Đi mua bao thuốc lá 20k , đưa chủ tiệm
50k ,
được thối lại 40k , đút túi bỏ về . A chủ
tiệm chạy
lại kêu :
- Chú em , chú em để quên không lấy thuốc lá nè .
Trên thế gian vẫn còn nhiều người tốt ,
mình thật
tồi tệ. Xúc động rút tờ 10k ra đưa lại
nói : - Lúc nãy a trả dư em 10k này !
Chủ quán cảm động nói : - Thôi chú đưa bao thuốc lá kia đây a
đổi cho gói
thật.
...@@ sao lại có người thật thà như
mình . lại xúc
động . - A đưa tờ 50k kia đây em đổi cho tờ tiền thật .
... A kia mặt như mếu :
- thôi chú đưa tờ 10k lúc nãy a đổi cho
tờ khác .
...Híc ! người ta tốt thế mà mình thật tồi
tệ ... Ngại quá móc cái điện thoại ra :
- Cái này của a , lúc nãy em lỡ tay ... xin
trả lại . A chủ tiệm cảm động rơi nước
mắt ... Rút ra cái ví :
- chú em , cái này của chú , a trả ....!
Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013
Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013
hẹn hò đi
NÀY ANH! MÌNH HẸN HÒ ĐI
Hẹn hò chưa phải là yêu, mà nó là đặc quyền của những người thực sự muốn yêu.
“Chúng ta hẹn hò đi”, đó là câu nói mà tôi nghe nhiều nhất xuyên suốt 8 phần How I met your mother, một sêri phim hài nổi tiếng của Mỹ.
Bộ phim là hành trình yêu đương của anh chàng Ted Mosby trước khi tìm được người mẹ tương lai của các con mình. Suốt 8 năm tìm kiếm, hẹn hò, rồi lại tiếp tục tìm kiếm, không thể đếm hết bao nhiêu lần Ted đã đề nghị “chúng ta hẹn hò đi” với các cô gái.
Dĩ nhiên không phải cuộc hẹn nào cũng diễn ra suôn sẻ, nhưng đôi khi, tôi thầm nghĩ giá như chuyện yêu đương ở ngoài đời cũng bớt phức tạp đi như thế. Thay vì giả bộ ngó lơ làm cao để rồi tiếc rẻ khi người trong mộng mất kiên nhẫn bỏ đi, sao không đơn giản hóa mọi việc bằng một câu hỏi hoặc một cái gật đầu.
Bạn có thể phản đối rằng cách yêu đương ở Mỹ khác Việt Nam. Khác chứ! Nhưng cần phải biết rằng lời đề nghị “hẹn hò” thực chất chưa phải là đã bắt đầu một tình yêu, nó chỉ là lời đề nghị cho nhau cơ hội, cơ hội để hiểu nhau, và yêu nhau.
Tôi chẳng mấy tin vào tình yêu sét đánh, nhưng lại luôn tin vào sự cảm mến sét đánh. Bạn gặp ai đó, và ngay lập tức thấy thích họ. Đó vẫn chưa phải là yêu, chỉ là sự thu hút. Và nếu không muốn cảm giác tuyệt vời đó chết yểu, cả hai cần phải cho nhau cơ hội.
Cho ai đó cơ hội để hiểu mình là một điều chẳng dễ. Bởi bị ràng buộc bởi quá nhiều nguyên tắc, khiến nhiều cô gái cho việc để ai đó tiếp cận mình là một điều lớn lao kinh khủng lắm. Và các cô đôi khi nghĩ hoài, trả lời hoài câu hỏi “liệu mình có thể yêu anh ta không”, trước khi quyết định có nên để anh ta (và chính mình) hiểu thêm về nhau không.
Thế nhưng quyết định yêu ai đó trước khi hiểu về họ là một sự dại dột vô cùng. Bởi biết đâu người đàn ông lạnh lùng trầm lặng mà bạn ấn tượng thực ra vốn rất bẻm mép, chỉ do hôm ấy anh ta bị viêm họng.
Hoặc anh chàng với hình xăm kín tay khiến bạn e ngại hóa ra lại yêu động vật và nấu ăn rất giỏi. Vậy thì tại sao bạn lại từ chối cơ hội “hẹn hò”, trong khi từ tìm hiểu đến yêu đương vẫn là một khoảng cách rất xa.
Và các chàng trai, đừng nhầm rằng bạn đã nắm chắc 70% khi cô gái nào đó đồng ý hẹn hò với mình. Kỳ thực, cơ hội trong tình yêu luôn là 50 - 50. Và nếu bạn thực sự chẳng đủ tốt như ấn tượng ban đầu, bạn vẫn có thể bị “knock out” dễ dàng.
Tôi nhớ một câu mà chàng nam chính trong bộ phim dài tập Love rain của Hàn Quốc đã nói: “Anh chưa rõ tình cảm của anh dành cho em là gì. Vì vậy từ giờ đến khi anh làm rõ điều đó, anh cần em ở bên anh”.
Bạn có thấy anh ta kiêu ngạo không? Nhưng tôi lại thấy câu nói đó quả thực rất đỗi chân thành. Mặc dù nghe có vẻ “bá đạo” thế, nhưng nếu cô gái ấy không đủ cảm mến, cô ấy hoàn toàn có thể ra đi.
Thay vì ngần ngại hẹn hò dẫn đến yêu đương chóng vánh, tại sao không kéo dài khoảng thời gian “tiền yêu đương” ấy ra. Hẹn hò chưa phải là yêu, mà nó là đặc quyền của những người thực sự muốn yêu.
Và bây giờ, tôi vẫn đang ở đây, chờ đợi một người đàn ông nào bước đến và nói với tôi rằng: “Chúng ta hẹn hò đi”.
May
Hẹn hò chưa phải là yêu, mà nó là đặc quyền của những người thực sự muốn yêu.
“Chúng ta hẹn hò đi”, đó là câu nói mà tôi nghe nhiều nhất xuyên suốt 8 phần How I met your mother, một sêri phim hài nổi tiếng của Mỹ.
Bộ phim là hành trình yêu đương của anh chàng Ted Mosby trước khi tìm được người mẹ tương lai của các con mình. Suốt 8 năm tìm kiếm, hẹn hò, rồi lại tiếp tục tìm kiếm, không thể đếm hết bao nhiêu lần Ted đã đề nghị “chúng ta hẹn hò đi” với các cô gái.
Dĩ nhiên không phải cuộc hẹn nào cũng diễn ra suôn sẻ, nhưng đôi khi, tôi thầm nghĩ giá như chuyện yêu đương ở ngoài đời cũng bớt phức tạp đi như thế. Thay vì giả bộ ngó lơ làm cao để rồi tiếc rẻ khi người trong mộng mất kiên nhẫn bỏ đi, sao không đơn giản hóa mọi việc bằng một câu hỏi hoặc một cái gật đầu.
Bạn có thể phản đối rằng cách yêu đương ở Mỹ khác Việt Nam. Khác chứ! Nhưng cần phải biết rằng lời đề nghị “hẹn hò” thực chất chưa phải là đã bắt đầu một tình yêu, nó chỉ là lời đề nghị cho nhau cơ hội, cơ hội để hiểu nhau, và yêu nhau.
Tôi chẳng mấy tin vào tình yêu sét đánh, nhưng lại luôn tin vào sự cảm mến sét đánh. Bạn gặp ai đó, và ngay lập tức thấy thích họ. Đó vẫn chưa phải là yêu, chỉ là sự thu hút. Và nếu không muốn cảm giác tuyệt vời đó chết yểu, cả hai cần phải cho nhau cơ hội.
Cho ai đó cơ hội để hiểu mình là một điều chẳng dễ. Bởi bị ràng buộc bởi quá nhiều nguyên tắc, khiến nhiều cô gái cho việc để ai đó tiếp cận mình là một điều lớn lao kinh khủng lắm. Và các cô đôi khi nghĩ hoài, trả lời hoài câu hỏi “liệu mình có thể yêu anh ta không”, trước khi quyết định có nên để anh ta (và chính mình) hiểu thêm về nhau không.
Thế nhưng quyết định yêu ai đó trước khi hiểu về họ là một sự dại dột vô cùng. Bởi biết đâu người đàn ông lạnh lùng trầm lặng mà bạn ấn tượng thực ra vốn rất bẻm mép, chỉ do hôm ấy anh ta bị viêm họng.
Hoặc anh chàng với hình xăm kín tay khiến bạn e ngại hóa ra lại yêu động vật và nấu ăn rất giỏi. Vậy thì tại sao bạn lại từ chối cơ hội “hẹn hò”, trong khi từ tìm hiểu đến yêu đương vẫn là một khoảng cách rất xa.
Và các chàng trai, đừng nhầm rằng bạn đã nắm chắc 70% khi cô gái nào đó đồng ý hẹn hò với mình. Kỳ thực, cơ hội trong tình yêu luôn là 50 - 50. Và nếu bạn thực sự chẳng đủ tốt như ấn tượng ban đầu, bạn vẫn có thể bị “knock out” dễ dàng.
Tôi nhớ một câu mà chàng nam chính trong bộ phim dài tập Love rain của Hàn Quốc đã nói: “Anh chưa rõ tình cảm của anh dành cho em là gì. Vì vậy từ giờ đến khi anh làm rõ điều đó, anh cần em ở bên anh”.
Bạn có thấy anh ta kiêu ngạo không? Nhưng tôi lại thấy câu nói đó quả thực rất đỗi chân thành. Mặc dù nghe có vẻ “bá đạo” thế, nhưng nếu cô gái ấy không đủ cảm mến, cô ấy hoàn toàn có thể ra đi.
Thay vì ngần ngại hẹn hò dẫn đến yêu đương chóng vánh, tại sao không kéo dài khoảng thời gian “tiền yêu đương” ấy ra. Hẹn hò chưa phải là yêu, mà nó là đặc quyền của những người thực sự muốn yêu.
Và bây giờ, tôi vẫn đang ở đây, chờ đợi một người đàn ông nào bước đến và nói với tôi rằng: “Chúng ta hẹn hò đi”.
May
liếm
Liếm...!!!
Gã sở hữu một cái lưỡi dài, thật dài. Có thể là dài đến cả tấc, xuống tận cằm. Mà cũng có thể là dài đến cả thước, xuống tận gối.
Bình thường, gã cũng như mọi người, nghĩa là không ai thè lưỡi ra liếm được cái mũi của chính mình. Nó nhỏ xíu, cụt ngủn. Cùng lắm là chỉ đủ liếm mép cho đỡ thèm khi nghĩ tới một món ăn ngon, hay đuổi một con ruồi mất dạy nào đó dám đậu trên môi.
Chỉ vậy thôi, người ta múa mỏ khoe môi, chứ không ai khoe lưỡi.
Nhưng khi hữu sự, nghĩa là nghe đâu đó có mùi rượu thịt, gã liền xách theo cái lưỡi của mình như một tráng sĩ mang theo cây kiếm sắc xuống núi.
Đến nơi, gã thò thụt đứng chờ.
Khi những bát đĩa tú hụ cạn dần, chỉ còn chút mỡ thừa canh cặn, là lúc gã tung cái lưỡi của mình ra như một bác chài tung lưới. Cái lưỡi dài và đỏ loang loáng lăn trên đĩa, nhoay nháy xoay trong bát, chỉ trong chớp mắt là sạch sành sanh. Sạch đến nỗi những người có phận sự rửa bát, dù có đưa lên mũi ngửi, khịt khịt mãi cũng không tìm thấy đâu mùi dầu mỡ!
Bầy chó chậm chân hơn, cất tiếng tru nghe như “thua thua” đầy hậm hực.
Nhờ cái tài liếm nhanh, liếm gọn, liếm tận tụy, liếm không công, gã được nuôi ăn để rửa bát ở một nhà hàng. Ngoài việc liếm trước khi rửa (cho đỡ tốn nước), những lúc rổi rãi gã thử liếm những cái bàn. Cũng như bát đĩa, cái lưỡi của gã chỉ một đường liếm là cái bàn sạch bóng không còn một hạt bụi nào.
Chủ rất thích.
Một hôm, nhà hàng thết đãi một vị thượng thượng khách. Người ta bày ra một chiếc ghế chạm trổ sơn son thếp vàng như một cái ngai. Cái lưỡi của gã được dịp múa may và chiếc ghế xưa cũ bỗng trở nên mới cáu.
Sau bữa tiệc, chủ nhà hàng đem gã ra khoe với khách. Để thử tài, khách thò chân ra và gã cũng thò lưỡi ra. Đôi giày đen được cái lưỡi như một con rắn trườn qua, trườn tới đâu bóng lộn tới đó như mới đánh xi.
Khách nói: hắn có tài đấy. Tài như thế mà để liếm giày cũng uổng. Thôi hãy về với ta.
Từ đó, thừa lệnh chủ, cái lưỡi của gã dài và xòe ra như chiếc chổi chà, làm cái công việc gọi là quét sạch, (chứ liếm không xuể) những thứ được gọi là rác rưởi, nọc độc tàn dư, những thứ diễn tiến hòa bình hay không hòa bình… Cái lưỡi của gã chẳng mấy chốc trở thành siêu quần bạt chúng, dài đến nỗi thọc sâu vào tận các trang mạng, cắm những tấm biển sinh tử phù như Mỹ cắm cờ trên mặt giăng.
Vậy nên, những kẻ lừng khừng hay sắp lừng khừng, trở cờ hay sắp trở cờ chớ có nghe xúi dại mà chui ra khỏi cái hang... Gã sẽ liếm như con kỳ nhông liếm mối, lần này là liếm tận óc!
Chớ có mà đùa dai! Nhớ đấy!
21/12/2013
Khuất Đẩu
© 2013 Khuất Đẩu & pro&contra
Gã sở hữu một cái lưỡi dài, thật dài. Có thể là dài đến cả tấc, xuống tận cằm. Mà cũng có thể là dài đến cả thước, xuống tận gối.
Bình thường, gã cũng như mọi người, nghĩa là không ai thè lưỡi ra liếm được cái mũi của chính mình. Nó nhỏ xíu, cụt ngủn. Cùng lắm là chỉ đủ liếm mép cho đỡ thèm khi nghĩ tới một món ăn ngon, hay đuổi một con ruồi mất dạy nào đó dám đậu trên môi.
Chỉ vậy thôi, người ta múa mỏ khoe môi, chứ không ai khoe lưỡi.
Nhưng khi hữu sự, nghĩa là nghe đâu đó có mùi rượu thịt, gã liền xách theo cái lưỡi của mình như một tráng sĩ mang theo cây kiếm sắc xuống núi.
Đến nơi, gã thò thụt đứng chờ.
Khi những bát đĩa tú hụ cạn dần, chỉ còn chút mỡ thừa canh cặn, là lúc gã tung cái lưỡi của mình ra như một bác chài tung lưới. Cái lưỡi dài và đỏ loang loáng lăn trên đĩa, nhoay nháy xoay trong bát, chỉ trong chớp mắt là sạch sành sanh. Sạch đến nỗi những người có phận sự rửa bát, dù có đưa lên mũi ngửi, khịt khịt mãi cũng không tìm thấy đâu mùi dầu mỡ!
Bầy chó chậm chân hơn, cất tiếng tru nghe như “thua thua” đầy hậm hực.
Nhờ cái tài liếm nhanh, liếm gọn, liếm tận tụy, liếm không công, gã được nuôi ăn để rửa bát ở một nhà hàng. Ngoài việc liếm trước khi rửa (cho đỡ tốn nước), những lúc rổi rãi gã thử liếm những cái bàn. Cũng như bát đĩa, cái lưỡi của gã chỉ một đường liếm là cái bàn sạch bóng không còn một hạt bụi nào.
Chủ rất thích.
Một hôm, nhà hàng thết đãi một vị thượng thượng khách. Người ta bày ra một chiếc ghế chạm trổ sơn son thếp vàng như một cái ngai. Cái lưỡi của gã được dịp múa may và chiếc ghế xưa cũ bỗng trở nên mới cáu.
Sau bữa tiệc, chủ nhà hàng đem gã ra khoe với khách. Để thử tài, khách thò chân ra và gã cũng thò lưỡi ra. Đôi giày đen được cái lưỡi như một con rắn trườn qua, trườn tới đâu bóng lộn tới đó như mới đánh xi.
Khách nói: hắn có tài đấy. Tài như thế mà để liếm giày cũng uổng. Thôi hãy về với ta.
Từ đó, thừa lệnh chủ, cái lưỡi của gã dài và xòe ra như chiếc chổi chà, làm cái công việc gọi là quét sạch, (chứ liếm không xuể) những thứ được gọi là rác rưởi, nọc độc tàn dư, những thứ diễn tiến hòa bình hay không hòa bình… Cái lưỡi của gã chẳng mấy chốc trở thành siêu quần bạt chúng, dài đến nỗi thọc sâu vào tận các trang mạng, cắm những tấm biển sinh tử phù như Mỹ cắm cờ trên mặt giăng.
Vậy nên, những kẻ lừng khừng hay sắp lừng khừng, trở cờ hay sắp trở cờ chớ có nghe xúi dại mà chui ra khỏi cái hang... Gã sẽ liếm như con kỳ nhông liếm mối, lần này là liếm tận óc!
Chớ có mà đùa dai! Nhớ đấy!
21/12/2013
Khuất Đẩu
© 2013 Khuất Đẩu & pro&contra
" Bề ngoài chỉ là giấy - đốt là cháy "
Một người đàn ông bước vào một ngôi chùa thỉnh Phật để được tĩnh tâm , thấy người đàn ông Phật hỏi :
" Ta thấy sâu thẳm trong đôi mắt con chất chứa u sầu . Nói ta nghe đi ''
- " Thưa phật , con biết mình đang lầm đường lạc lối . Nhưng con thật sự không thể ngăn nổi bước chân mình lại. Con đã có gia đình nhưng bây giờ con đang yêu một người con gái khác. Con thật lòng muốn từ bỏ vợ mình đến với cô ấy.... Vợ con rất tốt nhưng chỉ bên cô ấy con mới cảm giác hạnh phúc nhất và yêu thương mãnh liệt hơn bao giờ hết . Con không biết phải làm sao nữa ? "
- " Ta hiểu rồi. Con nhìn ra xa. Có ba cây nến kia. Con thấy cây nào sáng nhất ?"
Người đàn ông ngơ ngác :
- " Thưa phật , chúng xa vậy con thật chẳng thể thấy đc cây nào sáng hơn. "
Phật hiền từ đáp :
- " Vậy giờ con hãy mang 1 cây lại đây. Giờ thì con thấy cây nào sáng nhất ? "
- " Dạ thưa ! Cây đang ở ngay trc mắt con sáng nhất ạ "
- " Phải rồi... Chỉ ba cây nến ... Con còn không biết cây nào sáng nhất. Vậy thế gian trăm ngàn người... Sao con biết ai sẽ là tốt nhất ... Ai làm con hạnh phúc nhất chứ. Chỉ những thứ hiện hữu ngay trước mắt ta mới là sáng nhất ... Giá trị nhất con ạ... Đừng bao giờ đong đếm so sánh . Ta có thể đánh mất nó xong có thể mất cả đời cũng không bao giờ tìm lại được đâu "
- " Dạ con hiểu rồi. Con xin giác ngộ !!! Người đàn ông vội trở về bên vợ mình "
Cuộc sống cũng vậy đó các bạn, đừng vì một phút nông nổi, hay chỉ vì một bề ngoài hào nhoáng mà mình buông lời xúc phạm, chê bai, đánh mất công việc, thu nhập hay làm tổn thương những người tốt đang ngay cạnh ta. hãy nhớ :
" Bề ngoài chỉ là giấy - đốt là cháy "
" Ta thấy sâu thẳm trong đôi mắt con chất chứa u sầu . Nói ta nghe đi ''
- " Thưa phật , con biết mình đang lầm đường lạc lối . Nhưng con thật sự không thể ngăn nổi bước chân mình lại. Con đã có gia đình nhưng bây giờ con đang yêu một người con gái khác. Con thật lòng muốn từ bỏ vợ mình đến với cô ấy.... Vợ con rất tốt nhưng chỉ bên cô ấy con mới cảm giác hạnh phúc nhất và yêu thương mãnh liệt hơn bao giờ hết . Con không biết phải làm sao nữa ? "
- " Ta hiểu rồi. Con nhìn ra xa. Có ba cây nến kia. Con thấy cây nào sáng nhất ?"
Người đàn ông ngơ ngác :
- " Thưa phật , chúng xa vậy con thật chẳng thể thấy đc cây nào sáng hơn. "
Phật hiền từ đáp :
- " Vậy giờ con hãy mang 1 cây lại đây. Giờ thì con thấy cây nào sáng nhất ? "
- " Dạ thưa ! Cây đang ở ngay trc mắt con sáng nhất ạ "
- " Phải rồi... Chỉ ba cây nến ... Con còn không biết cây nào sáng nhất. Vậy thế gian trăm ngàn người... Sao con biết ai sẽ là tốt nhất ... Ai làm con hạnh phúc nhất chứ. Chỉ những thứ hiện hữu ngay trước mắt ta mới là sáng nhất ... Giá trị nhất con ạ... Đừng bao giờ đong đếm so sánh . Ta có thể đánh mất nó xong có thể mất cả đời cũng không bao giờ tìm lại được đâu "
- " Dạ con hiểu rồi. Con xin giác ngộ !!! Người đàn ông vội trở về bên vợ mình "
Cuộc sống cũng vậy đó các bạn, đừng vì một phút nông nổi, hay chỉ vì một bề ngoài hào nhoáng mà mình buông lời xúc phạm, chê bai, đánh mất công việc, thu nhập hay làm tổn thương những người tốt đang ngay cạnh ta. hãy nhớ :
" Bề ngoài chỉ là giấy - đốt là cháy "
VAI KỊCH CUỐI CÙNG
Có một người diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hạ năm ấy ông tìm về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên cấp I trường làng.
Mỗi buổi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua thung lũng, trước khi rẽ vào những vách đá đến phía ga trên.
Chú bé hồi hộp đợi. Đoàn tàu phủ đầy bụi đường với những toa đông đúc hành khách như một thế giới khác lạ, ầm ầm lướt qua thung lũng. Chú bé vụt đứng dậy, háo hức đưa tay vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại chú. Nhưng hành khách - mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường- chẳng ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết.
Hôm sau, rồi hôm sau, hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn không một hành khách nào vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn viên già như thắt lại. Ông nghĩ: "Không gì đau lòng bằng việc thấy một em bé thất vọng, đừng để trẻ con mất lòng tin ở đời sống, ở con người."
Hôm sau, người em thấy ông giở chiếc vali hoá trang ra. Ông dán lên mép một bộ râu giả, đeo kính, mượn ở đâu một chiếc áo veston cũ, mặc vào rồi chống gậy đi. Ông đi nhờ chuyến xe ngựa của trạm, lên tàu đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu, ông thầm nghĩ: " Đây là vai kịch cuối cùng của mình, cũng như nhiều lần nhà hát thường phân cho mình, một vai phụ, một vai rất bình thường, một hành khách giữa bao hành khách đi tàu..."
Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quít, nhẩy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi.
Con tàu đi xa. Người diễn viên già trào nước mắt cảm động hơn bất cứ một đêm diễn huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai kịch cuối cùng của ông, một vai phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng đã làm cho chú bé kia vui sướng, đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú sẽ không mất lòng tin ở cuộc đời.
Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013
5 CÁCH CHỐNG BỨC XẠ ĐIỆN TỬ CỦA MÁY TÍNH
Bức xạ điện từ được
sản sinh ra từ những sản phẩm điện tử lại gây ra rất nhiều ảnh hưởng không tốt
cho cơ thể.
Máy tính là một trong những máy móc điện tử mà hiện nay chúng ta phải tiếp xúc nhiều nhất trong một ngày. Dưới đây là 5 chiêu hiệu quả để ứng phó với ảnh hưởng của bức xạ điện từ của máy tính.
1. Trên bàn làm việc có thể đặt vài chậu xương rồng, xương rồng có thể hút bức xạ điện từ.
2. Đối với những người bận rộn thì cách tránh bức xạ điện từ của máy tính đơn giản nhất đó là mỗi sáng uống 2 - 3 cốc trà xanh, ăn một quả quýt. Lá trà xanh rất giàu vitamin A thô, sau khi bị cơ thể tiếp nhận nó sẽ rất nhanh chuyển hóa thành vitamin A.
Do đó, trà xanh không những có thể làm tiêu tan những nguy hại mà bức xạ điện từ của máy tính gây ra, nó còn có thể bảo vệ và nâng cao thị lực.
Nếu bạn không quen với việc uống trà xanh, bạn có thể dùng trà hoa cúc bởi nó cũng có tác dụng tương tự như vậy.
3. Vị trí đặt máy tính cũng rất quan trọng. Hạn chế việc đặt mặt sau của màn hình về hướng có người bởi vì bức xạ điện từ của máy tính mạnh nhất là từ mặt sau, sau đó là hai bên, màn hình là nơi mà bức xạ điện từ yếu nhất.
Để có thể nhìn rõ mặt chữ ít nhất chúng ta cũng phải đặt máy tính cách 50 - 75 cm. Với vị trí như vậy có thể giảm những ảnh hưởng của bức xạ điện từ.
4. Đối với những người thường xuyên tiếp xúc với máy tính thì nên ăn nhiều đồ ăn có chứa vitamin A, C, protein như cà rốt, giá đỗ, cà chua, thịt nạc, thịt khô.
5. Thường xuyên tiếp xúc với máy tính sẽ làm cho mắt bị khô và nhức mỏi. Để giảm tình trạng này chúng ta nên thường xuyên ăn chuối. Kali trong chuối sẽ giúp chúng ta loại bỏ thành phần muối dư thừa trong cơ thể giúp mắt không xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi.
Máy tính là một trong những máy móc điện tử mà hiện nay chúng ta phải tiếp xúc nhiều nhất trong một ngày. Dưới đây là 5 chiêu hiệu quả để ứng phó với ảnh hưởng của bức xạ điện từ của máy tính.
1. Trên bàn làm việc có thể đặt vài chậu xương rồng, xương rồng có thể hút bức xạ điện từ.
2. Đối với những người bận rộn thì cách tránh bức xạ điện từ của máy tính đơn giản nhất đó là mỗi sáng uống 2 - 3 cốc trà xanh, ăn một quả quýt. Lá trà xanh rất giàu vitamin A thô, sau khi bị cơ thể tiếp nhận nó sẽ rất nhanh chuyển hóa thành vitamin A.
Do đó, trà xanh không những có thể làm tiêu tan những nguy hại mà bức xạ điện từ của máy tính gây ra, nó còn có thể bảo vệ và nâng cao thị lực.
Nếu bạn không quen với việc uống trà xanh, bạn có thể dùng trà hoa cúc bởi nó cũng có tác dụng tương tự như vậy.
3. Vị trí đặt máy tính cũng rất quan trọng. Hạn chế việc đặt mặt sau của màn hình về hướng có người bởi vì bức xạ điện từ của máy tính mạnh nhất là từ mặt sau, sau đó là hai bên, màn hình là nơi mà bức xạ điện từ yếu nhất.
Để có thể nhìn rõ mặt chữ ít nhất chúng ta cũng phải đặt máy tính cách 50 - 75 cm. Với vị trí như vậy có thể giảm những ảnh hưởng của bức xạ điện từ.
4. Đối với những người thường xuyên tiếp xúc với máy tính thì nên ăn nhiều đồ ăn có chứa vitamin A, C, protein như cà rốt, giá đỗ, cà chua, thịt nạc, thịt khô.
5. Thường xuyên tiếp xúc với máy tính sẽ làm cho mắt bị khô và nhức mỏi. Để giảm tình trạng này chúng ta nên thường xuyên ăn chuối. Kali trong chuối sẽ giúp chúng ta loại bỏ thành phần muối dư thừa trong cơ thể giúp mắt không xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi.
Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013
Việt Nam có bao nhiêu loại phở nhỉ?
Việt Nam có bao nhiêu loại phở nhỉ?
Đối với người Việt chúng mình, phở từ lâu
đã trở thành món ăn gần gũi và thân thuộc rồi. Tuy nhiên, các bạn có
biết: trải qua nhiều năm tháng phát triển, ngày nay phở Việt đã trở
thành “dòng họ” có đến khoảng 40 anh em cơ đấy! Cùng điểm danh các anh
bạn này nhé!
Dựa theo cách chế biến, họ nhà phở được chia thành 2 chi là phở nước và phở khô.
Trước tiên là bác phở nước quen thuộc. Đặc trưng của phở nước là bánh phở sẽ được chần mềm và chan cùng nước dùng. Tuy nhiên, hương vị nước dùng ở mỗi vùng miền cũng khác nhau, nguyên liệu đi kèm cũng có nhiều thay đổi đấy! Riêng nhắc tới phở bò đã có bao nhiêu loại như: tái, chín, nạm, gàu, sốt vang, ngẩu pín, áp chảo… rồi.
Nước dùng của phở Hà Nội thì thường trong và ngọt vị chân chất của xương, còn nước dùng của phở miền Nam lại có màu hơi đục, có vị béo và ngậy hơn.
Thưởng thức một bát phở tái, bạn sẽ thấy có vị tươi và thơm ngọt của thịt bò, phở chín thì lại có vị mềm chắc của miếng thịt được ninh thật kĩ. Còn phở gàu thì sao? Gàu thực chất là thứ mỡ dày hàng phân bao quanh súc thịt nạc và chỉ ở những con bò nào thật béo thì mới lấy được gàu giòn thui!
Các bạn có biết cách phân biệt phở nạm, phở sốt vang hay ngẩu pín không? Này nhé, phở nạm là món phở được chế biến cùng với những miếng thịt gân bò được ninh rất kĩ. Phở sốt vang lại được chế biến bằng cách ninh nhừ phần thịt bò bắp, phần gân cộng thêm phần nước sốt có mùi thơm đặc biệt, thoang thoảng chút ít vị rượu nữa. Ở nhiều nơi, khi chế biến bò sốt vang người ta hay cho thêm chút gấc để màu sốt thêm phần hấp dẫn các bạn ạ. Còn ngẩu pín được chế biến khá giống với sốt vang, chỉ khác phần nguyên liệu mà thôi!
Bên cạnh phở bò, chúng ta còn bắt gặp phở gà, phở ngan, thậm chí cả phở đà điểu nữa cơ đấy! Tuy gia vị sử dụng trong một bát phở gà không quá khác biệt so với phở bò nhưng khi thưởng thức phở gà, ta lại thấy có phần thanh nhẹ hơn. Món phở đà điểu khá lạ với nước dùng được chế biến từ nước hầm đà điểu tạo nên một hương vị vô cùng đặc biệt.
Ở nhiều nơi, phở còn được chế biến cùng nội tạng như tim, gan, bầu dục… được chần kĩ hoặc xào theo yêu cầu của thực khách.
Ngoài ra, nếu đi đến các vùng miền biển, rất có thể các bạn sẽ bắt gặp cả những món phở độc đáo khác như: phở nghêu, phở tôm, phở cá... nữa cơ. Trong đó, phở nghêu chiếm được cảm tình của đông đảo thực khách Sài thành nhất bởi vị ngọt tự nhiên, thanh nhẹ của nước dùng hầm từ xương và rau củ quả. Phở nghêu có 2 loại là phở nghêu nước trong và phở nghêu sa tế với những con nghêu được tẩm ướp cầu kì.
Bên cạnh đó, những người có thói quen ăn chay thường xuyên chắc hẳn không lạ gì món phở chay, một món ăn đặc sắc của trường phái ẩm thực chay Hà thành. Với nguyên liệu hoàn toàn bằng thực vật. Nước dùng phở chay có vị ngọt rất đặc trưng từ các loại rau củ. Ngập trong nước dùng thanh mát là những sợi phở trắng cùng vài lát gà chay, giò chay, chân nấm, hành lá… tạo nên một bát phở hấp dẫn, thanh tao.
Ai có dịp ghé chân qua Quế Sơn - Quảng Nam thì nhớ thưởng thức món phở sắn (củ mì) nhé! Được làm từ bột của củ sắn nên phở có vị dai dai, là lạ... quyện với mùi thơm của tỏi dầu, đậu phụng rang, rau quế tạo hương thơm đậm đà khó quên.
Ngoài ra, chúng ta còn phải kể đến phở móng giò Nha Trang, phở thịt xông khói… tuy không phổ biến nhưng những món phở này cũng không kém phần hấp dẫn đâu nhé!
Bên cạnh phở nước, phở khô cũng mở ra một thế giới vô cùng độc đáo và đa dạng. Đến với phở xào quen thuộc, tận hưởng sợi phở ngấm đều gia vị, dai dai dẻo dẻo lại giòn giòn cùng với thịt bò thơm ngon khiến không ít thực khách phải say lòng.
Không biết tại sao mà phở khô Gia Lai lại khiến nhiều du khách lặn lội đường xa đến thưởng thức món ăn này đến vậy? Có lẽ cũng bởi hương vị đặc trưng của miền cao nguyên đã thấm đều vào từng sợi phở mềm, dai nơi đây. Phở khô Gia Lai gồm một tô bánh phở và một tô nước súp. Bánh phở có phở, giá trụng, thịt bằm và hành phi, nước súp lại có thịt bò thái mỏng thêm chút tiêu và hành lá. Thưởng thức một miếng phở rồi húp một miếng súp thì mới cảm nhận được hương vị ngon của phở nơi cao nguyên này.
Phở cuốn với bánh phở to bản cuộn thịt bò và rau với nước chấm đi kèm từ lâu đã nắm giữ một vị trí đặc biệt trong lòng thực khách Hà thành. Song hành cùng với phở cuốn còn có phở chiên phồng và phở rán nữa cơ. Phở chiên phồng được làm từ những bản bánh phở gấp nhiều lần rồi chiên lên, ăn kèm với thịt bò xào rau cải ngọt. Từ màu sắc đến hương vị đều thật là hấp dẫn. Trong khi đấy, phở rán lại chỉ là thứ bánh phở sợi bình thường, được gỡ rối ra rồi cho vào chảo rán, đập mỏng như hình một chiếc bánh gạo tròn to. Khi ăn vừa thấy giòn, vừa thấy mềm lại thơm vị bột gạo mà không hề bị ngấy. Phở rán ăn kèm với lòng xào là tuyệt nhất!
Một nhân vật không thể không kể đến trong hàng ngũ phở khô chính là phở trộn. Những sợi phở được đặt vào bát cùng thịt (thịt gà với phở trộn gà; thịt bò, gà với phở trộn thập cẩm), rau thơm, giá, lạc thêm chút nước mắm chua ngọt, ăn kèm với nước dùng thơm vị gừng và hành hoa... tạo nên một hương vị đặc biệt khác lạ so với phở nước thông thường.
Kế bên phở trộn, phở chua ngọt cũng góp phần làm đa dạng các loại phở tại Việt Nam. Phở chua ngọt rất dễ ăn bởi được chan nước sốt chua chua, ngọt ngọt lại ăn cùng thịt bò với dạ dày quay chín vàng thơm ngon. Ăn món này chắc chắn phải có rau xà lách và rau kinh giới đi kèm cùng giá trần và dưa gót để món ăn thêm phần sinh động.
Chẳng biết phở chua ngọt có “họ hàng” gần xa với phở chua Lạng Sơn không bởi cả hai đều có cách kết hợp vị chua kì lạ song hành cùng bánh phở trắng ngần. Để làm nên một bát phở chua thì phải đảm bảo đầy đủ các nguyên liệu: bánh phở, lạc rang giã rập, các loại rau thơm, dưa chuột, hành khô, thịt rán thái chỉ (hay thịt xá xíu) trộn với phần nước gồm dấm, tỏi, đường… sao cho gia vị ngấm đều từng sợi phở mà vẫn không bị nát thì mới là đạt tiêu chuẩn.
Đi khắp đó đây, tìm kiếm biết bao nhiêu loại phở, mới biết những người đầu bếp Việt khéo léo và sáng tạo biết bao. Mỗi loại phở đều có một hương vị riêng, một cái ngon riêng mà không thể nào cân đong đo đếm được. Bên cạnh những món phở đã được kể tên ở trên chắc hẳn vẫn còn nhiều món phở khác mà chúng ta chưa có dịp biết đến. Tất cả các món phở đó đều đã, đang và sẽ cùng nhau tạo nên một nền ẩm thực Việt Nam đa dạng.
Nguồn: Kênh 14
Dựa theo cách chế biến, họ nhà phở được chia thành 2 chi là phở nước và phở khô.
Trước tiên là bác phở nước quen thuộc. Đặc trưng của phở nước là bánh phở sẽ được chần mềm và chan cùng nước dùng. Tuy nhiên, hương vị nước dùng ở mỗi vùng miền cũng khác nhau, nguyên liệu đi kèm cũng có nhiều thay đổi đấy! Riêng nhắc tới phở bò đã có bao nhiêu loại như: tái, chín, nạm, gàu, sốt vang, ngẩu pín, áp chảo… rồi.
Nước dùng của phở Hà Nội thì thường trong và ngọt vị chân chất của xương, còn nước dùng của phở miền Nam lại có màu hơi đục, có vị béo và ngậy hơn.
Thưởng thức một bát phở tái, bạn sẽ thấy có vị tươi và thơm ngọt của thịt bò, phở chín thì lại có vị mềm chắc của miếng thịt được ninh thật kĩ. Còn phở gàu thì sao? Gàu thực chất là thứ mỡ dày hàng phân bao quanh súc thịt nạc và chỉ ở những con bò nào thật béo thì mới lấy được gàu giòn thui!
Các bạn có biết cách phân biệt phở nạm, phở sốt vang hay ngẩu pín không? Này nhé, phở nạm là món phở được chế biến cùng với những miếng thịt gân bò được ninh rất kĩ. Phở sốt vang lại được chế biến bằng cách ninh nhừ phần thịt bò bắp, phần gân cộng thêm phần nước sốt có mùi thơm đặc biệt, thoang thoảng chút ít vị rượu nữa. Ở nhiều nơi, khi chế biến bò sốt vang người ta hay cho thêm chút gấc để màu sốt thêm phần hấp dẫn các bạn ạ. Còn ngẩu pín được chế biến khá giống với sốt vang, chỉ khác phần nguyên liệu mà thôi!
Bên cạnh phở bò, chúng ta còn bắt gặp phở gà, phở ngan, thậm chí cả phở đà điểu nữa cơ đấy! Tuy gia vị sử dụng trong một bát phở gà không quá khác biệt so với phở bò nhưng khi thưởng thức phở gà, ta lại thấy có phần thanh nhẹ hơn. Món phở đà điểu khá lạ với nước dùng được chế biến từ nước hầm đà điểu tạo nên một hương vị vô cùng đặc biệt.
Ở nhiều nơi, phở còn được chế biến cùng nội tạng như tim, gan, bầu dục… được chần kĩ hoặc xào theo yêu cầu của thực khách.
Ngoài ra, nếu đi đến các vùng miền biển, rất có thể các bạn sẽ bắt gặp cả những món phở độc đáo khác như: phở nghêu, phở tôm, phở cá... nữa cơ. Trong đó, phở nghêu chiếm được cảm tình của đông đảo thực khách Sài thành nhất bởi vị ngọt tự nhiên, thanh nhẹ của nước dùng hầm từ xương và rau củ quả. Phở nghêu có 2 loại là phở nghêu nước trong và phở nghêu sa tế với những con nghêu được tẩm ướp cầu kì.
Bên cạnh đó, những người có thói quen ăn chay thường xuyên chắc hẳn không lạ gì món phở chay, một món ăn đặc sắc của trường phái ẩm thực chay Hà thành. Với nguyên liệu hoàn toàn bằng thực vật. Nước dùng phở chay có vị ngọt rất đặc trưng từ các loại rau củ. Ngập trong nước dùng thanh mát là những sợi phở trắng cùng vài lát gà chay, giò chay, chân nấm, hành lá… tạo nên một bát phở hấp dẫn, thanh tao.
Ai có dịp ghé chân qua Quế Sơn - Quảng Nam thì nhớ thưởng thức món phở sắn (củ mì) nhé! Được làm từ bột của củ sắn nên phở có vị dai dai, là lạ... quyện với mùi thơm của tỏi dầu, đậu phụng rang, rau quế tạo hương thơm đậm đà khó quên.
Ngoài ra, chúng ta còn phải kể đến phở móng giò Nha Trang, phở thịt xông khói… tuy không phổ biến nhưng những món phở này cũng không kém phần hấp dẫn đâu nhé!
Bên cạnh phở nước, phở khô cũng mở ra một thế giới vô cùng độc đáo và đa dạng. Đến với phở xào quen thuộc, tận hưởng sợi phở ngấm đều gia vị, dai dai dẻo dẻo lại giòn giòn cùng với thịt bò thơm ngon khiến không ít thực khách phải say lòng.
Không biết tại sao mà phở khô Gia Lai lại khiến nhiều du khách lặn lội đường xa đến thưởng thức món ăn này đến vậy? Có lẽ cũng bởi hương vị đặc trưng của miền cao nguyên đã thấm đều vào từng sợi phở mềm, dai nơi đây. Phở khô Gia Lai gồm một tô bánh phở và một tô nước súp. Bánh phở có phở, giá trụng, thịt bằm và hành phi, nước súp lại có thịt bò thái mỏng thêm chút tiêu và hành lá. Thưởng thức một miếng phở rồi húp một miếng súp thì mới cảm nhận được hương vị ngon của phở nơi cao nguyên này.
Phở cuốn với bánh phở to bản cuộn thịt bò và rau với nước chấm đi kèm từ lâu đã nắm giữ một vị trí đặc biệt trong lòng thực khách Hà thành. Song hành cùng với phở cuốn còn có phở chiên phồng và phở rán nữa cơ. Phở chiên phồng được làm từ những bản bánh phở gấp nhiều lần rồi chiên lên, ăn kèm với thịt bò xào rau cải ngọt. Từ màu sắc đến hương vị đều thật là hấp dẫn. Trong khi đấy, phở rán lại chỉ là thứ bánh phở sợi bình thường, được gỡ rối ra rồi cho vào chảo rán, đập mỏng như hình một chiếc bánh gạo tròn to. Khi ăn vừa thấy giòn, vừa thấy mềm lại thơm vị bột gạo mà không hề bị ngấy. Phở rán ăn kèm với lòng xào là tuyệt nhất!
Một nhân vật không thể không kể đến trong hàng ngũ phở khô chính là phở trộn. Những sợi phở được đặt vào bát cùng thịt (thịt gà với phở trộn gà; thịt bò, gà với phở trộn thập cẩm), rau thơm, giá, lạc thêm chút nước mắm chua ngọt, ăn kèm với nước dùng thơm vị gừng và hành hoa... tạo nên một hương vị đặc biệt khác lạ so với phở nước thông thường.
Kế bên phở trộn, phở chua ngọt cũng góp phần làm đa dạng các loại phở tại Việt Nam. Phở chua ngọt rất dễ ăn bởi được chan nước sốt chua chua, ngọt ngọt lại ăn cùng thịt bò với dạ dày quay chín vàng thơm ngon. Ăn món này chắc chắn phải có rau xà lách và rau kinh giới đi kèm cùng giá trần và dưa gót để món ăn thêm phần sinh động.
Chẳng biết phở chua ngọt có “họ hàng” gần xa với phở chua Lạng Sơn không bởi cả hai đều có cách kết hợp vị chua kì lạ song hành cùng bánh phở trắng ngần. Để làm nên một bát phở chua thì phải đảm bảo đầy đủ các nguyên liệu: bánh phở, lạc rang giã rập, các loại rau thơm, dưa chuột, hành khô, thịt rán thái chỉ (hay thịt xá xíu) trộn với phần nước gồm dấm, tỏi, đường… sao cho gia vị ngấm đều từng sợi phở mà vẫn không bị nát thì mới là đạt tiêu chuẩn.
Đi khắp đó đây, tìm kiếm biết bao nhiêu loại phở, mới biết những người đầu bếp Việt khéo léo và sáng tạo biết bao. Mỗi loại phở đều có một hương vị riêng, một cái ngon riêng mà không thể nào cân đong đo đếm được. Bên cạnh những món phở đã được kể tên ở trên chắc hẳn vẫn còn nhiều món phở khác mà chúng ta chưa có dịp biết đến. Tất cả các món phở đó đều đã, đang và sẽ cùng nhau tạo nên một nền ẩm thực Việt Nam đa dạng.
Nguồn: Kênh 14
Đi tìm vị đã mất của phở
Đi tìm vị đã mất của phở
Cái vị ngọt rất giàu axit amin của nước
phở khi mà mì chính chưa có thì không chỉ trông cậy vào xương bò hầm mà
phải cần đến một thứ độc đáo khác, đó là sá sùng. Vị của loài giun biển
này đã ngấm vào miệng lưỡi của nhiều thế hệ người Hà Nội từ thời Thạch
Lam, Nguyễn Tuân, nghĩa là từ thời có phở, nhưng có lẽ ít người biết,
thậm chí có thời thấy hàng phở bò bỏ nó vào nước dùng lại tưởng là họ
lếu láo cho mình ăn giun. Kỳ thực, loài giun ấy giờ trả giá 350 - 600
ngàn/ kg cũng không có mà mua.
Linh hồn của nước phở
Câu chuyện về vị sá sùng của phở nói trên là điều khẳng định của ông Nguyễn Đình Rao (Chủ tịch CLB UNESCO văn hoá ẩm thực VN). Trong cuộc hội thảo về phở tổ chức tại KS Sofitel Metropole Hanoi vào cuối năm ngoái, ông Rao còn đưa nó vào công thức phổ biến của phở truyền thống (cũng chưa thấy ai bác lại)... Song có một điều chắc chắn là các hàng phở Hà Nội bây giờ không muốn hoặc không có sá sùng mà dùng nữa - vị phở ấy đã mất...
Việc sử dụng sá sùng trong nước phở không thấy ghi trong sách nào, mà chỉ là tư liệu điền dã của ông Rao. Nhiều thập kỷ trước, sá sùng đã được phổ biến trong các hàng phở. Sá sùng - một loại trùng thuộc họ giun đốt có hàm lượng dinh dưỡng cao.
Người bán phở ngày xưa dậy từ 3 - 4 giờ sáng, cho xương bò, tôm he sá sùng khô vào nồi hầm khoảng 2 tiếng. Chất bổ từ con sá sùng tan hết vào nước, chỉ để lại một lớp bọt, và người làm hàng cũng vớt hết bọt đi để nước dùng thật nóng, thật trong và thật thơm. Ông Rao kể lại rằng, phở Nam Định quê hương ông một thời là như thế... Thời chống Pháp, phở Cầu Bố - Rừng thông (Thanh Hoá) ngon nổi tiếng cũng vì biển Sầm Sơn của Thanh Hoá có sá sùng đưa lên... Theo sách vở ghi lại thì sá sùng (tên Latin là spunculoideas) hầu như chỉ có ở các đảo thuộc loại cồn cát ở Quan Lạn (Vân Đồn - Quảng Ninh).
Vào thương cảng cổ, đào mồ sá sùng
Ngồi chờ bắt sá sùng ở Quan Lạn (một hòn đảo cách bờ 70 km) mà trông con nước triều một ngày bốn lần âm (lên), khi ròng (xuống). Đây chính là con đường thông thuyền xưa của thương cảng cổ Vân Đồn. Đợt nước ròng cuối cùng làm lộ ra bãi cát rộng vài cây số, người Quan Lạn chỉ chờ có thế là tràn xuống đào sá sùng. Mỗi người cầm một chiếc mai to, gần giống như chiếc thuổng, nhưng lưỡi dài và bằng, được thiết kế riêng cho công việc này. Chiếc nào chiếc nấy dùng lâu ngày được cát mài cho sáng loáng. Họ dò dẫm đi trên cát, mắt đăm đăm nhìn xuống, rồi rất nhanh và cực kỳ chính xác, họ thục lưỡi mai xuống cát, rồi cong người dùng toàn bộ sức mạnh của cánh tay, thậm chí đu cả chân lên, lợi dụng trọng lượng của cơ thể vít cán mai xuống để bẩy cát. Rút mai ra rất nhanh, rồi bồi thêm một nhát "khoá đuôi" nữa, họ đã lật được con sá sùng lên mặt cát...
Con sá sùng to bằng ngón tay, ngắn hơn con giun đất, mềm mềm như con nhộng khoai lang, nằm cuộn tròn dưới ánh nắng mặt trời. Nhưng nó có thể luồn trong cát nhanh chẳng kém gì con lươn trong bùn.
Những cái tổ sá sùng rát khó phát hiện, và đối với người bình thường thì dường như không thể nhận ra chúng trên mặt cát long lổ vệt ốc bò. Chỉ là những vạt cát hơi nhô lên như mu bàn tay người, và se khô hơn xung quanh - đó chính là mái tổ của sá sùng, nếu là con to thì mái tổ bằng cái quạt nan. Không hiểu bằng một sự liên tưởng nào đó mà người Quan Lạn gọi đó là cái "mồ" sá sùng, và công việc của họ là đi đào mồ bắt chúng.
Người không biết đào sá sùng, nhưng say mê nó đến độ viết thành sách là ông Phạm Quốc Duyệt, trưởng ban văn hoá xã, nguyên là thuỷ thủ "tàu không số" thời chống Mỹ. Ông khẳng định: "Chỉ có ở đảo Quan Lạn này và một ít ở đảo Ngọc Vừng bên cạnh là có sá sùng, lắm nhất lại chính là ở bãi cát dưới đáy thương cảng cổ. Từ đời xửa đời xưa, người Quan Lạn đã ăn loài giun cát này mà lớn lên. Sá sùng tươi đem về lấy đũa xiên qua người chúng đùn hết cát trong ruột, đem vào trần lên, xào tỏi hoặc nấu canh với lá hà, một loài rau rất ngọt ở Quan Lạn, thì không gì ngon bổ béo bằng. Ăn thừa thì mắc vào mồi câu cá, vì thế người dân gọi sá sùng là con mồi". Ông cười hóm hỉnh: "Vậy mà bây giờ thành đặc sản, chủ yếu là xuất sang Trung Quốc".
Ngọt ngào và cay đắng từ vị của phở
Tôi tò mò hỏi ông có biết chuyện người Hà Nội thấy sá sùng tưởng là giun hay không. Ông Duyệt cười khì khì: "Chính bọn tôi chứ còn ai. Hồi đó dân Quan Lạn làm vận tải thuỷ, theo sông Hồng về tận Hà Nội, chở cát thuỷ tinh cho Nhà máy Bóng đèn Phích nước Rạng Đông. Thời bao cấp "miệng đói nên đầu gối phải bò". Bọn tôi nghĩ đến con sá sùng, con này ngon ngọt là thế mà bán cho hàng phở làm nước dùng thì hơn đứt xương trâu, xương bò. Người Quảng Tây bên Trung Quốc chuyên dùng thứ này thay mì chính vào những món mì vằn thắn, sủi cảo của họ. Tôi bán suốt đến tận cuối những năm 80, khi mì chính trở nên phổ biến, và tôi cũng không đi vận tải nữa, thì mới thôi".
Ông Duyệt tiếp: "Tôi theo bà nhà ra bãi cát, ngồi tính, ngộ ra rằng mỗi buổi đào sá sùng, nhà tôi phải xúc tới vài tấn cát. Cách dùng sức kiểu đó đã để lại di họa cho người phụ nữ: bệnh sa dạ dày và đau lưng (khi đi đào mồi đen - một loại sá sùng nhỏ hơn có màu đen, đào bằng cuốc).
Khó có thể tưởng tượng rằng khoảng 350 - 400 lao động ở Quan Lạn vẫn trông cậy chủ yếu vào con sá sùng, một nguồn lợi tự nhiên mà họ tin rằng không bao giờ cạn kiệt. Chiều nay họ xới tung cả bãi cát lên nhưng chiều mai lại có. Đào sá sùng, họ có thể kiếm được 60 - 150 ngàn/ ngày tuỳ theo người đào giỏi hay đào vụng, và cũng tuỳ theo thời tiết, và con nước triều lên xuống thất thường ở thương cảng cổ Vân Đồn. Thế nên dù họ có ăn cơm từ rất sớm (mới 4 - 5 giờ chiều, trẻ con đã trải chiếu dọn cơm), nhưng họ vẫn bị động, có khi đang ăn cơm phải bỏ dở bữa vì nước ròng sớm. Vì thế nên phát sinh ra thứ bệnh dạ dày quái ác chăng?
Nguồn: st
Linh hồn của nước phở
Câu chuyện về vị sá sùng của phở nói trên là điều khẳng định của ông Nguyễn Đình Rao (Chủ tịch CLB UNESCO văn hoá ẩm thực VN). Trong cuộc hội thảo về phở tổ chức tại KS Sofitel Metropole Hanoi vào cuối năm ngoái, ông Rao còn đưa nó vào công thức phổ biến của phở truyền thống (cũng chưa thấy ai bác lại)... Song có một điều chắc chắn là các hàng phở Hà Nội bây giờ không muốn hoặc không có sá sùng mà dùng nữa - vị phở ấy đã mất...
Việc sử dụng sá sùng trong nước phở không thấy ghi trong sách nào, mà chỉ là tư liệu điền dã của ông Rao. Nhiều thập kỷ trước, sá sùng đã được phổ biến trong các hàng phở. Sá sùng - một loại trùng thuộc họ giun đốt có hàm lượng dinh dưỡng cao.
Người bán phở ngày xưa dậy từ 3 - 4 giờ sáng, cho xương bò, tôm he sá sùng khô vào nồi hầm khoảng 2 tiếng. Chất bổ từ con sá sùng tan hết vào nước, chỉ để lại một lớp bọt, và người làm hàng cũng vớt hết bọt đi để nước dùng thật nóng, thật trong và thật thơm. Ông Rao kể lại rằng, phở Nam Định quê hương ông một thời là như thế... Thời chống Pháp, phở Cầu Bố - Rừng thông (Thanh Hoá) ngon nổi tiếng cũng vì biển Sầm Sơn của Thanh Hoá có sá sùng đưa lên... Theo sách vở ghi lại thì sá sùng (tên Latin là spunculoideas) hầu như chỉ có ở các đảo thuộc loại cồn cát ở Quan Lạn (Vân Đồn - Quảng Ninh).
Vào thương cảng cổ, đào mồ sá sùng
Ngồi chờ bắt sá sùng ở Quan Lạn (một hòn đảo cách bờ 70 km) mà trông con nước triều một ngày bốn lần âm (lên), khi ròng (xuống). Đây chính là con đường thông thuyền xưa của thương cảng cổ Vân Đồn. Đợt nước ròng cuối cùng làm lộ ra bãi cát rộng vài cây số, người Quan Lạn chỉ chờ có thế là tràn xuống đào sá sùng. Mỗi người cầm một chiếc mai to, gần giống như chiếc thuổng, nhưng lưỡi dài và bằng, được thiết kế riêng cho công việc này. Chiếc nào chiếc nấy dùng lâu ngày được cát mài cho sáng loáng. Họ dò dẫm đi trên cát, mắt đăm đăm nhìn xuống, rồi rất nhanh và cực kỳ chính xác, họ thục lưỡi mai xuống cát, rồi cong người dùng toàn bộ sức mạnh của cánh tay, thậm chí đu cả chân lên, lợi dụng trọng lượng của cơ thể vít cán mai xuống để bẩy cát. Rút mai ra rất nhanh, rồi bồi thêm một nhát "khoá đuôi" nữa, họ đã lật được con sá sùng lên mặt cát...
Con sá sùng to bằng ngón tay, ngắn hơn con giun đất, mềm mềm như con nhộng khoai lang, nằm cuộn tròn dưới ánh nắng mặt trời. Nhưng nó có thể luồn trong cát nhanh chẳng kém gì con lươn trong bùn.
Những cái tổ sá sùng rát khó phát hiện, và đối với người bình thường thì dường như không thể nhận ra chúng trên mặt cát long lổ vệt ốc bò. Chỉ là những vạt cát hơi nhô lên như mu bàn tay người, và se khô hơn xung quanh - đó chính là mái tổ của sá sùng, nếu là con to thì mái tổ bằng cái quạt nan. Không hiểu bằng một sự liên tưởng nào đó mà người Quan Lạn gọi đó là cái "mồ" sá sùng, và công việc của họ là đi đào mồ bắt chúng.
Người không biết đào sá sùng, nhưng say mê nó đến độ viết thành sách là ông Phạm Quốc Duyệt, trưởng ban văn hoá xã, nguyên là thuỷ thủ "tàu không số" thời chống Mỹ. Ông khẳng định: "Chỉ có ở đảo Quan Lạn này và một ít ở đảo Ngọc Vừng bên cạnh là có sá sùng, lắm nhất lại chính là ở bãi cát dưới đáy thương cảng cổ. Từ đời xửa đời xưa, người Quan Lạn đã ăn loài giun cát này mà lớn lên. Sá sùng tươi đem về lấy đũa xiên qua người chúng đùn hết cát trong ruột, đem vào trần lên, xào tỏi hoặc nấu canh với lá hà, một loài rau rất ngọt ở Quan Lạn, thì không gì ngon bổ béo bằng. Ăn thừa thì mắc vào mồi câu cá, vì thế người dân gọi sá sùng là con mồi". Ông cười hóm hỉnh: "Vậy mà bây giờ thành đặc sản, chủ yếu là xuất sang Trung Quốc".
Ngọt ngào và cay đắng từ vị của phở
Tôi tò mò hỏi ông có biết chuyện người Hà Nội thấy sá sùng tưởng là giun hay không. Ông Duyệt cười khì khì: "Chính bọn tôi chứ còn ai. Hồi đó dân Quan Lạn làm vận tải thuỷ, theo sông Hồng về tận Hà Nội, chở cát thuỷ tinh cho Nhà máy Bóng đèn Phích nước Rạng Đông. Thời bao cấp "miệng đói nên đầu gối phải bò". Bọn tôi nghĩ đến con sá sùng, con này ngon ngọt là thế mà bán cho hàng phở làm nước dùng thì hơn đứt xương trâu, xương bò. Người Quảng Tây bên Trung Quốc chuyên dùng thứ này thay mì chính vào những món mì vằn thắn, sủi cảo của họ. Tôi bán suốt đến tận cuối những năm 80, khi mì chính trở nên phổ biến, và tôi cũng không đi vận tải nữa, thì mới thôi".
Ông Duyệt tiếp: "Tôi theo bà nhà ra bãi cát, ngồi tính, ngộ ra rằng mỗi buổi đào sá sùng, nhà tôi phải xúc tới vài tấn cát. Cách dùng sức kiểu đó đã để lại di họa cho người phụ nữ: bệnh sa dạ dày và đau lưng (khi đi đào mồi đen - một loại sá sùng nhỏ hơn có màu đen, đào bằng cuốc).
Khó có thể tưởng tượng rằng khoảng 350 - 400 lao động ở Quan Lạn vẫn trông cậy chủ yếu vào con sá sùng, một nguồn lợi tự nhiên mà họ tin rằng không bao giờ cạn kiệt. Chiều nay họ xới tung cả bãi cát lên nhưng chiều mai lại có. Đào sá sùng, họ có thể kiếm được 60 - 150 ngàn/ ngày tuỳ theo người đào giỏi hay đào vụng, và cũng tuỳ theo thời tiết, và con nước triều lên xuống thất thường ở thương cảng cổ Vân Đồn. Thế nên dù họ có ăn cơm từ rất sớm (mới 4 - 5 giờ chiều, trẻ con đã trải chiếu dọn cơm), nhưng họ vẫn bị động, có khi đang ăn cơm phải bỏ dở bữa vì nước ròng sớm. Vì thế nên phát sinh ra thứ bệnh dạ dày quái ác chăng?
Nguồn: st
Đâu rồi vị phở ngày xưa?
Đâu rồi vị phở ngày xưa?
Khi GS Nguyễn Trọng Nhân sang Bắc Âu họp,
có người hỏi ông: "Ở tuổi ông sao vẫn thấy trẻ trung thế?", ông đã khôi
hài trả lời: "Vì chúng tôi ăn bánh phở có tẩm Formol mà".
"Chưa cần bình chọn phở là đại diện ẩm thực Việt Nam thì nó đã nổi tiếng khắp thế giới rồi."
Sau này, khi đọc bài tùy bút về phở của bác Nguyễn Tuân tôi thấy thật tâm đắc. Bác Nguyễn đã viết: "Thật ra, ăn phở cho đúng, đúng cái "gu" của phở, phải ăn thịt chín. Thịt chín thơm hơn thịt tái, mùi thơm miếng thịt chín mới biểu hiện đúng cái tâm hồn của phở. Thêm nữa, về mặt tạo hình, người thẩm mỹ bao giờ cũng thấy miếng thịt chín đẹp hơn miếng thịt tái. Thường những hiệu phở không tự trọng, hay thái sẵn thịt chín, thái cứ vụn ra không thành hình thù gì cả, ai đến gọi là rắc vào bát. Có thể việc ấy không hề gì với khách hàng không cần ăn no vội.
Nhưng cũng trong một cái hiệu vẫn thái thịt vụn ra ấy, ông chủ phở rất là phân biệt đối xử và không san bằng các thứ khách: Đối với những khách quen, với những người có thể ông chưa biết quí danh nhưng ông đã thuộc tính ăn, những người cầu kỳ ấy mà bước vào hiệu, là ông đã đặt ngay tay dao vào những khối thịt chín đặc biệt như khối nạm ròn, nạm dắt hoặc khối mỡ gầu, thái ra những miếng mỏng nhưng to bản, với cái sung sướng bình tĩnh của một người được tỏ bày cái sở trường của mình trong nghề". Đúng là làm sao có lại được bát phở giống như bát phở thời xưa?
Ăn phở phải coi như thưởng thức phở chứ không phải ăn cho no. Tất nhiên tùy hoàn cảnh mà phải chấp nhận. Thời kháng chiến lấy đâu ra nhiều thịt, và cũng đào đâu ra tiền để có thể ăn bát phở nhiều thịt. Hồi đó có loại máy bay do thám không người lái của địch, thế là có ngay cái tên phở không người lái để chỉ bát phở không có thịt. Nghe nói có người còn bị bắt vì nói câu ấy (!?). Và dần dần người ta thay thịt bò bằng đủ các thức khác: thịt trâu, thịt ngựa, thịt gà, lòng gà, sủi cảo, giò chả... Rồi thì đủ loại gia vị thay thế cho xương.
Có lần tôi thấy bác chủ hiệu phở cắt hẳn hai túi bột ngọt (gần 1kg) để trút vào nồi phở. Tất nhiên là nước phở vẫn ngọt nhưng là vị ngọt khác hẳn với vị ngọt truyền thống của xương. Lại còn chuyện "tống" rất nhiều lá húng, lá mùi tầu, giá sống... vào bát phở. Có người còn bảo phở nóng quá, cho nhiều rau và giá vào để cho mau nguội. Tất cả đều bị biến đổi theo hoàn cảnh, theo thời gian và quan trọng hơn là không còn những người chuyên bán phở trước đây để truyền lại kinh nghiệm cho lớp hậu sinh. Có những bát phở rất đắt tiền, nhưng chỉ là bát lớn, nhiều trứng, nhiều thịt... nhưng nào có ngon được như bát phở gánh ngày xưa.
