Thiền có phải là Trạng thái duy nhất
Hay Thiền chỉ là một hình thức của tự thôi miên
Hay Thiền chỉ là một hình thức của tự thôi miên
Tiến sĩ Patricia Carrington
Tác giả cuốn sách “The Book of Meditation”
Tôi thường được hỏi liệu thiền và thôi miên có giống nhau không bởi cả hai đều đi vào “trạng thái thôi miên”. Cái từ “thôi miên” thường đem đến cho người nghe một cảm giác tiêu cực. Theo từ điển của Webster, thôi miên để chỉ việc không có khả năng hoạt động hay một trạng thái mê muội hoặc sững sờ. Thôi miên cũng thường được hiểu theo nghĩa của các trạng thái thôi miên sâu khi con người hầu như không có nhận thức về môi trường xung quanh và sau đó có thể không có khả năng nhớ lại những gì đã xảy ra khi họ đang trong trạng thái thôi miên sâu này.
Những trạng thái trên chắc chắn là một vài trạng thái thôi miên, những trong thực tế chúng không phải là những trạng thái thôi miên duy nhất hay phổ biến nhất. Các trạng thái thôi miên nhẹ vốn quen thuộc với tất cả mọi người thì không có những đặc tính đáng sợ trên. Tiến sĩ Ronald Shor, một chuyên gia thôi miên đã chỉ ra rằng những trạng thái thôi miên nhẹ này xảy ra hàng ngày và phổ biến đối với tất cả chúng ta. Trạng thái thôi miên nhẹ xảy ra khi chúng ra tập trung vào một /một vài vật hoặc sự kiện hay ý nghĩ nào đó. Khi thu hẹp phạm vi tập trung, khả năng định hướng khái quát thực tế - khả năng nhận thức môi trường xung quanh và cách tư duy nhận thức thông thường của chúng ta - bắt đầu mờ dần, và tạo ra hiệu ứng thôi miên. Shor mô tả kinh nghiệm bản thân với trạng thái thôi miên tự phát như sau:
Tôi đang đọc một quyển sách khoa học khá khó đòi hỏi phải chú tâm hoàn toàn vào các luận chứng. Tôi đắm chìm vào quyển sách đó và không hề để ý đến thời gian hay môi trường xung quanh. Và đột nhiên, một cái gì đó xâm nhập vào không gian của tôi, một cảm giác mơ hồ không xác định về một sự thay đổi. Tất cả những điều đó diễn ra chưa đến một giây và khi cảm giác đó đi qua, tôi mới phát hiện ra vợ tôi đã đi vào phòng và đã nói cái gì đó với tôi. Sau đó tôi có thể tự nhớ lại những gì vợ tôi đã nói vì điều đó đã khắc sâu vào trí nhớ của tôi mặc dù khi những điều đó được nói ra, tôi không hề nhận thức được.
Rõ ràng rất nhiều việc xảy ra hàng ngày đều liên quan đến vào trạng thái thôi miên nhẹ, mặc dù chúng ta không đặt tên cho trạng thái chúng ta trải qua với cái tên đó. Ví dụ, chúng ta đều biết rằng người nghệ sĩ có thể nhập tâm vào tác phẩm của họ trong suốt giai đoạn cảm hứng sáng tác và hoàn toàn thờ ơ, không nhận biết gì môi trường xung quanh. Sự nhập tâm cũng có thể xảy ra khi một người bị choáng ngợp bởi một quang cảnh hùng vĩ nào đó, hay nhập tâm vào một trò chơi đòi hỏi sự tập trung, hay ngắm một tác phẩm nghệ thuật, hay nghe một bản nhạc, hay khi yêu… hoặc thiền. Liệu điều này có nghĩa là chúng ta nên coi tất cả những hoạt động này là một trong những dạng của tự thôi miên?
Mặc dù cả thiền và tự thôi miên đều liên quan đến trạng thái thôi miên ở một mức độ nào đó, chúng có những khác biệt quan trọng. Một trong những đặc điểm nhận dạng của tự thôi miên là thân chủ tiếp thu ngày càng cao những ám thị tự đưa ra cho tinh thần và cơ thể theo mong muốn của họ. Người bị thôi miên cư xử (hoặc suy nghĩ) theo cách mà anh ta tin rằng nhà thôi miên hoặc chính bản thân anh ta đang hướng anh ta đến.
Tự thôi miên do đó có định hướng mục đích, và nhà tâm lý học Robert White khi bàn về lý thuyết thôi miên, đã cho rằng sự nỗ lực có định hướng mục đích là một trong những đặc điểm cơ bản của tất cả các trạng thái thôi miên.
Mô tả này về thôi miên khác với hầu hết các mô tả về thiền. Theo truyền thống, thiền được coi là trạng thái không mục đích, không tranh đấu. Mặc dù trong thực tế, người thực hành thiền có thể có một vài cố gắng nào đó khi đang thiền (có thể là cố gắng để đạt được một mục đích nào đó về mặt tinh thần), điều này thường chỉ là một khía cạnh rất nhỏ trong thiền và các thầy dạy thiền thường không khuyến khích. Những câu tự ám thị như bảo bản thân thư giãn trong quá trình thiền, hoặc những ám thị gián tiếp như lặp lại một câu chú nào đó là tín hiệu để cơ thể vào trạng thái thư giãn sâu, cũng đóng vai trò nào đó trong kinh nghiệm thiền. Một vài dòng Yoga cũng yêu cầu người thực hành thiền sử dụng một số ám thị để đạt đến trạng thái Brahman, trạng thái tỉnh cao nhất, nhưng việc ứng dụng ám thị nhỏ nhoi này không thể so sánh được với vị trí trung tâm của ám thị trong tự thôi miên. Khi liên quan đến sự tích cực nỗ lực hướng đến một mục đích nào đó trong cả quá trình (tất nhiên điều này cũng không phải tuyệt đối do cả người thực hành thiền và các chủ thể thôi miên đều có các mục đích dài hạn), thiền và tự thôi miên là 2 trạng thái có vẻ rất khác nhau.
