Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

[ LỜI PHẬT DẠY VỀ THỜI GIAN - NGHIỆP BÁO ] / LESSON OF TIME - KARMA


[ LỜI PHẬT DẠY VỀ THỜI GIAN - NGHIỆP BÁO ] / LESSON OF TIME - KARMA
Khi con chim còn sống, nó ăn kiến.

Khi chim chết, kiến ăn nó.

Thời gian và hoàn cảnh có thể thay đổi bất cứ lúc nào,

Vì vậy, đừng nhục mạ, đừng làm khổ bất cứ ai trong đời sống này.

Bạn có thể đầy quyền lực ngày hôm nay,

Nhưng đừng quên rằng,

Thời gian còn nhiều quyền lực hơn bạn.

Một cái cây có thể làm được hàng triệu que diêm,

Nhưng một que diêm cũng có thể thiêu hủy được hàng triệu cái cây.

Hãy là người tốt và làm những điều tốt.

Thử nghĩ mà xem,

Thượng Đế cấu tạo cơ thể con người một cách rất hợp lý,

Nhưng sao chúng ta lại không sử dụng nó theo đúng ý của Ngài ?

1. Ngài đặt hai mắt chúng ta ở đằng trước, vì Ngài muốn chúng ta luôn hướng tới phía trước, chứ không phải để chúng ta cứ ngoái nhìn về những sự việc ở phía sau.

2. Ngài đặt hai tai chúng ta ở hai bên là để chúng ta nghe từ hai phía, cả lời khen lẫn tiếng chê, chứ không phải để chúng ta chỉ nghe từ một phía hoặc chỉ để nghe những lời tâng bốc êm tai.

3. Ngài tạo cho chúng ta chỉ một cái miệng và một cái lưỡi mềm mại, vì Ngài muốn chúng ta nói ít nghe nhiều và chỉ nói những lời khôn ngoan, chứ không phải để chúng ta nói nhiều hơn nghe và nói những lời sâu hiểm làm tổn thương người khác.

4. Ngài đặt bộ não chúng ta trong một hộp sọ vững chãi, vì Ngài muốn chúng ta nên tích lũy tri thức, những thứ chẳng ai có thể lấy đi, chứ không phải chỉ chăm lo tích lũy những của cải bên ngoài, những thứ dễ dàng bị mất mát.

5. Ngài đặt trái tim chúng ta nằm trong lồng ngực, vì Ngài muốn những tình cảm yêu thương giữa những con người phải được xuất phát và lưu giữ tận nơi sâu thẳm trong cõi lòng, chứ không phải ở một nơi hời hợt bên ngoài.

NẾU BẠN MUỐN BẠN BÈ, NGƯỜI THÂN & NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH BẠN CÓ MỘT CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP HƠN, THÌ HÃY CHIA SẺ BÀI VIẾT RẤT HAY VÀ SÂU SẮC NÀY CHO HỌ, ĐỂ CÙNG ĐỌC, SUY NGẪM & ỨNG XỬ, NHÉ !

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

LẠI BÀN về ĐA CẤP

LẠI BÀN về ĐA CẤP

Jenny Rich đã viết khoảng 4 bài phân tích về đa cấp nhưng hình như ko xi nhê gì vì làn sóng đa cấp đang ồ ạt công phá khủng....

Thôi thì đành nhắn nhủ lại..

Bạn muốn xây nhà CAO thì nến MÓNG phải vững chắc.
Muốn làm Business tốt thì hạnh phúc gia đình phải bình an ,vững bền.

Cái kiểu cơm mỗi ngày ko đủ No..
Dòng tiền thụ động hàng tháng ko có mà đi làm đa cấp thì cũng chỉ kiếm tiền để trả nợ...do ăn trước trả sau

Bạn có thể làm GIÀU từ ĐA CẤP nhưng làm ơn nhìn lại xem mình đang đứng ở đâu...ĐỂ BẮT ĐẦU

Các UPLINE giàu có đa số họ khởi nghiệp khi họ đã có vị thế vững chắc...
Những mối quan hệ và dòng tiền THỤ ĐỘNG trước đó...

Còn BẠN đang có gì ?

Hiếm có ai sinh viên khởi nghiệp tay trắng mà Giàu từ đa cấp
Ngoại lệ nếu nhà của họ GIÀU, Dòng họ của Họ khá giả và đông bà con nên sẳn sàng mua hàng ủng hộ cho con cháu họ...

Còn bạn ko có ai, bán 1 thời gian là hết nguồn những ng quen biết
Nếu ko có chiến lược khác biệt và dài lâu thì...

lại quay trở lại từ đầu...kiếm tiền để TRẢ NỢ

Nếu bạn có mối quan hệ rộng thật rộng thì may ra...nên bước chân vào.
Nếu bạn có dòng thu nhập thụ động hàng tháng thì may ra vừa làm vừa ko sợ đói...

Vui nhất là bán hàng ĐA CẤP cần bộ mặt bên ngoài mà người đi xe đạp cũng có thể tham gia đc thì...LÀM SAO THUYẾT PHỤC NGƯỜI KHÁC ĐI THEO MÌNH...???

Thôi thì khôn nhờ dại chịu..

HÃY NHÌN LẠI TA ĐANG ĐỨNG Ở ĐÂU - VẠCH XUẤT PHÁT nào để BẮT ĐẦU
Đừng máy móc thấy AI làm đc cũng làm GIÀU mà quên mất xuất phát điểm của ta và họ khác nhau...hoàn toàn.

MLM ko phải là SÂN CHƠI cho TẤT CẢ MỌI NGƯỜI...
Nó phải phù hợp CÁ TINH - TÌNH CÁCH và điểm XUẤT PHÁT của Bạn nữa

Thế nên mới có Người GIÀU - Kẻ NGHÈO vì MLM
đâu phải ai cũng GIÀU hết đc vì xuất phát điểm và khả năng khác nhau...

XÂY NHÀ CAO mà MÓNG KO VỮNG thì....???

P/S :

Viết cho những ai nghĩ MLM là sân chơi của tất cả mọi người

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

LEO ĐÈO

LEO ĐÈO
 

 
  
   Leo mãi đèo quen thấy chán phèo
   Cỏ cây hang động đã mốc meo
   Nhìn sang đèo lạ xanh tươi tốt
   Tuy mệt mà sao vẫn muốn trèo
 
   Tuy mệt mà sao vẫn muốn trèo
   Trên đèo hai quả núi cheo leo
   Lưng đèo cỏ mướt xanh lún phún
   Dưới khe rồng lộn nước trong veo
 
   Lần vô hang động bé tẻo teo
   Lòng thấy nôn nao muốn đá bèo
   Bâng khu ng tự hỏi leo đèo đứng
   Đèo đứng mà sao cứ muốn trèo.
 
   Gái tơ mơn mỡn mặc đồ nghèo
   Lòng già cũng nỗi máu  con heo
   Nhìn em tươi mát "à la mode"
   Trên bảo mà sao dưới chẳng theo
 
   Trên bảo mà sao dưới chẳng theo
   Bảy mươi sao vẫn muốn leo đèo
   Tam tinh hải cẩu ngày hai lọ
   Cứ test hoài mà sao vẫn fail !
 
   Cứ test hoài mà sao vẫn fail
   Sầu đời thằng nhỏ cứ nhăn nheo   
   Ðồng hồ sáu rưởi, kim buông thỏng
   Gân cốt còn đâu để đá bèo !
              
   Gân cốt còn đâu để đá bèo.
   Cố bảo rằng lên, nó vẫn teo
   Thôi thế, thế thôi gìa là thế
   Vào hội NATO (
*) thật chán phèo !

*
No Action Talk Only


--
Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc
Nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Thơ vui: NGÀY XƯA ...BÂY GIỜ !

Thơ vui: NGÀY XƯA ...BÂY GIỜ !

Ngày xưa như sắt như đồng
Như đinh đóng cột, như rồng phun mưa
Bây giờ như cải muối dưa
Mười thang Minh Mạng vẫn chưa ngẩng đầu
Hơn nửa thế kỷ dãi dầu
Tháng ngày oanh liệt còn đâu nữa mà
Ngày xưa súng ống chói lòa
Bây giờ chẳng khác quả cà mốc meo
Ngày xưa sung sức thì nghèo
Bây giờ rủng rỉnh thì teo mất rồi
Ngày xưa lớn khỏe hơn chồi
Bây giờ nó có đàn hồi nữa đâu
Ngày xưa hùng hục như trâu
Bây giờ èo ọt như tàu lá khoai
Ngày xưa khám phá miệt mài
Bây giờ nửa cuộc mệt nhoài đứt hơi
Ngày xưa chiến tích để đời
Bây giờ chiến bại nhớ thời ngày xưa
Ngày xưa bất kể sớm trưa
Bây giờ thỉnh thoảng lưa thưa gọi là
Ngày xưa đầu tóc mượt mà
Bây giờ lởm chởm như là đá chông
Bây giờ sống cũng như không
Bây giờ hết kiếp làm chồng người ta
Bây giờ ôm hận đến già
Cho dù béo tốt cũng là cơm toi
Bây giờ pháo đã tịt ngòi
Gia tài còn lại vài vòi nước trong
Ngày xưa vợ đợi, bồ mong
Bây giờ vợ nguýt, bồ cong cớn lườm
Ngày xưa mặt mũi tinh tươm
Bây giờ nhầu nhĩ như tương nấu mì
Ngày xưa lên ngựa là phi
Bây giờ nước kiệu cố đi gọi là
.................
Ấy là kể chuyện trong nhà
Sang nhà hàng xóm vẫn là.....ngày xưa !!!
                                                                                            ( sưu tầm)

