truyền giống.
Trong một môi trường càng khắc nghiệt hay không thích nghi, cộng thêm với sự hiện diện của thú ăn mồi (prédateurs) thì sự tích tụ đột biến càng gia tăng nhiều hơn nữa trong mỗi chủng loại.
Trong mỗi tế bào của cơ thể, hay còn gọi là tế bào mẹ, đều có sự hiện diện của những phân tử xấu (do độc tố, cặn bã, ảnh hưởng xấu từ môi trường bên ngoài, v.v...). Có thể gọi những thành phần nầy là những phân tử sát thủ (executeur) để hủy hoại tế bào.
Bên cạnh những phường gian ác hiếu thắng, tế bào cũng có chứa những phân tử bảo vệ (protecteur) nhờ đó mà có thể ngăn chặn được tác hại của sát thủ khi đến tuổi sinh dục.
Cũng may trong tiến hóa, cơ thể giữ lại các phân tử bất hảo lại cho chính nó chớ không truyền sang cho các tế bào mầm (cellules germinales) hoặc cội nguồn của tế bào con (cellules filles).
Bỏ lại sau lưng nỗi khổ đau nhọc nhằn đắng cay của tế bào mẹ, tế bào con (noãn và tinh trùng) khởi đầu cuộc hành trình của mình từ zéro với một di sản hoàn toàn trong sáng và mới mẻ để tạo lập ra một con người mới.
Như vậy,tuổi già không phải chỉ là một sự sai lầm đáng tiếc của tạo hóa, nhưng đó cũng là một mặt trái của cuộc đời, một cái giá phải trả cho tất cả sai lầm của chúng ta trong quá khứ.
Sự lão hóa cũng có thể được xem như là phần đối kháng của hiện tuợng sinh dục (reproduction), chẳng khác nào các bậc cha mẹ phải chấp nhận gánh chịu tất cả lỗi lầm hay tội lỗi trên thế gian nầy, để mong cho con cháu có được một tương lai tươi sáng và huy hoàng trong một xã hội hoàn mỹ hơn...
Qua một cái nhìn khác, lão hóa có thể được xem như là hậu quả tất yếu của những lỗi lầm, và món nợ phải trả cho thời niên thiếu. Nếu nhìn một cách lạc quan hơn, thì tuổi già là kết tinh của tất cả các thành tích chớ không phải chỉ là những sai lầm trong quá khứ!
Bìa sách.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét