Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Tiếng hát Ngọc Lan

tuyển tập những bài hát hay - Ngọc Lan

Những Ca Khúc Hay Nhất Của TUẤN NGỌC

Những tình khúc bất hủ của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên [ Full HD Official ]

10 bài hát bất hủ của Khánh Ly -Trịnh Công Sơn

Tuổi Đá Buồn - Trịnh công Sơn - Khánh Ly - lyrics

Như Cánh Vạc Bay - Trịnh Công Sơn - Khánh Ly - lyrics

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Hãy cười lên

Hãy cười lên

Trong tiếng Anh từ “smile” có nghĩa là nụ cười, thế bạn có biết nụ cười được tạo nên từ những yếu tố nào không?
Sweet: ngọt ngào.
Marvellous: tuyệt diệu.
Immensely likeable: vô cùng đáng yêu.
Loving: đằm thắm.
Extra special: thành phần phụ quan trọng.
Nụ cười tưởng chừng như rất bình thường nhưng lại là món quà vô giá mà tạo hóa đã hào phóng ban tặng cho loài người. Chúng ta sẽ sống thế nào khi không biết cười? Chúng ta sẽ biểu lộ sự vui mừng bằng cách nào nếu không có nụ cười?
Nụ cười có thể xua tan mọi đau buồn, hàn gắn mọi vết thương, làm dịu đi nỗi cô đơn và quan trọng hơn hết là mang mọi người đến gần nhau hơn… Nụ cười là thứ tài sản quí giá mà không phải ai cũng dễ dàng có được nếu chẳng chịu mở rộng lòng mình để đón nhận nó… Hãy tạo cho mình nụ cười bằng những việc làm có ý nghĩa, bạn sẽ thấy cuộc đời này tuyệt diệu biết chừng nào!
Bạn có thể làm cho bản thân mình trở thành một con người mới: buổi sáng thức dậy mỉm cười, mỉm cười bước ra khỏi nhà, mỉm cười khi gặp gỡ người khác, khi làm việc mỉm cười, khi nghỉ ngơi cũng mỉm cười – tất cả điều này là một thói quen tốt. Mỉm cười là một niềm vui mà tự bạn có thể thực hiện được.
Khi bạn tặng nụ cười cho người khác, bạn có thể sẽ cảm nhận được niềm vui chân chính, người khác có được sự cổ vũ khích lệ của bạn, tâm tình của họ cũng có thể vì thế mà phấn chấn. Bạn hãy nhanh chóng tìm niềm vui đến cho người khác vì một thế giới thêm tươi đẹp, vì một trái tim muốn biểu lộ niềm vui, chúng ta mỉm cười!
o O o
10 lý do để mỉm cười:
- Mỉm cười đẹp hơn cái nhíu mày của chúng ta.
- Mỉm cười làm chúng ta vui vẻ thêm.
- Mỉm cười khiến ngày tháng chúng ta đã và sắp đi qua trở nên có ý nghĩa.
- Mỉm cười giúp ích đối với việc kết bạn.
- Mỉm cười biểu thị sự thân thiện, dễ gần.
- Mỉm cười tạo nên một ấn tượng tốt cho người khác.
- Mỉm cười với người khác, người khác cũng sẽ mỉm cười với bạn.
- Nếu bạn mỉm cười thì bạn càng trở nên tự tin và thu hút hơn.
- Nụ cười của bạn sẽ làm giảm bớt sự lo lắng của người khác.
- Một nụ cười có thể giúp bạn có tình yêu đích thực.

BỐN "CHUYỆN LẠ" Ở ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN- Thật đáng để suy ngẫm

BỐN "CHUYỆN LẠ" Ở ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN- Thật đáng để suy ngẫm

1./ Trung thực
Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.

Sự trung thực của người Nhật, in đậm nét ở những "mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka... cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách.

Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ "ăn cắp vặt" gần như đã biến mất trong từ điển. Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 - 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.

 
2./ “No noise” - không ồn
Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn 1 hòn đảo nhân tạo để làm sân bay rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.

Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa khuyến mãi, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.

3./ Nhân bản
Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn để phần 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.

4./ Bình đẳng
Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng. Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.

Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.

Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.

Ở Nhật, nội trợ là một nghề. Hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già, vẫn hưởng đầy đủ lương hưu. Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.
(Sưu tầm)

-------
Trên đây là những đức tính thật đáng ngưỡng mộ của người Nhật. Mình thật sự ngỡ ngàng bởi những thông tin rất thú vị . Liệu bao nhiêu trăm năm nữa con người Việt chúng ta mới được như thế nhỉ?

Chiến lược của gã ăn mày thông minh

Chiến lược của gã ăn mày thông minh

Tôi xách túi đồ nhãn hiệu Levi's ra khỏi plaza rồi đứng ở cửa chờ bạn. Một tay ăn mày chuyên nghiệp lập tức sán tới, đứng trước mặt tôi.

Câu chuyện của tôi chỉ có thế thôi. Thế nhưng tay ăn mày đã dạy tôi một bài học kinh tế còn sâu sắc hơn một khoá học tại chức kinh tế ở trường. Tôi kể câu chuyện này chính bởi ý nguyện của tay ăn mày đó.
- Xin anh... cho tôi ít tiền đi! - Tôi đứng đó chả có việc gì nên tiện tay đưa cho hắn đồng tiền xu, rồi bắt chuyện.
Tay ăn mày rất thích kể lể.
- Tôi chỉ ăn xin quanh khu mua sắm này thôi, anh biết không? Tôi chỉ liếc một phát là thấy anh ngay. Đi mua đồ Levi's ở đây thì chắc chắn có nhiều tiền...
- Hả? Ông cũng hiểu đời phết nhỉ! - Tôi ngạc nhiên.
- Làm ăn mày, cũng phải ăn mày cho nó có khoa học - Ông ta bắt đầu "mở máy".
Tôi ngẫm nghĩ một lát, thấy ông này cũng thú vị, bèn hỏi:
- Thế nào là ăn mày một cách khoa học?
Tôi nhìn kỹ ông ta, đầu tóc rối bù, quần áo rách nát, tay gầy trơ xương, nhưng lại sạch sẽ.
Ông ta giảng giải:
- Ai chẳng sợ và ghét ăn mày, nhưng tôi tin anh không ghét tôi, tôi đoán chắc điều đó. Đấy là điểm tôi khác biệt với những thằng ăn mày khác.
Tôi gật đầu đồng ý, đúng là tôi không ghét ông ta. Thế nên tôi mới đang nói chuyện với ông ta đấy thôi.
- Tôi biết phân tích SWOT, những ưu thế, bất lợi, những cơ hội và nguy cơ. Đối mặt với những tên ăn mày là đối thủ cạnh tranh của tôi, ưu thế (Strengths) của tôi là tôi không làm cho người ta thấy phản cảm, lánh sợ. Cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) thì chỉ là những yếu tố điều kiện bên ngoài thuộc về hoàn cảnh như dân số ở đây đông hay vắng...
- Tôi đã từng tính toán rất cụ thể và tỉ mỉ rằng, khu vực thương mại này người qua lại đông, mỗi ngày khoảng mười nghìn người, nghèo thì nhiều lắm, nhưng người giàu còn nhiều hơn. Trên phương diện lý luận thì giả như mỗi ngày tôi xin được mỗi người một đồng xu một nghìn đồng, mỗi tháng thu nhập của tôi đã được ba trăm triệu đồng.

Tuy nhiên, thực tế thì không phải ai cũng cho ăn mày tiền, mà một ngày làm sao tôi đi xin được mười nghìn lượt người. Vì thế, tôi phải phân tích, ai là khách hàng mục tiêu và đâu là khách hàng tiềm năng của tôi.
Ông ta lấy giọng nói tiếp:
- Ở khu plaza này, khách hàng mục tiêu của tôi chiếm khoảng 30% số lượng người mua sắm, tỉ lệ thành công khoảng 70%. Lượng khách hàng tiềm năng chiếm khoảng 20%, tỉ lệ thành công trên đối tượng này khoảng 50%. Còn lại 50% số người, tôi chọn cách "bỏ qua" bởi tôi không có đủ thời gian.
- Thế ông định nghĩa thế nào về khách hàng của ông? - Tôi hỏi.
- Trước tiên, khách hàng mục tiêu là những nam thanh niên trẻ như anh đấy, có thu nhập, nên tiêu tiền không lưỡng lự. Ngoài ra, các đôi tình nhân cũng nằm trong đối tượng khách hàng mục tiêu của tôi, họ không thể mất mặt trước người bạn khác phái và vì thế dễ hào phóng. Rồi tôi chọn các cô gái xinh đẹp đi một mình bởi họ rất sợ bị theo sau lẽo đẽo, và đa số chọn cách cho tiền cho rảnh nợ. Hai đối tượng này đều trong tầm tuổi 20-30.
- Thế, mỗi ngày ông xin được bao nhiêu tiền?
- Từ thứ Hai đến thứ Sáu, tôi sẽ "kiếm" được ít hơn, khoảng hai trăm nghìn đồng. Cuối tuần thì có thể có tới 400.000-500.000 đồng.
- Nhiều vậy sao?