Đừng như "người ta"

Đừng như "người ta"
******************
1. Người ta có thể dừng xe lại khá lâu chỉ để xem một vụ tai nạn nhưng lại không đủ kiên nhẫn để dừng xe khi đồng hồ giao thông vẫn đang báo đèn đỏ ở những giây cuối cùng…

2. Người ta có thể ngay lập tức kỷ luật và trừ lương nhân viên, thậm chí đuổi việc vì mắc lỗi gây thiệt hại không lớn lắm, nhưng lại thật khó làm thế với lãnh đạo cho dù có thiệt hại lớn hơn nhiều…

3. Người ta có thể nhậu nhẹt với bạn bè hàng giờ, nhưng lại không đủ kiên nhẫn và sẽ phát cáu nếu một trang web không mở được sau 10 giây…

4. Người ta có thể ngồi cả buổi với người yêu tâm sự mọi chuyện, rồi an ủi, sẻ chia… nhưng lại không đủ kiên nhẫn để nghe bố nói trọn câu: Dạo này bố thấy hơi mệt, khó thở và tức ngực lắm, hôm nào con rảnh đưa bố đi khám nhé…

5. Người ta có thể sẵn sàng “bo” cho một “chân dài” nào đó với số tiền không nhỏ, nhưng lại không thể cho bà lão ăn xin số tiền chỉ bằng 1/50 số tiền đó…

6. Người ta có thể gọi điện tâm sự với người yêu hàng ngày đến mấy chục phút, nhưng gọi cho bố thì họa hoằn lắm, và thời gian thì chưa bằng 1/10 so với khi gọi cho người yêu…

7. Người ta có thể mua cái váy tiền triệu và bao nhiêu đồ dùng đắt tiền nhưng không thể cho cô bé ôsin cái áo cũ đã lỗi mốt nhét trong góc tủ của mình…

8. Người ta có thể nghếch chân lên tận mặt cậu bé đánh giày chỉ vì đã bỏ ra 5.000 đồng để cậu bé hì hụi dưới chân mình và họ không thể biết rằng cậu bé đang mừng thầm vì trưa nay không phải nhịn đói…

9. Người ta có thể nhậu một bữa hết cả vài triệu, nhưng khi ra về, họ không quên mặc cả với bác xe ôm đến từng nghìn lẻ…

10. Người ta có thể mua lại cả một cái nhà xuất bản, nhưng lại không thể mua một cuốn sách.

11. Người ta có thể ngồi xe hơi sang trọng đến thăm làng trẻ mồ côi, nhưng họ lại không biết rằng bữa của các em trưa nay có những gì.

12. Người ta có thể hô hào rất hoành tráng trên truyền hình về chuyện chống kỳ thị với những người có AIDS, nhưng họ lại không dám cầm tay động viên một bệnh nhân AIDS trong bệnh viện”.

(Sưu tầm)

LÀM GÌ CÓ THA THỨ VÀ KHÔNG THA THỨ

LÀM GÌ CÓ THA THỨ VÀ KHÔNG THA THỨ

Một thiền sinh hỏi: “Thưa sư phụ, con đau khổ vì cha mẹ tàn nhẫn, vợ con ruồng bỏ, anh em phản bội, bạn bè phá hoại… Con phải làm sao để rũ bỏ được oán hờn và thù ghét đây?”
Vị sư phụ đáp:“Con ngồi xuống tịnh tâm, tha thứ hết cho họ”.

Vài hôm sau, người đệ tử trở lại: “Con đã tha thứ cho họ sư phụ ạ. Nhẹ cả người! Coi như xong”.
Sư phụ đáp:“Chưa xong, con về tịnh tâm, mở hết lòng ra và thương yêu họ”.Người đệ tử gải đầu"Tha thứ thôi cũng đã quá khó, lại phải thương họ thì...Thôi được con sẽ làm"

Một tuần sau, người đệ tử trở lại, mặt vui vẻ hẳn khoe với sư phụ là đã làm được việc thương những người mà trước đây đã từng đối xử tệ bạc với mình.
Sư phụ gật gù bảo: “Tốt! Bây giờ con về tịnh tâm, ghi ơn họ. Nếu không có họ đóng những vai trò đó thì con đâu có cơ hội tiến hóa tâm linh như vậy”.

Lần sau người đệ tử trở lại, lần này tin tưởng rằng mình đã học xong bài vở. Người đệ tử hớm hở thưa rằng mình đã ghi ơn hết mọi người vì nhờ họ mà anh đã học được sự tha thứ!
Sư phụ cười: “Vậy thì con về tịnh tâm lại đi nhé. Họ đã đóng đúng vai trò của họ chứ họ có lầm lỗi gì mà con tha thứ hay không tha thứ?”.