Rất thú vị là hầu như các thành phố lớn trên thế giới đều có Nhà hàng (Restaurant) Việt Nam, thường là nhà hàng hỗn hợp Trung Hoa - Việt Nam, Hàn Quốc -Việt Nam, Nhật Bản - Việt Nam... Tuy nhiên, bao giờ cũng có món phở - một cái tên được giữ nguyên gốc nhưng thường được viết là PHO, làm cho mọi người đọc là PHÔ.
Tùy nhà hàng mà món phở có chất lượng khác nhau nhưng hầu như đâu đâu cũng là thứ phở đã bị biến đổi đi rất nhiều. Người nước ngoài rất thích món ăn này. Không chỉ ăn tối, ăn khuya mà ăn vào bất cứ lúc nào muốn ăn.
Nhiều người miền Nam nước ta làm ăn ở nước ngoài cho nên hương vị phở cũng mang dáng dấp phở miền Nam (như nhiều rau sống, nhiều giá sống, nhiều tương ớt...). Rất ít khi tìm được bát phở truyền thống như ngày xưa.
Hơn nữa, chuyện dùng Formol để bảo quản bánh phở cũng đã làm không ít thực khách trong và ngoài nước e ngại với món ăn rất đậm màu sắc dân tộc này.
Có lần GS Nguyễn Trọng Nhân kể cho tôi nghe câu chuyện: Khi sang Bắc Âu họp, có người hỏi ông: "Ở tuổi ông sao vẫn thấy trẻ trung thế?", ông đã khôi hài trả lời: "Vì chúng tôi ăn bánh phở có tẩm Formol mà". Chuyện vui thôi nhưng cũng làm tôi phải suy nghĩ, vì không hiểu đến nay chuyện tẩm Formol vào bánh phở có còn tồn tại hay không. Sau chiến dịch kiểm tra ồ ạt không hiểu các cơ quan y tế có còn thường xuyên thực hiện việc kiểm tra bánh phở nữa hay không?
Thật ra, chưa cần bình chọn phở là đại diện ẩm thực Việt Nam thì nó đã nổi tiếng khắp thế giới rồi. Nhưng bình chọn thì lại là chuyện khác. Nên chọn loại phở nào? Lẽ nào bát nháo các loại phở hiện nay đều có thể được coi là "đại diện ẩm thực"? Nên nhớ đến câu "hữu xạ tự nhiên hương".
Đến bây giờ, tôi vẫn nhớ mùi vị của phở những ngày sau Cách mạng Tháng Tám. Khi ấy khi tôi lên 7 - 8 tuổi.
Sau này, khi đọc bài tùy bút về phở của bác Nguyễn Tuân tôi thấy thật tâm đắc. Bác Nguyễn đã viết: "Thật ra, ăn phở cho đúng, đúng cái "gu" của phở, phải ăn thịt chín. Thịt chín thơm hơn thịt tái, mùi thơm miếng thịt chín mới biểu hiện đúng cái tâm hồn của phở. Thêm nữa, về mặt tạo hình, người thẩm mỹ bao giờ cũng thấy miếng thịt chín đẹp hơn miếng thịt tái. Thường những hiệu phở không tự trọng, hay thái sẵn thịt chín, thái cứ vụn ra không thành hình thù gì cả, ai đến gọi là rắc vào bát. Có thể việc ấy không hề gì với khách hàng không cần ăn no vội.
Nhưng cũng trong một cái hiệu vẫn thái thịt vụn ra ấy, ông chủ phở rất là phân biệt đối xử và không san bằng các thứ khách: Đối với những khách quen, với những người có thể ông chưa biết quí danh nhưng ông đã thuộc tính ăn, những người cầu kỳ ấy mà bước vào hiệu, là ông đã đặt ngay tay dao vào những khối thịt chín đặc biệt như khối nạm ròn, nạm dắt hoặc khối mỡ gầu, thái ra những miếng mỏng nhưng to bản, với cái sung sướng bình tĩnh của một người được tỏ bày cái sở trường của mình trong nghề". Đúng là làm sao có lại được bát phở giống như bát phở thời xưa?
Ăn phở phải coi như thưởng thức phở chứ không phải ăn cho no. Tất nhiên tùy hoàn cảnh mà phải chấp nhận. Thời kháng chiến lấy đâu ra nhiều thịt, và cũng đào đâu ra tiền để có thể ăn bát phở nhiều thịt. Hồi đó có loại máy bay do thám không người lái của địch, thế là có ngay cái tên phở không người lái để chỉ bát phở không có thịt. Nghe nói có người còn bị bắt vì nói câu ấy (!?). Và dần dần người ta thay thịt bò bằng đủ các thức khác: thịt trâu, thịt ngựa, thịt gà, lòng gà, sủi cảo, giò chả... Rồi thì đủ loại gia vị thay thế cho xương.
Có lần tôi thấy bác chủ hiệu phở cắt hẳn hai túi bột ngọt (gần 1kg) để trút vào nồi phở. Tất nhiên là nước phở vẫn ngọt nhưng là vị ngọt khác hẳn với vị ngọt truyền thống của xương. Lại còn chuyện "tống" rất nhiều lá húng, lá mùi tầu, giá sống... vào bát phở. Có người còn bảo phở nóng quá, cho nhiều rau và giá vào để cho mau nguội. Tất cả đều bị biến đổi theo hoàn cảnh, theo thời gian và quan trọng hơn là không còn những người chuyên bán phở trước đây để truyền lại kinh nghiệm cho lớp hậu sinh. Có những bát phở rất đắt tiền, nhưng chỉ là bát lớn, nhiều trứng, nhiều thịt... nhưng nào có ngon được như bát phở gánh ngày xưa.
Rất thú vị là hầu như các thành phố lớn trên thế giới đều có Nhà hàng (Restaurant) Việt Nam, thường là nhà hàng hỗn hợp Trung Hoa - Việt Nam, Hàn Quốc -Việt Nam, Nhật Bản - Việt Nam... Tuy nhiên, bao giờ cũng có món phở - một cái tên được giữ nguyên gốc nhưng thường được viết là PHO, làm cho mọi người đọc là PHÔ.
Tùy nhà hàng mà món phở có chất lượng khác nhau nhưng hầu như đâu đâu cũng là thứ phở đã bị biến đổi đi rất nhiều. Người nước ngoài rất thích món ăn này. Không chỉ ăn tối, ăn khuya mà ăn vào bất cứ lúc nào muốn ăn.
Nhiều người miền Nam nước ta làm ăn ở nước ngoài cho nên hương vị phở cũng mang dáng dấp phở miền Nam (như nhiều rau sống, nhiều giá sống, nhiều tương ớt...). Rất ít khi tìm được bát phở truyền thống như ngày xưa.
Hơn nữa, chuyện dùng Formol để bảo quản bánh phở cũng đã làm không ít thực khách trong và ngoài nước e ngại với món ăn rất đậm màu sắc dân tộc này.
Có lần GS Nguyễn Trọng Nhân kể cho tôi nghe câu chuyện: Khi sang Bắc Âu họp, có người hỏi ông: "Ở tuổi ông sao vẫn thấy trẻ trung thế?", ông đã khôi hài trả lời: "Vì chúng tôi ăn bánh phở có tẩm Formol mà". Chuyện vui thôi nhưng cũng làm tôi phải suy nghĩ, vì không hiểu đến nay chuyện tẩm Formol vào bánh phở có còn tồn tại hay không. Sau chiến dịch kiểm tra ồ ạt không hiểu các cơ quan y tế có còn thường xuyên thực hiện việc kiểm tra bánh phở nữa hay không?
Thật ra, chưa cần bình chọn phở là đại diện ẩm thực Việt Nam thì nó đã nổi tiếng khắp thế giới rồi. Nhưng bình chọn thì lại là chuyện khác. Nên chọn loại phở nào? Lẽ nào bát nháo các loại phở hiện nay đều có thể được coi là "đại diện ẩm thực"? Nên nhớ đến câu "hữu xạ tự nhiên hương".
Theo GS Nguyễn Lân Dũng. Nguồn: Bee.net
tản mạn về phở tt
Tản mạn về phở
-
Đổ xô xếp hàng chờ ăn phở Việt ở Czech
Kể từ ngày khai trương tại quảng trường Jiřího z Poděbrad, Cộng hòa Czech, hồi năm 2011, ngày nào nhà hàng “Phở Việt Nam Tuấn&Lan;” cũng đông kín khách xếp hàng chờ được thưởng thức các món ngon Việt. Tại đây ...
-
Đi tìm vị đã mất của phở
Cái vị ngọt rất giàu axit amin của nước phở khi mà mì chính chưa có thì không chỉ trông cậy vào xương bò hầm mà phải cần đến một thứ độc đáo khác, đó là sá sùng. Vị của ...
-
Việt Nam có bao nhiêu loại phở nhỉ?
Đối với người Việt chúng mình, phở từ lâu đã trở thành món ăn gần gũi và thân thuộc rồi. Tuy nhiên, các bạn có biết: trải qua nhiều năm tháng phát triển, ngày nay phở Việt đã trở thành ...
-
Đâu rồi vị phở ngày xưa?
Khi GS Nguyễn Trọng Nhân sang Bắc Âu họp, có người hỏi ông: "Ở tuổi ông sao vẫn thấy trẻ trung thế?", ông đã khôi hài trả lời: "Vì chúng tôi ăn bánh phở có tẩm Formol mà". "Chưa cần bình ...
tản mạn về phở
Tản mạn về phở
-
Phở gà Hà Nội
Ở Hà Nội, có hai ngày trong tuần mà những người “chuyên môn ăn phở” bực mình: thứ Sáu và thứ Hai. Hai ngày đó là hai ngày không thịt bò. Anh nào nghiện thịt bò, nhớ phở bò hai ...
-
Phở Nam Định
Nhà văn Chu Văn từng bảo rằng nghề làm phở phát tích từ thôn Rao Cù huyện Nam Trực của tỉnh Nam Định; hỏi các ông chủ tiệm phở ở Sài Gòn ở cả Vientian (Lào)… thì y như rằng ...
-
Cận cảnh tô phở 3 tầng lấy cảm hứng từ... đèn lồng
Tô phở... đèn lồng độc đáo của anh Omid Sadri Đây là một ý tưởng đã đi vào sản xuất và rất được yêu thích trên trang web Kick Starter , một chuyên trang hỗ trợ các dự án cá nhân. ...
-
Điểm danh các món phở lạ
Sự du nhập của ẩm thực Hàn Quốc, Singapore... đã mang đến cho ẩm thực Việt những món phở có khẩu vị, nguyên liệu, cách chế biến khác lạ. Phở bò Kobe Gần đây loại phở này xuất hiện khá nhiều trên ...
-
Lạ miệng với Phở Cá tại Sài Gòn
Không nổi tiếng như phở bò hay phở gà, tuy nhiên, phở cá vẫn thu hút được người ăn bởi hương vị thơm ngon riêng biệt của mình. Được biến tấu từ món phở truyền thống, phở cá là sự ...