Thấy tôi nghi ngờ, ông ta tính tiếp:
- Tôi có khác gì anh đâu, cũng làm việc tám tiếng/ngày. Buổi sáng bắt đầu từ 11h và kết thúc vào 19h, cuối tuần vẫn "đi làm" bình thường. Mỗi lần xin tiền một người, tôi mất khoảng 5 giây, trừ đi thời gian đi lại, di chuyển giữa các mục tiêu, thường một phút tôi xin được một lần và được một đồng xu 1 nghìn. Tổng cộng 8 tiếng, tôi xin được 480 lần. Với tỷ lệ thành công 60% thì một ngày tôi có được khoảng 300.000 đồng.
Chiến lược ăn mày của tôi là dứt khoát không đeo bám khách chạy dọc phố. Nếu xin mà họ không cho, tôi dứt khoát không bám theo họ. Bởi nếu họ cho tiền thì đã cho ngay rồi, nếu họ cho vì bị đeo bám lâu, thì tỉ lệ thành công cũng nhỏ. Tôi không thể mang thời gian ăn mày có giới hạn của tôi để đi lãng phí trên những người khách này, trong khi tôi có thể xoay ngay sang mục tiêu bên cạnh.
- Ông nói tiếp đi! - Tôi hào hứng.
- Có người bảo ăn mày có số may hay xui, tôi không nghĩ thế. Lấy ví dụ cho anh nhé, nếu có một thanh niên đẹp trai và một phụ nữ xinh đẹp đứng trước cửa shop đồ lót mỹ phẩm, thì anh sẽ chọn ai để ăn mày?
Tôi ngẫm nghĩ rồi bảo, tôi không biết.
- Anh nên đi đến xin tiền anh thanh niên kia. Vì đứng bên anh ta là một phụ nữ đẹp, anh ta chẳng lẽ lại không cho ăn mày tiền. Nhưng nếu anh đi xin cô gái đẹp, cô ta sẽ giả vờ là ghê sợ anh, rồi lánh xa anh.
Thôi cho anh một ví dụ nữa: Hôm nọ đứng ở cửa siêu thị BigC, có một cô gái trẻ tay cầm túi đồ vừa mua từ siêu thị, một đôi nam nữ yêu nhau đang đứng ăn kem, và một anh chàng đóng bộ công chức chỉnh tề, tay xách túi đựng máy tính xách tay. Tôi chỉ nhìn họ ba giây và không ngần ngừ bước thẳng tới mặt cô gái trẻ xin tiền. Cô gái cho tôi hẳn hai đồng xu, nhưng ngạc nhiên hỏi tôi tại sao chỉ xin tiền có mỗi cô ta. Tôi trả lời rằng, cái đôi tình nhân kia đang ăn, họ không tiện rút ví ra cho tiền, anh kia trông có vẻ lắm tiền, trông như sếp nhưng vì thế trên người họ thường không có sẵn tiền lẻ. Còn cô vừa mua sắm ở siêu thị ra thì dễ có tiền thừa, tiền lẻ.
- Cho nên tôi bảo rồi, tri thức quyết định tất cả!
Tôi nghe sếp tôi nói bao lần câu này, nhưng đây là lần đầu tôi nghe từ một tay ăn mày.- Ăn mày cũng phải có tri thức. Chứ ngày ngày nằm ệch ra ở xó chợ, cầu thang lên đường vượt giao lộ, xin ai cho được tiền? Những người đi qua giao lộ, chạy qua cổng chợ đều vội vàng hoặc cồng kềnh, ai ra đấy mà chơi bao giờ, ra đấy xin chỉ mệt người. Phải trang bị tri thức cho chính mình, học kiến thức mới làm người ta thông minh lên, những người thông minh sẽ không bao giờ ngừng học hỏi kiến thức mới. Có lần, có một người cho tôi hẳn 50.000 đồng nhờ tôi đứng dưới cửa sổ gào: "Hồng ơi, anh yêu em" và nhắc đi nhắc lại 100 lần. Tôi tính ra gọi một tiếng mất 5 giây, thời gian cũng tương tự như tôi đi ăn mày một lần, nhưng lợi nhuận chỉ có 500 đồng, còn kém đi ăn mày, thế là tôi từ chối.
Ông ta nói tiếp:

- Ăn mày là nghề nghiệp của tôi, nên cần hiểu được niềm vui do công việc của mình mang lại. Lúc trời mưa thì ít người ra phố, những đứa ăn mày khác đều ủ rũ, oán trách hoặc ngủ. Đừng nên như thế, hãy tranh thủ mà cảm nhận vẻ đẹp của thành phố. Tối về tôi dắt vợ và con đi chơi, cả ba người nói cười vui vẻ. Có lúc đi đường gặp đồng nghiệp, tôi cũng vứt cho họ một đồng xu.
- Ông cũng có vợ con à? - Tôi thắc mắc.
- Vợ tôi ở nhà làm nội trợ, con tôi đi học. Tôi vay tiền ngân hàng mua một căn nhà nhỏ ở ngoại thành, trả nợ dần trong 10 năm, vẫn còn sáu năm nữa mới trả hết. Tôi phải nỗ lực kiếm tiền, con tôi còn phải học lên đại học. Tôi sẽ cho nó học Quản trị kinh doanh, Marketing, để con tôi có thể trở thành một thằng ăn mày xuất sắc hơn bố nó.

CƠM VÀ PHỞ

Vợ chồng đối đáp chuyện CƠM-PHỞ buồn cười không chịu nổi!

Ăn mãi cơm nhà, ngán tận hông
Thèm sao bát phở quán bên sông
Phở ngon, đậm chất vi dinh dưỡng
Xin phép bà, tôi thử được không?

- Bà vợ nghe xong, hiểu ý chồng. Hơi tức tối, nhưng vẫn thủ thỉ lại với chồng:

Cơm nhà còn dẻo trong nồi đồng
Phở chỉ thơm tho mùi viễn vông
Bổ dưỡng gì đâu, toàn bột ngọt
Cơm mình chất lượng lắm nghe ông!

- Ông chồng tiếp tục nài nỉ vợ, nhưng lần này kiên quyết hơn:

Cơm nhà lạt lẽo, chẳng say nồng
Phở đấy dẻo dai, đúng ý ông
Thôi cứ để tôi qua nếm thử
Một tô chỉ tốn có vài đồng?

- Bà vợ lần này tức ra mặt, nên gặn giọng kiên quyết lại vơi chồng:

Phở nấu giò heo chưa cạo lông
Ăn vào bệnh chết đó nghe ông?
Ham chi của lạ, mắc vào “Ếch” *
Chỉ có cơm nhà, bảo đảm không?

- Ông chồng thấy khuyên vợ không có áp phê, nên lớn tiếng hơn thua:

Nói mãi mà bà chưa chịu thông?
Tôi qua nếm thử chút cay nồng
Rồi mai khi đói dùng cơm lại
Thổi lửa, chung cơm tình vợ chồng.

- Bà vợ lần này bốc hỏa thật sự, cơn “Hoạn Thư” đã đỉnh điểm:

Cơm nhà chán cũng ăn nghe ông?
Đừng có mon men, phở với nồng
Cơm lạt thì bà thêm mắm, muối
Phở kia béo ngọt, cũng là không?

- Cha hàng xóm bên nhà nghe được cuộc tranh luận nãy giờ, vội hô sang:

Kề cận bên nhà, tôi cứ trông
Mong rằng nếm thử cơm nhà ông?
Ông chê thì để tôi vài bát!
Tôi nếm thử xem có ngọt không?

- Bà vợ cha hàng xóm nghe thế, cũng lên tiếng nói với chồng mình:

Cơm khét nhà người, chi việc ông?
Nhà mình có thiếu cháo cơm không?
Chớ mà ăn vụng, coi chừng đấy?
Bà biết thì roi mây tét mông…

- Ông chồng lúc này cũng bực mình lên tiếng:

Cơm khét, cơm khê cũng kệ ông
Đứa nào bước tới, chết nghe không?
Chưa ăn, ông để dành khi đói
Đừng tưởng ông đây, hết mặn nồng?

- Bà vợ được thế, nên hù chồng:

Sáng dạ ra chưa, cái bụng ông?
Cơm mình lắm kẻ vẫn đang trông
Cơm nhà thơm phức ra ngoài ngõ
Để hở trộm vào, rinh mất không?

- Ông chồng lúc này xuống nước, âu yếm vợ nói ngọt:

Tôi hết thèm rồi, phở với nồng
Cơm mình đậm chất, để cho ông
Từ đây dùng mãi tới đầu bạc
Tôi thử bà thôi có biết không…

Bà vợ giận lẫy:

Cơm nhà bà nấu chẳng để không
Nếu chê, bà để mời Lão Ông
Ông ăn không hết, dành cho Lão
Tuy già nhưng Lão còn cà nông.

revolution

 
Trong tiếng Anh từ revolution nghĩa là cuộc cách mạng nhưng cũng có được dịch là sự lặp lại. Vì thế nhiều người nghĩ mình đang làm cách mạng nhưng thực ra là đang đi theo những vòng lặp không thoát ra được. :)