(Sưu tầm)

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Ngày Tam nương



Ngày Tam nương
Ngày tam nương (tam nương nhật ) theo tín ngưỡng dân gian Trung Quốc là những ngày rất xấu. Do đó, mỗi khi khởi sự làm một việc quan trọng (như khai trương, xuất hành, cưới hỏi, sửa chữa hay cất nhà, v.v...) để khỏi chuốc lấy thất bại, phải tránh khởi sự vào các ngày tam nương, gồm ngày mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22, và 27 trong mỗi tháng Âm lịch.
Tam nương là “ba người đàn bà”. Theo dân gian Trung Quốc, tam nương gồm ba nàng Muội Hỉ, Đát Kỷ và Bao Tự. Hầu hết sách sử Trung Quốc đều kết tội ba giai nhân tuyệt sắc này là nguyên nhân làm sụp đổ ba triều đại Hạ, Thương, Tây Chu trước Công nguyên (TCN). Các sử gia đều phỏng chừng ba sự kiện “tan nhà đổ nước” này lần lượt xảy ra trong các năm như sau:
1. Muội Hỉ mê hoặc vua Kiệt (tức Lý Quý , cai trị? - 1600 TCN), làm sụp đổ nhà Hạ (khoảng 2100 TCN - 1600 TCN).

2. Đát Kỷ (người Việt quen gọi Đắc Kỷ) mê hoặc vua Trụ (tức Đế Tân , cai trị khoảng 1154 TCN - 1066 TCN), làm sụp đổ nhà Thương (khoảng 1600 TCN - 1066 TCN). Huyền thoại đề quyết nàng Đát Kỷ là con cáo cái thành tinh (hồ ly tinh), có phép hoá ra mỹ nhân.

3. Bao Tự (?-771 TCN) mê hoặc vua U (tức Cơ Cung Niết , cai trị 781 TCN – 771 TCN), làm sụp đổ nhà Tây Chu (khoảng 1066 TCN - 771 TCN).Vua U chưa bao giờ thấy Bao Tự cười, ra lệnh ai làm cho nàng cười sẽ được thưởng ngàn lạng vàng. Nàng thích nghe tiếng lụa bị xé, vua U cho xé lụa ngày đêm để nàng vui, thậm chí còn cho đốt lửa trên các hoả đài để đánh lừa các chư hầu đem quân về cứu Thiên tử nhà Chu (vua U). Bao Tự đứng trên lầu cao, nhìn cảnh chư hầu mắc lỡm, cười ngặt nghẽo. Hậu quả, khi bị quân Khuyển Nhung vây khốn nguy ngập, vua U cho đốt lửa trên hoả đài thì các chư hầu không thèm về cứu vì đinh ninh đó là trò lừa bịp cốt làm vui lòng người đẹp.

Theo dân gian Trung Quốc, ngày tam nương là ngày ba nàng Muội Hỉ, Đát Kỷ, Bao Tự được đưa vào nội cung của ba ông vua bị mang tiếng là rất hiếu sắc, tham dâm, bạo ngược vô đạo nói trên. Nhưng vì sao chỉ có ba nàng mà lại kể ra sáu ngày nhập cung? Ngày nào liên quan tới nàng nào? Xưa nay chẳng thấy ai giải thích!

Dù là truyền thuyết, hoang tưởng nhưng tín ngưỡng dân gian lâu đời này đã truyền từ Trung Quốc sang Việt Nam, ảnh hưởng tới không ít quần chúng xưa nay. Thiếu cơ sở khoa học, thiếu bằng chứng xác thực nhưng thói thường vẫn cho rằng “có kiêng có lành”!

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào

Sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào

Cho mãi đến năm 1960, người ta còn nghĩ rằng hiện tượng lão hóa và sự chết đã bắt đầu bám theo sự xuất hiện của các sinh vật đa bào (pluricellulaire, multicellulaire), chẳng hạn như các loài thực vật và động vật trong đó có cả loài người từ hơn một tỉ năm.

Để lưu truyền nòi giống các tế bào sinh dục (tinh trùng và noãn) đã phối hợp lại với nhau để tạo ra một sinh vật mới.

Còn đối với các sinh vật đơn bào (unicellulaire) như vi khuẩn và các loài men hoặc nấm vi sinh, chúng chỉ có một tế bào duy nhất nên cách sinh sản của chúng là phân cắt làm đôi thành hai tế bào y như nhau và sau đó thì mỗi tế bào này phân cắt tiếp thành hai tế bào khác, vân vân và vân vân...

Qua sự kiện nầy, theo lý thuyết có nghĩa là chúng không bao giờ già và chết đi được.

Thực tế gần đây, khoa học đã cho biết là sinh vật đơn bào vẫn bị chi phối và program bởi hiện tượng già và chết đi như tất các loại sinh vật đa bào. Bằng chứng là một vài loại vi khuẩn và nấm có nguồn gốc từ 3 - 4 tỉ năm về trước, đều phải kinh qua giai đoạn lão hóa cũng như tất cả mọi sinh vật khác.

Một tế bào nấm hay là tế bào mẹ chỉ sinh sản ra lối 20 thế hệ tế bào con (cellules filles) sau đó thì trở nên triệt sản (stérile) và chết đi. Cái vẻ vĩnh cửu của một khối men (levure) không phải là hình ảnh của một khối tế bào mãi mãi trẻ trung nhưng là sự kết tụ tiếp nối theo mãi mãi của hằng hằng sa số tế bào phù du.

Lý do tế bào mẹ phải chết đã bắt nguồn từ việc tích tụ dần dần các thành phần sát thủ, là phân tử có hại cho tế bào... Khi phân cắt ra tế bào con, tế bào mẹ vẫn giữ lại cho mình những sát thủ nên phải gánh chịu hậu quả theo thời gian. Ngược lại, tế bào con thì bắt đầu bằng một gia sản mới và trọn vẹn, không một vẩn đục trong cuộc sống.

Sự bất tương đồng giữa thế hệ mẹ có thể xem như là một cơ chế thiết yếu của sự tiến hóa để làm xuất hiện và lưu truyền một hiện tượng bí hiểm đó là sự trẻ trung hóa. Mỗi một tế bào con khi sinh ra đều thụ hưởng, như tổ tiên chúng cách đây trên một tỉ năm, một tiềm năng để được trẻ trung và có thể sinh sản.

Qua hiện tượng lão hóa của tế bào để rồi sau đó chúng chết đi, chúng ta tự hỏi phải chăng đây là một sự nhiệm mầu của tạo hóa, một tế bào khi chết đi sẽ tạo điều kiện cho một tế bào khác xuất hiện ra...Trong cái sống đã hiện hữu cái chết và ngược lại.

Thời gian già có giống nhau ở tất cả mọi chủng loại hay không?

Giai đoạn già rất thay đổi tùy theo từng chủng loại. Ngày nay khoa học cho biết con người có thể tăng thêm tuổi thọ không phải bằng cách kéo dài tuổi già ra nhưng thật sự là bằng cách kéo giai đoạn trẻ trung...dài thêm ra.

Tuổi thọ tăng nhiều tại các quốc gia kỹ nghệ

Từ 150 năm nay, tuổi thọ không ngừng tăng thêm lên mãi trong cộng đồng nhân loại trên thế giới.

Tuổi thọ trung bình là:

Năm 1850: 40 tuổi
Năm 1950: 65 tuổi
Ngày nay: 75-80 tuổi

Từ 50 năm qua, tuổi thọ không ngừng gia tăng là nhờ vào sự giảm tử suất ở trẻ sơ sanh cũng như ở người truởng thành.

Tại Nhật bản ngày nay, một người phụ nữ ở lứa tuổi 65 có xác xuất để bà ta sống qua khỏi tuổi 80, là 50 lần nhiều hơn năm 1950.

25 năm trước đây, có 1000 cụ Nhật bản thọ trên 100 tuổi và ngày nay số này đã tăng lên 2800 người.

Tại Pháp, 35 năm về trước, có 1000 cụ ông, cụ bà sống trên 100 tuổi và ngày nay số này nhảy vọt lên 1500 người.

Vậy, tuổi thọ có giới hạn không? Câu trả lời là có, nhưng không ai có thể xác định chính xác được đến mức nào thì tuổi thọ phải dừng lại...

Các tiến bộ về khoa học, về y khoa, phòng bệnh, dinh dưỡng, môi sinh, về nếp sống mà chúng ta đang thụ hưởng hiện nay đã dự phần đáng kể trong việc làm gia tăng tuổi thọ trong tương lai.

Tăng tuổi thọ là một chuyện, nhưng phải là tuổi thọ trong sức khỏe mới là chánh yếu

Ngày nay, tổng số cụ ông và cụ bà thọ trên 100 tuổi cũng nhiều hơn ngày xưa gấp bội, và đặc biệt hơn nữa là số người sống trên 100 tuổi trong điều kiện "sức khỏe bình thường" của tuổi tác cao cũng rất nhiều.

Các dấu hiệu bên ngoài của lão hóa đã thay đổi một cách kín đáo, đến độ mà chúng ta không còn ý thức đến nó nữa. Hình một cụ ông 65 tuổi chụp cách đây 60 năm, có vẻ già hơn một cụ ông cùng lứa tuổi ngày nay.

Thật vậy, càng ngày các dấu hiệu của sự già nua càng bị đẩy lùi ra xa. Cùng với tuổi già, bệnh tật cùng bắt đầu xuất hiện ra mà đặc biệt nhất và nguy hiểm nhất là khoảng từ 60 đến trên 80 tuổi. Đó là bệnh ung thư, bệnh tim mạch, và các bệnh lý về sự thoái hóa của hệ thần kinh (neurodégénérative).

Từ 90 tuổi trở đi, xác suất chết sẽ giảm thiểu đi so với giai đoạn trước đó.

Người ta thường không chết cùng một nguyên nhân ở tuổi 70 và ở tuổi 100.

Trong giai đoạn từ 90 tuổi trở lên, các cụ chết vì cơ thể yếu đi, lực cơ giảm nhiều khiến dễ bị té ngã chấn thương, bắt buộc phải nằm liệt giường, không thể ăn uống được như xưa và bị mất sức. Hệ miễn dịch bị suy giảm đi rất nhiều nên dễ bị bệnh, để cuối cùng...thì quy tiên mà chúng ta thường gán cho các cụ chết vì bệnh già.

Có thể nào rút ngắn lại giai đoạn nguy hiểm của tuổi 60-80 hay không?

Các nhà khoa học hy vọng có thể làm giảm bớt sự xuất hiện của bệnh tật bằng các biện pháp phòng ngừa. Thí nghiệm ở thú cho biết, mỗi khi tuổi thọ của con vật tăng lên 30%, thì không những hiện tượng lão hóa được làm chậm lại mà các bệnh liên hệ đến tuổi già cũng ít xuất hiện ra hơn.

Vật thí nghiệm tuy già nhưng sinh hoạt như những vật còn trẻ tuổi.

Ngoài các loại thuốc men ra, một số phương pháp khác cũng có thể được đem sử dụng. Chẳng hạn như việc giúp chuột vận động thường xuyên, bằng cách cho nó chạy trong bánh xe đặt trong lồng, sẽ giúp nó cải thiện trí nhớ và làm chậm sự xuất hiện của các bệnh liên hệ đến tuổi già.

Ảnh hưởng của di thể (gène) và ảnh hưởng của môi trường

Thí nghiệm ở các cặp song sinh thật (vrais jumeaux) cho thấy, môi trường sống ảnh hưởng đến 75%, so với 25% ảnh hưởng của gène trên tình trạng sức khỏe của một sinh vật.

Ảnh hưởng của y khoa và môi trường

Lối sống của chúng ta, thí dụ như có rượu chè hút xách không, có cuộc sống lành mạnh không, v.v... chắc chắn là sẽ có ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Thật vậy, y khoa giữ một vai trò thiết yếu trong việc phòng và trị bệnh tật, nhưng thuốc men không thể giúp giải quyết được hết tất cả các vấn đề sức khỏe của chúng ta.

Để cho sức khỏe và tuổi thọ được tốt, thì cần phải có sự phối hợp và hổ trợ của nhiều lãnh vực khác nhau chẳng hạn như sinh học, y khoa, tâm lý học, xã hội học, văn hóa, pháp lý và kinh tế, v.v...

Ai cũng biết là tình trạng béo phì (obésité) càng ngày càng gia tăng tại các quốc gia Tây phương, và nó có ảnh hưởng rất nhiều trên tuổi thọ của người dân.

Vấn đề nghỉ hưu cũng có thể ảnh hưởng trên tuổi thọ của một số người. Đối với nhiều người, nghỉ hưu là sự gián đoạn trong sinh hoạt chuyên môn và có thể kéo theo sự gián đoạn với xã hội và với môi trường sống.

Già và chết chỉ là lẽ thường tình của tạo hóa mà thôi!

Hiện tượng già không phải là một tai nạn đáng tiếc, nhưng đó là hậu quả tất yếu của tuổi trẻ và sinh sản.

Chết để tạo điều kiện cho một sự sống khác có thể tiếp nối được.

Cũng như hình ảnh hào hùng của loài cá hồi saumon sống ngoài biển nhưng can đảm, bất chấp mọi khó khăn và hiểm nguy, vượt ghềnh, vượt thác, ngược dòng trở về lại thượng lưu, nơi mà ngày xưa chúng được sinh ra. Và tại nơi nầy, vùng nước ngọt hiền hoà, cá mẹ sẽ đẻ trứng và chết liền ngay sau đó. Thân xác của mẹ trở thành nguồn thực phẩm vô cùng quý báu giúp cho bầy cá con có đủ sức mà tìm đường ra biển, để trưởng thành, và để tiếp nối một cuộc sống khác!.

Người già mất giá.

Họ là một gánh nặng cho gia đình, cho xã hội và cho quốc gia. Họ phải chịu đựng thành kiến từ những lớp người trẻ tuổi, và than ôi, trong đó có cả những người hằng ngày có nhiệm vụ chăm sóc họ như bác sĩ, y tá, y công, nhân viên xã hội và cả con cháu, hoặc thân nhân ruột thịt trong gia đình.

Trong y khoa, lão y (gériatrie) chỉ mới được nhìn nhận như một chuyên ngành tại Quebec từ gần đây mà thôi, nghĩa là từ giữa những năm 80. Tuy nhiên, giới sinh viên trẻ tuổi không mấy mặn mà với lãnh vực quá phức tạp nầy vì nó đòi hỏi ở người thầy thuốc phải có một tinh thần vững chắc, một thể lực cao và nhứt là một tấm lòng biết thương người vô bờ bến.

Ông Phó thủ tướng, đồng thời là Tổng trưởng tài chánh Nhật Bản Taro Aso (72 t), tuyên bố một câu xanh dờn: "Mấy cụ già mau mau chết đi, sống thọ làm chi tốn tiền vô ích quá"!

Họ có muốn sống thọ không?

"Trung tâm nghiên cứu Pew thực hiện khảo sát trên 2.012 người trong khoảng một tháng. Kết quả, khoảng 56% người tham dự khảo sát cho biết họ không muốn áp dụng các biện pháp y học để làm chậm tiến trình lão hóa.

Hiện có khoảng 13% dân số Mỹ trên 65 tuổi, con số này tăng gấp bốn lần kể từ năm 1900. Tỷ lệ người cao niên gia tăng do y học tiến bộ và giảm tỷ lệ sinh sản. Theo ước tính của Cơ quan điều tra dân số Hoa Kỳ, sẽ có khoảng 400.000 người sống trên 100 tuổi vào năm 2050.

Tuổi thọ trung bình của người dân Mỹ hiện nay là 78,7. Đa số những người được hỏi đều trả lời rằng họ muốn sống từ 79 đến 100 tuổi."

(Ngưng trích: Nhiều người Mỹ không muốn sống thọ hơn100 tuổi, Thoi Bao Online 13Aug 2013)

Kiếp nhân sinh rất phù du hư ảo.

Chúng ta chỉ là một dân tộc ô hợp được kết tinh bởi hằng tỉ tế bào tác động lẫn nhau để tạo nên thân xác và trí tuệ.

Ngày nay, mọi người đều biết rằng tất cả tế bào đều có khả năng tự hủy diệt trong vòng vài tiếng đồng hồ. Sự tồn vong của tế bào ngày nầy qua ngày nọ tùy thuộc vào khả năng tiếp nhận được các tín hiệu khả dĩ giúp ngăn chặn lại việc tự sát của chúng. Sự mong manh và tính hổ tương giữa các tế bào lẫn nhau để tồn tại là động lực vô cùng mạnh mẽ giúp cho thân xác chúng ta có thể tái tạo lại được một cách thường xuyên.

Chết, không còn được biểu hiện qua hình ảnh ghê rợn của lưỡi hái tử thần, nhưng thay thế vào đó là một hình ảnh thật mới mẻ của nhà điêu khắc tài ba trong lòng cuộc sống, tẩn mẩn nhồi nắn để dần dần làm ló dạng ra một hình thể mới với tất cả sự phức tạp của nó.

Nhãn quan mới mẻ này đã làm đảo lộn ý niệm của con người về cuộc sống.

Nó giúp chúng ta có thể lý giải lại được hầu hết các bệnh tật, tạo thêm niềm hy vọng về cách chữa trị, và đồng thời làm thay đổi nhận thức về tuổi già.

Kết luận

"Theo Phật giáo,vũ trụ này nằm trong quy luật luân hồi, Thành Trụ Hoại Diệt, không có đầu và cũng không có cuối - vô thủy, vô chung." (Trích Thuvienhoasen)

Vậy, sanh lão bệnh tử chỉ là lẽ thường tình của tạo hóa mà thôi!.

Chẳng mất mà cũng chẳng còn, chỉ là biến đổi lẫn nhau mà thôi… (rien ne se perd, rien ne se crée, tout se transforme. Lavoisier)./.

Montreal, 2013

Kiếp Nhân Sinh

Kiếp Nhân Sinh    
 
Nguyễn Thượng Chánh, DVM         
 
 
Chết phải là một chuyến du lịch tuyệt vời vì chưa có một ai đã trở về! ("La mort doit être un beau voyage puisque personne n'en est revenue").

Không phải ai muốn chết lúc nào là chết được đâu. Phải tới số mới chết. Trời kêu ai nấy dạ mà.

Sống quá thọ có tốt, có cần thiết không?

Không có ai nghĩ giống ai hết. Đặt câu hỏi như trên có thể làm nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng đó là sự thật.

Tuổi thọ (longévité) trong điều kiện sức khoẻ bình thường, không ngừng gia tăng thêm mãi tại các quốc gia kỹ nghệ giàu có... Sự gia tăng nầy thật ra phải được xem như là một sự kéo dài của tuổi trẻ (jeunesse) hơn là một sự kéo dài của…tuổi già (vieillesse).

Tại sao chúng ta già? Tuổi thọ đến lúc nào sẽ dừng lại? Nhân loại đã đạt được đến mức nầy hay chưa?

Người gõ xin tóm lược sau đây những vấn đề tuổi thọ nhìn qua lăng kính hoàn toàn khoa học của giáo sư Jean Claude Ameisen qua tác phẩm nổi tiếng: "La Sculpture du vivant: le Suicide cellulaire ou la Mort créatrice". (Tác phẩm điêu khắc về sự sống: tự sát của tế bào hay sự chết sáng tạo)

Bs Jean Claude Ameisen là giáo sư môn miễn nhiễm học tại đại học Paris Diderot. Từ 20 năm qua, Gs chuyên tâm khảo cứu hiện tượng tự hủy của tế bào trong tiến trình của đời sống cũng như sự phát hiện ra bệnh tật.

Mấy năm trước đây, cụ bà Jeanne Calment người Pháp được chính thức xem là người có tuổi thọ cao nhất. Bà được sinh ra vào năm 1875, sống một mình đến 110 tuổi, sau đó tiếp tục sống đến giai đoạn cuối của cuộc đời trong viện dưỡng lão cho đến năm 1997 thì qua đời, thọ trên 122 tuổi.

Trong lãnh vực động vật, tuổi thọ là thước đo của sinh thái (biodiversité). Chim họa mi canari có thể sống đến 10 năm, bò 30 năm, quạ 100 năm, cá voi 150 năm, rùa 200 năm...

Sự khác biệt về tuổi thọ cũng có thể xảy ra cho các cá nhân trong cùng chung một chủng loại với nhau.

Tuy có cùng một hành trang di truyền y như nhau, nhưng ong chúa (reine) có thể sống đến 5 năm trong khi các ong thợ (ouvrière) chỉ sống không quá 2 tháng và lại tùy thuộc vào thực phẩm được cung cấp cùng mùi vị sinh dục (phéromones) của ong chúa tiết ra...

Tại sao tất cả mọi sinh vật đều phải già để cuối cùng chết đi?

Đây là một vấn đề hết sức phức tạp.

Từ lâu, các nhà khoa học đều gán cho mỗi chủng loại một khả năng thích ứng để tồn tại và truyền giống (reproduction).

Vậy, liệu sự già và sự chết có đem đến cho sinh vật một lợi ích gì không?

Kết quả của hiện tượng tiến hóa (évolution) trong một chủng loại được căn cứ trên sự kiện các sinh vật có thể sinh sản để bảo tồn nòi giống của chủng loại.

Những đột biến (mutation) có lợi cho tuổi già có thể tích tụ dần dần một cách ngẫu nhiên (aléatoire) trong mỗi chủng loại.

Kết quả của các đột biến vừa kể sẽ không làm tổn hại đến khả năng tiến hóa của chủng loại với điều kiện là đột biến không được xảy ra sau tuổi sinh sản và truyền giống.

Trong một môi trường càng khắc nghiệt hay không thích nghi, cộng thêm với sự hiện diện của thú ăn mồi (prédateurs) thì sự tích tụ đột biến càng gia tăng nhiều hơn nữa trong mỗi chủng loại.

Trong mỗi tế bào của cơ thể, hay còn gọi là tế bào mẹ, đều có sự hiện diện của những phân tử xấu (do độc tố, cặn bã, ảnh hưởng xấu từ môi trường bên ngoài, v.v...). Có thể gọi những thành phần nầy là những phân tử sát thủ (executeur) để hủy hoại tế bào.

Bên cạnh những phường gian ác hiếu thắng, tế bào cũng có chứa những phân tử bảo vệ (protecteur) nhờ đó mà có thể ngăn chặn được tác hại của sát thủ khi đến tuổi sinh dục.

Cũng may trong tiến hóa, cơ thể giữ lại các phân tử bất hảo lại cho chính nó chớ không truyền sang cho các tế bào mầm (cellules germinales) hoặc cội nguồn của tế bào con (cellules filles).

Bỏ lại sau lưng nỗi khổ đau nhọc nhằn đắng cay của tế bào mẹ, tế bào con (noãn và tinh trùng) khởi đầu cuộc hành trình của mình từ zéro với một di sản hoàn toàn trong sáng và mới mẻ để tạo lập ra một con người mới.

Như vậy,tuổi già không phải chỉ là một sự sai lầm đáng tiếc của tạo hóa, nhưng đó cũng là một mặt trái của cuộc đời, một cái giá phải trả cho tất cả sai lầm của chúng ta trong quá khứ.

Sự lão hóa cũng có thể được xem như là phần đối kháng của hiện tuợng sinh dục (reproduction), chẳng khác nào các bậc cha mẹ phải chấp nhận gánh chịu tất cả lỗi lầm hay tội lỗi trên thế gian nầy, để mong cho con cháu có được một tương lai tươi sáng và huy hoàng trong một xã hội hoàn mỹ hơn...

Qua một cái nhìn khác, lão hóa có thể được xem như là hậu quả tất yếu của những lỗi lầm, và món nợ phải trả cho thời niên thiếu. Nếu nhìn một cách lạc quan hơn, thì tuổi già là kết tinh của tất cả các thành tích chớ không phải chỉ là những sai lầm trong quá khứ!
Bìa sách.