-
Thèm thuồng những quán phở gà trộn ngon tại Hà Nội
Nếu nhắc đến phở nước người ta thường hay nghĩ tới phở bò thì với phở trộn, phở gà lại có phần được ưu ái hơn. Phở bò hay phở gà vốn là món ăn phổ biến và tiêu biểu của ...
-
Lang thang phố đêm Hà Nội ăn phở gánh
Hàng phở gánh nhỏ nhưng chẳng lúc nào ngơi khách này là điểm đến của rất nhiều tín đồ ăn đêm, ăn sớm ở Hà Nội Với nhiều người, Hà Nội đẹp nhất có lẽ là lúc trời đêm dần chuyển ...
-
Phở 24 - Hồn Việt trong từng tô phở.
Phở 24 được chế biến từ 24 thứ gia vị được chắt lọc tinh tế từ khẩu vị của 3 miền, tạo nên thứ nước dùng thơm ngon, vừa miệng với phần lớn các thực khách. Đậm đà hương vị truyền thống Bao đời nay, phở đã là món ăn rất quen ...
-
Phở và những món biến tấu ngon miệng
Phở chiên, phở cuốn, phở trộn... là những món ăn hấp dẫn được biến tấu từ món phở truyền thống của người Việt.\ Phở chiên Có nguồn gốc từ miền Bắc, phở chiên có cách chế biến gần giống món bột chiên ...
-
Phở chấm – Lạ mà ngon
Bánh phở trắng tinh được cắt thành từng đoạn vừa ăn, phủ thịt gà xé chấm với xì dầu ớt, thanh cảnh thế thôi mà ngon khó cưỡng. Con phố nhỏ Lê Ngọc Hân (Hà Nội) từ chục năm nay ngoài ...
-
Món phở chua độc đáo ở Sài Gòn
Không ai biết chính xác xuất xứ, nhưng từ lâu nay, món phở chua đã trở thành đặc sản không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của các dân tộc vùng núi Tây Bắc. Phở chua là món ăn nguội, ...
-
Phở chay, lẩu chay tại Sài Gòn
Tọa lạc tại số 16 Lê Ngô Cát, phường 7, quận 3, TP HCM, nhà hàng An Nhiên phục vụ các món chay thanh nhẹ trong không gian an nhiên, tự tại. Chủ quán là người Công giáo nhưng lại thích ...
-
Phở cuốn khúc biến tấu từ phở truyền thống
Nhắc tới Hà Thành, có lẽ nhiều người đã quen với những cái tên đã để lại dấu ấn như: phở Thìn, phở Thịnh, phở Tư Lùn, phở Nam Định... Bên cạnh đó, những con phố có gắn với vị ...
-
Những biến tấu thú vị của phở Bắc
Tô phở sốt vang hấp dẫn. Ở Sài Gòn rất ít nơi còn bán món này. Tuy cũng là phở Bắc nhưng phở sốt vang hay phở xào, áp chảo lại có phong vị hoàn toàn khác biệt. "Di cư" vào ...
-
Phở Miền Nam
Nói đến phở, chắc ít người đề cập phở Sài Gòn. Vì Hà Nội đã quá nổi tiếng với món này. Ít ra, không nói phở Hà Nội thì cũng có đó phở Nam Định. Nhiều người biết Thành Nam ...
-
Phở Miền Bắc
Món ăn cuối tuần Miền Bắc - Phở cuốn khá quen thuộc với mọi người, hợp với khẩu vị với người Miền Bắc. Cách làm tuỳ thuộc vào mỗi người với các nguyên liệu thêm thắt vào cho khác và ...
-
Phở Miền Trung
Miếng thịt nướng thơm ngậy dậy lên hương vị đặc trưng của sả, khi chấm cùng nước lèo chính hiệu của Huế, bạn sẽ thấy thấm đẫm hương vị rất đặc trưng của ẩm thực cung đình. Quán trưng biển hiệu ...
-
Phở xuất hiện trong... đồ chơi đầu thế kỷ 20
Có dịp sang Pháp thăm Bảo tàng Con người Paris, tôi được dẫn vào kho của bảo tàng. Tại đây tôi bắt gặp rất nhiều hiện vật quý về Việt Nam được người Pháp sưu tầm hồi đầu thế kỷ ...
-
Diện mạo văn hóa Phở
Ít có món ăn nào của Việt Nam được thời sự hóa, văn nghệ hóa như món phở. Ngay lúc ra đời, phở lập tức được Tản Đà (Đánh bạc), rồi Nguyễn Công Hoan (Nhớ và ghi về Hà nội) ...
-
Ông Thìn và câu chuyện về kinh doanh phở
Ở đất sành ăn như Hà Nội, kinh doanh phở không phải là chuyện dễ dàng gì. Kinh doanh phở thành công lại còn khó hơn, và trở thành nhân vật nấu phở hàng đầu Hà Nội để đi dạy ...
Tản mạn về phở
-
Làng "nghề phở"
Qua cầu Đò Quan, rẽ phải khoảng 14 km ta đến với cái nôi của nghề phở nổi tiếng cả nước đó là xã Đồng Sơn- huyện Nam Trực- tỉnh Nam Định(nơi có 3 làng nghề chuyên làm phở: Vân ...
-
Đi tìm nét khác biệt của phở Hà Nội - Nam Định - Sài Gòn
Tất cả cùng được gọi là phở Việt Nam nhưng tại đó vẫn tồn tại những nét đặc trưng thú vị đấy! Nhắc tới ẩm thực Việt Nam, không ai có thể quên được món phở, món ăn truyền thống ...
-
Về Nam Định ăn phở 5 nghìn
Nói đến Nam Định, người ta nhớ ngay đến đặc sản phở bò gia truyền, nhưng có lẽ chưa nhiều người biết ngay giữa lòng thành phố dệt này có một quán bún - phở giá chỉ 5.000 đồng một ...
-
Ăn phở " chạy cửa sau"
Có một "đường dây chạy... phở" cho những khách hàng thích ăn phở gia truyền ở 49 phố Bát Đàn (Hà Nội) mà lại ngại… xếp hàng. Đừng lo, hãy sang quán cà phê bên cạnh và “order” phở, sẽ ...
-
Những thương hiệu Phở nổi tiếng nhất Sài Gòn
Phở là món ăn quen thuộc nổi tiếng của Việt Nam và vinh danh xếp hạng 28 trong top 50 món ăn ngon nhất thế giới. Nhưng ở Việt Nam, phở mỗi vùng mỗi miền có cách chế biến mang một ...
-
Phở chua Cao Bằng níu kéo bước chân du khách
Hương vị thơm ngon của thịt ba chỉ rán và thịt vịt quay, vị chua ngọt của nước sốt và độ dai dẻo của bánh phở sẽ khiến thực khách nhớ mãi không thể quên. Phở chua là đặc sản của ...
-
Phở và những điều chưa biết
Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam. Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng (hay ...
-
Phở Hà Nội - một lần ăn vạn lần nhớ
Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam. Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng (hay ...
-
Phở vịt quay xứ Lạng trong lòng Hà Nội
Không cần phải lên Lạng Sơn, bạn vẫn có thể thưởng thức món ăn đặc sản của thành phố vùng biên này ngay trên đất Hà thành. Nói đến phở ở Hà Nội, nhiều người có thể đọc vanh vách các ...
-
Nét đẹp phở Việt
Nằm im lìm trên những con phố tấp nập và hối hả trong thành phố, những quán phở Việt như một thanh âm trầm của bản nhạc nhộn nhịp nơi đây. Không quá phô trương như những shop thời trang, ...
-
Phở bò xốt vang tuyệt ngon
Chẳng cần đến những quán ăn đắt tiền và nổi tiếng, ngay tại chính căn phòng bếp bé xinh nhà mình, các chị các mẹ cũng có thể trổ tài nấu nướng chiêu đãi cả nhà món phở bò thơm ...
-
Đi ăn phở... chật ở Hà Nội
Đôi khi những đặc điểm nằm bên ngoài món ăn lại làm tôi nhớ về đồ ăn, thức uống của một miền đất mình từng đặt chân qua. Riêng với phở Hà Nội, không hiểu sao, tôi chỉ thích ăn ...
-
Vì sao phở “gia truyền Nam Định” nức tiếng đất Hà Thành?
Người Hà Nội tự hào với món phở, bạn bè quốc tế coi đây là một trong những nét ẩm thực đặc trưng nhất của mảnh đất Hà Thành. Nhưng nhiều cửa hàng phở nức tiếng thủ đô lại có ...
-
Thanh tịnh với phở chay Hà Nội
Những người ăn hay hẳn không lạ gì với món phở chay nhưng phải là phở chay Hà Nội mới khiến cho người ta nhớ mãi không quên. Nét độc đáo của phở chay Hà Nội nằm ở cái hồn, ...
-
100k cho một lần ăn phở gà ở quán vỉa hè... đắt nhất Hà Nội
Nghe thì có vẻ khó tin nhưng bạn có thể phải trả cả trăm ngàn một lần ăn phở gà ngay ở vỉa hè phố Yên Ninh. Đắt thế mà quán vẫn đông kì lạ. Người mê ăn phở chẳng lạ ...
-
Phở gánh Hà Thành xưa
Phở gánh là một nét văn hóa rất xưa của Hà Nội. Ngày nay bạn chỉ có thể bắt gặp những gánh phở nóng hổi thơm nghi ngút khói này khi dậy thật sớm, trong những khu phố cổ mờ ...
-
Một cách nhìn về phở Hà Nội
Một người nào đó đã đưa ra một cách khá thú vị cái gọi là bản đồ phở Hà Nội. Trong bản đồ đó, người ta nhắc đến những tiệm phở nổi tiếng của xứ Hà thành: nào là phở ...
-
Lạ miệng Phở Trâu ngon đậm đà
"Trong những món ăn quân tử vị Phở là đáng quý nhất trên đời". Có lẽ món Phở đã đi vào văn hóa ẩm thực Hà Nội như là những gì tinh túy và đỉnh cao nhất mà những người con xa ...
-
Phở bò giả: Đầu bếp mách nước tránh
Thịt lợn sề dù có tẩm hoá chất và màu để cho giống thịt bò nhưng khi chế biến nếu trụng nước dùng lâu sẽ có màu hồng lợt màu trắng, thớ thịt to, ngắn, không mịn, khi chế biến ...
-
Bí kíp gia tộc phở họ Cồ
Quán phở bò Hàng Đồng nằm khiêm tốn ở ngã tư Hàng Đồng- Hàng Vải dường như bị chìm lấp giữa một dãy phố toàn đồ đồng lúc nào cũng loảng xoảng của âm thanh kim loại. Vẻn vẹn 12m² nhưng ...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)