Thiền và tự thôi miên không nhất thiết phải có những thay đổi giống nhau về mặt sinh lý học. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ thấy thiền sẽ làm quá trình trao đổi chất chậm lại, và cả cơ thể và tâm trí đều tĩnh lặng. Ngược lại, một số trạng thái thôi miên lại đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, giống như khi một vận động viên sử dụng tự thôi miên trước trận đấu để nâng cao thể lực. Những trạng thái thôi miên khác không đem lại sự thay đổi sinh lý học nào, bao gồm không thay đổi nơi sóng não, và rất nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng thân chủ được thôi miên luôn luôn có một dạng sóng não được kích hoạt không khác gì với trạng thái lúc tỉnh thông thường. thời điểm duy nhất mà những thân chủ được thôi miên có dạng sóng giống với thiền là khi họ được đưa những ám thị cụ thể để đi vào trạng thái giống như thiền. Nếu họ được định hướng để thư giãn sâu, họ sẽ sẵn lòng làm theo, cũng như họ sẽ làm nhiều điều khác nữa, bao gồm cả ngủ, khi được thôi miên.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa thiền và thôi miên vẫn chưa được giải quyết hoàn toàn. Có thể theo nghĩa rộng nhất của thuật ngữ, thiền là một hình thức của “thôi miên”, mặc dầu chắc chắn nó không phải là dạng mà hầu hết những người đang sống ở phương Tây như chúng ta biết.
Một điều thú vị là các nhà sư Thiền Nhật Bản lại được dạy là phải kiềm chế trạng thái thôi miên. Cái từ họ đưa ra cho trạng thái thôi miên là saran (có nghĩa là sự hỗn loạn), vì họ cảm thấy rằng điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc tập thiền của họ.
Thôi miên phương Tây là một trạng thái có tính mục đích cao khi thân chủ đóng một “vai”, thực hiện những hành động hoặc suy nghĩ cho trước. Abraham Maslow, người gọi thôi miên phương Tây là thôi miên nỗ lực, chỉ ra rằng một dạng thôi miên ít phổ biến hơn cho phép chủ thể thoát ra khỏi vai trò đóng vai, và vào trạng thái nhập tâm tương tự như trạng thái trầm mặc bí ẩn. Trạng thái thôi miên này được dùng cho một số bài luyện tinh thần của Yoga hoặc thiền Nhật bản. Nó có thể là một hình thức của thiền, hoặc ngược lại.
Bởi vì thôi miên và thiền, mặc dù không phải là một, nhưng lại có một vài điểm chung, nên có lẽ không có gì ngạc nhiên khi một trong những kỹ thuật thư giãn hiện đại đáng chú ý nhất, autogenic training (huấn luyện tự sinh - tạm dịch), là có nguồn gốc từ việc nghiên cứu thôi miên như được thực hành ở phương Tây.
Người dịch: yenltt
Tham khảo
1. R. E. Shor, ‘Hypnosis and the Concept of the Generalized Reality Orientation’, in Altered States of Consciousness, ed. C. T. Tart (New York: Wiley, 1969), pp. 233–50.
2. Ibid, p. 241.
3. R. White, ‘A Preface to a Theory of Hypnotism’, Journal of Abnormal and Social Psychology, 36 (1941), pp. 477–506.
4. N. Kleitman, Sleep and Wakefulness (Chicago: University of Chicago Press, 1963), pp. 329–38.
5. L. Cheitok and P. Kramarz, ‘Hypnosis, Sleep and Electroencephalography’, Journal of Nervous and Mental Disease, 128 (1959), pp. 227–38; A. L. Loomis, E. N. Harvey and C. A. Hobart, ‘Electrical Potentials of the Human Brain’, Journal of Experimental Physiology, 19 (1936), pp. 249–79; J. B. Dynes, ‘Objective Method for Distinguishing Sleep from the Hypnotic Trance’, Archives of Neurology and Psychiatry, 57 (1947), pp. 84–93; A. Kasamatsu and T. Hirai, ‘An Electroencephalographic Study on the Zen Meditation (Zazen)’, in Tart (ed.), op. cit., pp. 489–501.
6. A. Kasamatsu and T. Hirai, ‘An Electroencephalographic Study on the Zen Meditation (Zazen)’, in Tart (ed.), op. cit., pp. 489–501.Maslow, as quoted in Shor, op. cit., p. 249.
Bản gốc tiếng Anh xem tại: http://www.masteringeft.com/MeditationCenter/Articles/IsMeditationHypnosis.htm
Sửa bởi người viết 14/04/2012 lúc 08:04:29(UTC)
| Lý do: Chưa rõ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét